U tuyến giáp là một trong những bệnh lý phổ biến hiện nay, thường xảy ra ở nữ giới. Nhiều người thắc mắc: Bị u tuyến giáp có nên mổ không? Làm thế nào khắc phục bệnh vừa hiệu quả mà lại an toàn? Để giải đáp cho vấn đề này, mời các bạn cùng benhbuouco.info tìm hiểu thông tin trong nội dung bài viết sau đây.

U tuyến giáp là gì?

U tuyến giáp là hiện tượng phát triển một khối mô hoặc tế bào tập trung trước cổ, dưới đáy họng, làm thay đổi hệ thống sức khỏe của tuyến giáp, đôi khi là chức năng của cả vùng, gây mất thẩm mỹ. U có thể chứa đơn nhân hoặc đa nhân. Trong đó, u đơn nhân là khối u chỉ có một nhân. Còn đa nhân là trường hợp u có nhiều nhân lớn và nhỏ rất khó thấy, phải nhờ đến siêu âm mới phát hiện được. Sự phát triển của các khối u này thường là do di chứng của viêm giáp hoặc phẫu thuật. Thành phần của u thường là chứa dịch hoặc đặc, trong đó, 75 – 85% là đặc.

U tuyến giáp gồm 2 loại là: Lành tính và ác tính. Tuy nhiên, trường hợp u ác chỉ có 4 - 7% mắc bệnh và nữ nhiều hơn nam.

- U tuyến giáp lành tính: Là trường hợp các u phát triển từ lớp tế bào lót mặt trong tuyến giáp, khối này đảm nhiệm chức năng như một cái nôi tạo hormone. Nếu tuyến giáp sản sinh ra quá nhiều hormone có thể gây ra cường giáp, nhưng nếu quá ít sẽ dẫn đến suy giáp. Nếu xuất hiện u lành làm rối loạn chức năng tuyến giáp thì phải sớm điều trị để tránh các biến chứng như viêm giáp.

- U tuyến giáp ác tính (hay còn gọi ung thư tuyến giáp): Căn bệnh này dường như cũng không còn xa lạ với nhiều người. U tuyến giáp ác tính rất nguy hiểm, tuy nhiên lại có tỷ lệ sống cao, khoảng 90 - 95%. Đến nay, các nhà khoa học vẫn còn băn khoăn trong việc xác định nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Có thể rút ra một số tác nhân gây bệnh như sau: Người từng tiếp xúc với hóa trị, xạ trị; Di chứng của viêm tuyến giáp hoặc phẫu thuật vùng cổ; Do hormone cơ thể biến đổi, miễn dịch yếu; Do di truyền,… Đa số ung thư tuyến giáp có thể điều trị khỏi bằng các can thiệp y tế phù hợp. Ung thư tuyến giáp thường xuất hiện dưới dạng các nhân nhỏ bên trong tuyến giáp.

>>> XEM THÊM: Bướu đa nhân tuyến giáp có nguy hiểm không?

Bị u tuyến giáp có nên mổ không?

Dù là ở thể lành tính, bệnh cũng đem lại rất nhiều phiền toái. Đầu tiên là về mặt thẩm mỹ, nếu u to ra sẽ khiến cổ bị phù, đồng thời gây chèn ép lên các cơ quan khác khiến cho người mắc gặp khó khăn trong hô hấp và nói chuyện. Lâu ngày, u có thể biến chứng gây viêm giáp, rối loạn chức năng tuyến giáp. Đối với thể ác tính là ung thư tuyến giáp thì các dấu hiệu cũng không rõ ràng. Khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn nhất định thường có một số biểu hiện cụ thể như: Khàn tiếng, nuốt khó, nổi hạch, u bám quanh cổ, đôi khi chảy máu và gây bội nhiễm. Vậy bị u tuyến giáp có nên mổ không?

Để đi đến quyết định có tiến hành phẫu thuật hay không, bác sĩ cần dựa trên nhiều yếu tố: Vị trí, kích thước, tính chất của khối u, thể trạng sức khỏe của bệnh nhân,… Đặc biệt, cần xác định chính xác đó là u lành tính hay ác tính.

Đối với khối u tuyến giáp lành tính, bệnh nhân thường được chỉ định điều trị như sau:

- Với khối u có kích thước nhỏ (đường kính từ 1 - 2 cm): Trường hợp này có thể chưa cần điều trị, chỉ cần khám và theo dõi, chọc xét nghiệm tế bào định kỳ hàng năm. Trong trường hợp khối u tăng kích thước nhanh hoặc xuất hiện tế bào ung thư, người mắc sẽ được chỉ định phẫu thuật.

- Nếu u tuyến giáp có đường kính 2 - 3 cm: Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng hormone tuyến giáp trong vòng ít nhất 6 tháng, sau đó kiểm tra, đánh giá lại. Nếu khối u nhỏ hơn so với trước (thường là u lành tính), sẽ tiếp tục điều trị và theo dõi, tái khám. Còn nếu khối u to lên hoặc không có dấu hiệu nhỏ đi, có thể sẽ phải phẫu thuật.

- Với khối u có kích thước trên 4 cm, gây sưng vùng cổ và chèn ép dẫn đến khó nuốt, khó thở thì bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật tuyến giáp.

Đối với các trường hợp u tuyến giáp ác tính, phương pháp phẫu thuật được chỉ định phổ biến hơn. Phẫu thuật cắt thùy tuyến giáp là lựa chọn đầu tiên của các bác sĩ để điều trị ung thư tuyến giáp biệt hóa (thể nhú hoặc nang) khi khối u còn nhỏ và không có dấu hiệu lây lan ra bên ngoài tuyến giáp. Tiên lượng sau mổ ung thư tuyến giáp khá tốt, đặc biệt là với bệnh nhân dưới 45 tuổi và có khối u kích thước nhỏ.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, khi phẫu thuật u tuyến giáp có thể xảy ra một số biến chứng, rủi ro nên bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ rồi mới đưa ra quyết định nên mổ hay không. Một số vấn đề có thể gặp phải sau mổ u tuyến giáp, bao gồm:

- Khàn tiếng tạm thời hoặc vĩnh viễn, thậm chí có thể gây mất tiếng nói do dây thần kinh thanh quản bị chấn thương.

- Bị tụt canxi do tuyến cận giáp tổn thương, rối loạn chức năng kiểm soát nồng độ canxi trong máu, dẫn đến nồng độ canxi xuống thấp, gây co thắt cơ bắp, bệnh nhân có biểu hiện tê tay và ngứa.

- Vết thương bị nhiễm trùng, chảy máu nhiều gây hình thành cục máu đông.

Do đó, bệnh nhân không nên lạm dụng phẫu thuật tuyến giáp, chỉ nên thực hiện trong trường hợp cần thiết.

Để giải thích lý do vì sao sau mổ tuyến giáp nhiều người thường mắc phải những bệnh lý khác, mời các bạn cùng lắng nghe chuyên gia Nguyễn Hồng Hải phân tích cụ thể trong video sau:

>>> XEM THÊM: Người bị bướu cổ đơn thuần kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Biện pháp khắc phục u tuyến giáp hiệu quả, an toàn bằng sản phẩm thiên nhiên

Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm thảo dược để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp nói chung và u tuyến giáp nói riêng đang được giới chuyên gia đánh giá cao. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương.

Ích Giáp Vương có thành phần chính là hải tảo – một trong những loại rong biển đã được biết đến với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của tuyến giáp. Hải tảo giúp nhuyễn kiên, tức là làm tiêu khối u bướu. Sản phẩm còn chứa các thành phần khác như: Cao bán biên liên, khổ sâm, ba chạc, cao neem,... giúp giảm các triệu chứng cũng như hạn chế tác dụng của các phương pháp điều trị tây y; từ đó nâng cao sức khỏe tuyến giáp và thể trạng người mắc u tuyến giáp. Ích Giáp Vương có nguồn gốc từ thiên nhiên nên không gây tác dụng phụ, kể cả khi sử dụng lâu dài.

Kinh nghiệm khắc phục bệnh tuyến giáp thành công

Ông Đặng Đức Tạ, sinh năm 1935, ở số nhà 47 đường An Ninh, khu dân cư Thái Hòa 1, phường Sao Đỏ, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương (SĐT: 0961656028)

Ông Tạ bị cường giáp đã 4 năm. Do không để ý, ông Tạ cứ nghĩ mình chỉ bị cao huyết áp nên căn bệnh cường giáp cứ thế tiến triển. May mắn thay, một lần tình cờ lên mạng, ông tìm thấy một sản phẩm mang tên Ích Giáp Vương đã được nhiều người mắc bệnh tuyến giáp như ông sử dụng cho hiệu quả tích cực nên mua về dùng thử. Thật bất ngờ, chỉ sau gần 2 tháng sử dụng Ích Giáp Vương, tình trạng cường giáp của ông Tạ đã cải thiện một cách đáng kể. Mời các bạn theo dõi chi tiết chia sẻ của ông trong video sau:

>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm cải thiện bệnh tuyến giáp của những người khác TẠI ĐÂY

Phân tích của chuyên gia

Mời các bạn cùng lắng nghe chuyên gia Doãn Thị Hương phân tích về tác dụng của Ích Giáp Vương đối với bệnh lý tuyến giáp trong video sau đây:

>>> XEM THÊM: Đánh giá của chuyên gia khác về công dụng của Ích Giáp Vương TẠI ĐÂY.

Hy vọng rằng, với thông tin bài viết chia sẻ, độc giả đã giải đáp được băn khoăn: Bị u tuyến giáp có nên mổ không? Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đưa ra phương án hỗ trợ điều trị hiệu quả, an toàn bằng sản phẩm thiên nhiên. Để nâng cao sức khỏe tuyến giáp, đừng quên sử dụng Ích Giáp Vương mỗi ngày, bạn nhé! 

Để được tư vấn cụ thể về vấn đề bị u tuyến giáp có nên mổ không hay sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 0902207582 (ZALO/VIBER).

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh