Suy giáp là một trong những rối loạn tuyến giáp thường gặp, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc. Vậy bệnh suy giáp là gì? Phụ nữ bị suy giáp nên làm thế nào để dễ mang thai? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy cùng benhbuouco.info tìm hiểu thông tin hữu ích có trong bài viết sau đây. 

Bệnh suy giáp là gì?

Tuyến giáp nằm phía trước cổ, có trọng lượng khoảng 10 - 20 gam. Đây là tuyến nội tiết lớn nhất, có chức năng sản xuất lưu trữ, giải phóng hormone triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4) vào máu, tham gia điều hòa sự trao đổi chất, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của một số cơ quan như hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa,... cũng như chuyển hóa các chất carbohydrate, chất béo, chất đạm,... Do đó, bất kỳ rối loạn nào xảy ra tại cơ quan này đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Vậy bệnh suy giáp là gì? Chuyên gia nội tiết cho biết, suy giáp là hội chứng chứ không phải một bệnh riêng biệt. Tuy nhiên, có thể do nhầm lẫn hoặc thói quen mà nhiều người thường hay gọi “bệnh suy giáp” thay vì hội chứng suy giáp để chỉ tình trạng chức năng tuyến giáp bị suy giảm, dẫn đến không sản xuất đủ hormone để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng suy giáp cao gấp 8 lần so với nam giới. Sau đây là một số dấu hiệu và triệu chứng suy giáp phổ biến:

- Cảm thấy mệt mỏi: Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh suy giáp là cảm giác mệt mỏi. Hormone tuyến giáp kiểm soát cân bằng năng lượng và có thể ảnh hưởng đến việc bạn cảm thấy sẵn sàng để thực hiện bất kỳ hoạt động nào trong cuộc sống.

- Tăng cân: Trên thực tế, trong một nghiên cứu, những người bị suy giáp mới được chẩn đoán đã tăng trung bình 7 - 14 kg trong năm kể từ khi phát hiện bệnh.

- Cảm thấy lạnh: Hormone tuyến giáp thấp làm chậm quá trình sản sinh nhiệt bình thường của cơ thể, khiến bạn bị lạnh.

- Yếu cơ: Nồng độ hormone tuyến giáp thấp làm chậm quá trình trao đổi chất của bạn và có thể khiến đau cơ bắp.

- Rụng tóc: Hormone tuyến giáp thấp ảnh hưởng đến các tế bào phát triển nhanh chóng như nang lông. Điều này có thể gây ra rụng tóc.

- Khó tập trung, suy giảm trí nhớ.

- Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.

- Táo bón.

>>> XEM THÊM: Bị u tuyến giáp có nên mổ không?

Suy giáp ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?

Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả hệ sinh sản. Điều này nghĩa là suy giáp có thể gây khó thụ thai. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 8 năm 2015 trên Tạp chí Journal of Pregnancy cho thấy, phụ nữ bị suy giáp ít có khả năng mang thai so với phụ nữ không mắc bệnh. Đó là bởi vì sự thiếu hụt hormone tuyến giáp làm cho buồng trứng sản xuất ít progesterone hơn, do đó, phụ nữ bị suy giáp có thể không rụng trứng hoặc rụng trứng không thường xuyên, điều này ảnh hưởng đến khả năng thụ thai - bác sĩ phụ khoa và bác sĩ nội tiết sinh sản tại Trung tâm Y tế UCLA ở Santa Monica, California cho biết.

Theo Tổ chức Tuyến giáp Canada, mặc dù ít gặp nhưng suy giáp cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới. Dựa trên đánh giá của nghiên cứu được công bố vào tháng 11 năm 2013 trên Frontiers in Endocrinology cho thấy, những người có tuyến giáp hoạt động kém thường giảm ham muốn tình dục và số lượng tinh trùng thấp. Ngoài ra, một số nguyên nhân tiềm ẩn của chứng suy giáp như bệnh tự miễn hay bất thường ở tuyến yên cũng có thể khiến phụ nữ bị vô sinh.

>>> XEM THÊM: Bệnh basedow ở nữ giới gây nên những ảnh hưởng gì?

Phụ nữ bị suy giáp nên làm gì để dễ mang thai?

Chuyên gia nội tiết cho biết, suy giáp có thể cải thiện và một khi mức hormone đã được đưa trở về bình thường thì người bệnh có thể mang thai. Điều trị bao gồm dùng hormone tuyến giáp tổng hợp ở dạng thuốc viên, thay đổi chế độ ăn uống kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thiên nhiên để giúp cân bằng hệ miễn dịch, tăng cường chức năng tuyến giáp và giảm thiểu những hệ quả của thuốc điều trị. Có thể mất khoảng 1 hoặc 2 tháng để mức hormone tuyến giáp của bạn trở lại bình thường. Khi bắt đầu dùng thuốc, bạn phải kiểm tra mức TSH (lượng hormone kích thích tuyến giáp) thường xuyên để đảm bảo nó vẫn đang trong mức cho phép.

Một khi đã mang thai, thì việc quan trọng tiếp theo bạn phải làm là duy trì lượng hormone tuyến giáp ở mức bình thường trong suốt thai kỳ. Bác sĩ có thể sẽ điều chỉnh liều thuốc của bạn để giữ lượng hormone TSH luôn trong tầm kiểm soát. Bạn sẽ cần phải được kiểm tra hormone TSH định kỳ trong suốt thai kỳ. Đa số các trường hợp, lượng hormone tuyến giáp suy giảm một chút sẽ không ảnh hưởng gì đến em bé hoặc đến thai kỳ của bạn. Tuy nhiên, suy giáp nặng có thể liên quan đến một số biến chứng, bao gồm sảy thai và ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Do vậy, việc tiếp tục uống thuốc và theo dõi thường xuyên trong suốt thai kỳ là rất quan trọng.

>>> XEM THÊM: Bướu đa nhân tuyến giáp có nguy hiểm không?

Biện pháp hỗ trợ điều trị suy giáp hiệu quả, an toàn từ thảo dược

Mục tiêu điều trị suy giáp trước mắt là khắc phục các triệu chứng của bệnh: Điều hòa lại nhịp tim, điều hòa thân nhiệt, ổn định trọng lượng cơ thể, ổn định nhu động ruột. Quan trọng hơn nữa, về lâu dài, cần phải tăng cường miễn dịch, chống sản xuất ra các kháng thể tự sinh, giúp điều hòa lại hormone tuyến giáp, làm ổn định nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể. Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp nói chung, nhược giáp nói riêng đang được giới chuyên gia đánh giá cao và nhận được phản hồi tích cực từ người dùng. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương.

Ngoài thành phần chính là hải tảo, Ích Giáp Vương còn chứa các thành phần khác như khổ sâm, ba chạc, bán biên liên, KI, MgCl2 có khả năng chống viêm, bảo vệ tuyến giáp khỏi các tác nhân có hại và giảm nhẹ triệu chứng của bệnh tuyến giáp:

- Chiết xuất hải tảo: Có tác dụng nhuyễn kiên (làm mềm u rắn), tiêu đờm, lợi thủy, tiết nhiệt. Vì vậy, hải tảo giúp làm mềm khối u trong các trường hợp bướu cổ (suy giáp trạng). Đồng thời, hoạt chất natri alginat và các thành phần đa đường chiết được trong hải tảo có tác dụng làm giảm cholesterol huyết, giảm các triệu chứng tăng cholesterol của bệnh nhân suy giáp. Đặc biệt, trong thành phần của hải tảo có chứa nhiều i-ốt giúp tăng cường miễn dịch, điều hòa hormone tuyến giáp, tăng cường sức khỏe tuyến giáp dùng cho cả trường hợp cường giáp và suy giáp.

- Cao khổ sâm nam: Vị đắng, hơi ngọt, hơi chát, tính mát. Khổ sâm nam có tác dụng sát khuẩn, thanh nhiệt, tiêu độc giúp giảm độc tính của các chất độc gây nên tình trạng nhiễm độc giáp, điều hòa miễn dịch, từ đó phòng ngừa các bệnh lý tuyến giáp.

- Cao bán biên liên: Vị cay, tính bình, quy vào các kinh tâm, tiểu trường, phế. Bán biên liên có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu thũng giúp giảm độc tính của các chất độc, các thuốc điều trị dễ gây nên tình trạng nhiễm độc giáp (thuốc hóa trị liệu).

- Cao ba chạc: Vị đắng, mùi thơm, tính lạnh. Ba chạc có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, tăng cường miễn dịch, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau. Ở Trung Quốc, lá ba chạc còn dùng ngoài chữa vết thương nhiễm khuẩn, viêm mủ da, áp xe, eczema; dùng trong chữa viêm họng, viêm amidan, ho,…

- Cao lá neem: Có tác dụng làm giảm nhịp tim, ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm tần số hô hấp, trương lực cơ, giảm huyết áp và hạ nhiệt, giúp cải thiện các triệu chứng của cường giáp, tăng cường hệ miễn dịch.

- I-ốt (dưới dạng Kali iodid và chiết xuất Hải tảo): I-ốt tham gia vào quá trình điều hòa sản xuất hormone T3, T4 của tuyến giáp theo cơ chế tự điều hòa, điều hòa hệ miễn dịch, giúp điều hòa hormone tuyến giáp, dùng được trong cả trường hợp cường giáp hoặc suy giáp.

- Magnesi (dưới dạng Magnesium lactate dihydrate): Là một phần quan trọng trong hoạt động của chức năng tim, có tác dụng làm giảm nhu cầu oxy của cơ tim, tăng cường chức năng tim, ổn định tim mạch, ổn định huyết áp.

Với công thức độc đáo này, Ích Giáp Vương là sự lựa chọn tốt nhất đối với người mắc các bệnh lý tuyến giáp như: Cường giáp, suy giáp, basedow,… Sản phẩm có thể được sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ.

Kinh nghiệm khắc phục bệnh tuyến giáp thành công

Rất nhiều người mắc bệnh tuyến giáp sau khi sử dụng sản phẩm Ích Giáp Vương và có phản hồi tích cực, điển hình là trường hợp của chị Phạm Thị Thanh Huyền (SĐT: 0975226585). Chị chia sẻ, tình trạng suy giáp khiến chị thở không ra hơi, lúc nào cũng cảm thấy như có người đang bóp cổ hoặc có sợi dây vô hình thít chặt vào cổ mình, vùng cổ cứng đờ, mệt đến nỗi không muốn thở, chỉ muốn ngất. Thế nhưng, sau khi biết đến Ích Giáp Vương, bệnh suy giáp của chị Huyền đã cải thiện một cách đáng kể. Hãy cùng theo dõi chi tiết câu chuyện của chị Huyền TẠI ĐÂY.

>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm kiểm soát các triệu chứng bệnh tuyến giáp hiệu quả TẠI ĐÂY. 

Đánh giá của chuyên gia

Để quý độc giả có cái nhìn chi tiết hơn về sản phẩm, xin mời lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn phân tích tác dụng của sản phẩm Ích Giáp Vương đối với bệnh tuyến giáp: 

>>> XEM THÊM: Đánh giá của chuyên gia khác về công dụng của Ích Giáp Vương trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh tuyến giáp TẠI ĐÂY.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp được băn khoăn: Bệnh suy giáp là gì và phụ nữ bị suy giáp nên làm thế nào để dễ mang thai? Hãy sử dụng Ích Giáp Vương ngay hôm nay để nâng cao sức khỏe tuyến giáp, bạn nhé!

Để được tư vấn cụ thể về vấn đề bệnh suy giáp là gì hay sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 0902207582 (ZALO/VIBER).

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh