Ngày nay, bệnh tuyến giáp đã trở nên khá phổ biến và ngày càng gia tăng. Do vậy, việc thực hiện xét nghiệm chức năng tuyến giáp, kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm là cách tốt nhất phát hiện những thay đổi bất thường của cơ thể. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa các xét nghiệm chức năng tuyến giáp, mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Tuyến giáp có vai trò như thế nào?

Tuyến giáp sản xuất ba loại hormone và phóng thích vào máu. Hai trong số chúng, còn được gọi là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể. Loại hormone còn lại giúp kiểm soát lượng canxi trong máu. Để sản xuất ra T3 và T4, tuyến giáp cần iod, một chất được tìm thấy trong thực phẩm chúng ta ăn. Các hormone hoạt động như là chất dẫn truyền, điều hòa hoạt động tế bào và các mô cơ quan, ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể và nồng độ của một số khoáng chất trong máu. Khi cảm nhận nồng độ T3 và T4 giảm, hoặc tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể thấp, vùng dưới đồi sẽ truyền tín hiệu cho tuyến yên tiết ra hormone kích thích tuyến giáp TSH.

 Tuyến giáp có vai trò sản xuất hormone tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể

Tuyến giáp có vai trò sản xuất hormone tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể

TSH kích thích tuyến giáp sản xuất nhiều T3, T4 và giải phóng vào máu, giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất của các tế bào trong cơ thể. Khi nồng độ của hormone T3 cao sẽ truyền tín hiệu về vùng dưới đồi và tuyến yên làm tạm ngưng tiết ra TSH. Đồng thời, tuyến giáp cũng tạm ngưng quá trình sản xuất T3, T4. Hệ thống này đảm bảo rằng T3 và T4 chỉ được sản xuất khi nồng độ của chúng trong máu quá thấp.

>>> XEM THÊM: Trẻ bị bệnh suy giáp bẩm sinh có phát triển bình thường được không?

Các bệnh tuyến giáp thường gặp là gì?

Nếu bạn thấy thường xuyên xuất hiện các triệu chứng như: Khó chịu trong cổ, nuốt khó, khàn giọng, ho dai dẳng,... thì nên cân nhắc đi xét nghiệm chức năng tuyến giáp càng sớm càng tốt. Thông thường khi kiểm tra nội tiết, bác sĩ sẽ chỉ định khám và làm xét nghiệm cần thiết để tầm soát. Các rối loạn chức năng tuyến giáp thường có biểu hiện lâm sàng như:

- Cường giáp: Đây là tình trạng sản xuất quá mức hormone của tuyến giáp, có biểu hiện: Ăn nhiều nhưng không tăng cân, thể trạng luôn gầy, huyết áp tăng, tay run, da ẩm, đổ mồ hôi nhiều; mạch đập nhanh, tim đập nhanh; không chịu được thời tiết nóng; mắt lồi;…

 Cường giáp là một trong những rối loạn chức năng tuyến giáp thường gặp

Cường giáp là một trong những rối loạn chức năng tuyến giáp thường gặp

- Suy giáp (nhược giáp): Là kết quả của tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone đáp ứng nhu cầu của cơ thể, các biểu hiện gồm có: Ăn ít hoặc chế độ ăn bình thường nhưng vẫn tăng cân; giảm nhu động ruột dẫn đến táo bón thường xuyên; giảm nhịp tim, giảm cung lượng tim; huyết áp có thể tăng hoặc giảm; giảm chức năng thận; trầm cảm;…

- Bướu cổ: Là sự phì đại của tuyến giáp do nhiều nguyên nhân. Bướu cổ có thể liên quan đến cường giáp, suy giáp hoặc chức năng tuyến giáp vẫn bình thường.

>>> XEM THÊM: Bướu nhân thùy phải tuyến giáp có nguy hiểm không?

Ý nghĩa của các xét nghiệm tuyến giáp thường gặp là gì?

Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp có thể được chỉ định khi một người có dấu hiệu và triệu chứng của cường giáp hoặc suy giáp và/hoặc một người có tuyến giáp hay hạch tuyến giáp phát triển. Các xét nghiệm này cũng có thể được chỉ định theo định kỳ khi bệnh nhân đang điều trị rối loạn tuyến giáp.

Xét nghiệm hình ảnh

Hiện nay, rất nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể được sử dụng để xác định nguồn gốc, nguyên nhân gây ra các bệnh ở tuyến giáp. Bác sĩ có thể chỉ định một hoặc một vài xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh nếu kết quả thử máu của bạn có dấu hiệu bất thường. Một số loại xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh bao gồm:

- Siêu âm: Siêu âm là cách dùng sóng siêu âm lan truyền tới các cơ quan nội tạng và thu về tín hiệu phản hồi dưới dạng hình ảnh tái hiện cấu trúc của các cơ quan đó. Những hình ảnh này có thể giúp bác sĩ xem xét các mô trong tuyến giáp, đồng thời có thể giúp quan sát được hạch, u nang hay khối vôi hóa trong tuyến giáp. Tuy nhiên phương pháp siêu âm không giúp phân biệt được u lành tính và u ác tính.

Siêu âm tuyến giáp 

Siêu âm tuyến giáp

- Chụp cắt lớp (CT): Chụp CT, dù dưới dạng tương phản hay không, có thể giúp quan sát mô của các bướu lớn. Phương pháp này cũng có thể giúp phát hiện hạch tuyến giáp ở những người sử dụng phương pháp này để chẩn đoán bệnh khác.

- Chụp tuyến giáp sử dụng độ hấp thụ iod phóng xạ (RAIU): Đây là phương pháp xét nghiệm hình ảnh hạt nhân sử dụng iod phóng xạ để đánh giá cấu trúc và hoạt động của tuyến giáp. Phương pháp này có thể được sử dụng để kiểm tra hoạt động của một hạch giáp hoặc để chẩn đoán cường giáp.

Xét nghiệm máu

Đây là phương pháp tốt nhất để đánh giá chức năng tuyến giáp, bao gồm các xét nghiệm: TSH, T3, FT3, T4, FT4 hoặc một số kháng thể kháng tuyến giáp như Anti TG, Anti TPO.

- Hormone điều hòa chức năng tuyến giáp (TSH): Đây thường là bước đầu tiên trong chẩn đoán các vấn đề liên quan đến tuyến giáp. Xét nghiệm máu để kiểm tra TSH là cách chính xác nhất để chẩn đoán suy giáp và cường giáp. Giá trị TSH bình thường là từ 0,4 đến 4 mIU/L (milli-đơn vị quốc tế mỗi lít). Nồng độ TSH thấp hơn tiêu chuẩn biểu thị cường giáp, trong khi đó nồng độ TSH cao hơn tiêu chuẩn biểu thị cho sự kém hoạt động của tuyến giáp, tức là chứng suy giáp. Nếu bạn nhận được kết quả bất thường sau khi xét nghiệm TSH, bác sĩ có thể sẽ thực hiện thêm các xét nghiệm khác để xác định được nguyên nhân của sự bất thường đó.

 Xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ hormone kích thích tuyến giáp

Xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ hormone kích thích tuyến giáp

- Thyroxine (T4): Giá trị T4 bình thường trong máu là T4 60-140 nmol/L. Có thể xác định suy giáp trong trường hợp kết quả thử máu cho thấy nồng độ hormone T4 thấp hơn mức chuẩn, ngược lại, nồng độ cao hormone này tương đương với hội chứng cường giáp.

- Triiodothyronine (T3): Kiểm tra nồng độ T3 trong máu cũng có thể cung cấp thêm thông tin trong chẩn đoán hội chứng cường giáp. Nồng độ T3 bình thường trong máu là 1,1-2,7 nmol/L, hàm lượng T3 trong máu cao hơn mức này có thể cho biết rằng bạn mắc cường giáp. Khác với trường hợp kiểm tra hormone T4 ở trên, xét nghiệm hormone T3 không có ý nghĩa trong xác định suy giáp.

- Xét nghiệm kháng thể tuyến giáp: Hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra các kháng thể để chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Nhưng đôi khi những kháng thể đó tấn công các mô của cơ thể. Đây được gọi là phản ứng tự miễn dịch. Các kháng thể phá hủy mô tuyến giáp có thể dẫn đến suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém). Ngược lại, các kháng thể làm cho các tế bào sản xuất hormone tuyến giáp có thể dẫn đến cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức). Việc thực hiện xét nghiệm kháng thể tuyến giáp có mục đích đo mức kháng thể có thể phá hủy mô tuyến giáp hoặc làm cho các tế bào sản xuất hormone tuyến giáp. Những xét nghiệm này được thực hiện sau khi đã làm xét nghiệm hormone tuyến giáp để tìm ra nguyên nhân của mức độ hormone tuyến giáp cao hay thấp.

Các xét nghiệm sau đây có thể được thực hiện:

+ Kháng thể kháng peroxidase tuyến giáp: Điều này có thể cho thấy viêm tuyến giáp Hashimoto – nguyên nhân chính gây nên hội chứng suy giáp.

+ Kháng thể kháng thyroglobulin: Điều này cũng được sử dụng để tìm kiếm viêm tuyến giáp Hashimoto và để xem liệu suy giáp nhẹ có thể trở nên tồi tệ hơn. Nó cũng có thể được sử dụng để xem xét nghiệm thyroglobulin được thực hiện trong quá trình điều trị ung thư tuyến giáp có chính xác hay không.

+ Kháng thể kích thích tuyến giáp: Xét nghiệm này có thể giúp khẳng định bạn có mắc bệnh graves hay không. Và đây cũng chính là nguyên nhân thường gặp nhất ở những người mắc hội chứng cường giáp. Bệnh graves xảy ra do sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch, khiến cho cơ thể sinh ra các kháng thể giống với chất chủ vận của hormone kích thích tuyến giáp TSH, làm cho tuyến giáp hoạt động quá mức, phình to ra, hình thành khối bướu ở cổ. Hơn nữa, hormone được sản xuất ra quá nhiều so với nhu cầu, gây ra cường giáp.

Xem xét việc chọc hút sinh thiết bằng kim nhỏ (FNA) nếu cần thiết

Việc sử dụng hình ảnh khó có thể khẳng định được rằng liệu phát triển bất thường của một mô có phải là do ung thư hay không, vì thế, bác sĩ có thể yêu cầu chọc hút sinh thiết để xác định xem một hạch tuyến giáp là lành tính (không dẫn tới ung thư) hay ác tính (dẫn tới ung thư) .

Khi thực hiện phương pháp này, một kim nhỏ gắn với ống tiêm sẽ được đưa vào hạch tuyến giáp nhờ vào hình ảnh siêu âm. Các mẫu tế bào của hạch này sẽ được hút vào ống tiêm và mang đi phân tích.

Tế bào sẽ được quan sát dưới kính hiển vi bởi một chuyên gia chuyên nghiên cứu về bệnh để xác định xem tế bào đó có phải là tế bào ung thư hay không.

>>> XEM THÊM: Bị bướu basedow có mổ được không?

Thực hiện các xét nghiệm chức năng tuyến giáp ở đâu thì tốt?

Hiện nay, hầu hết các bệnh viện đa khoa lớn đều có đội ngũ bác sĩ chuyên về nội tiết. Nếu có nhu cầu thực hiện các xét nghiệm chức năng tuyến giáp, bạn có thể tham khảo những địa chỉ dưới đây:

Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Bệnh viện Nội tiết Trung ương có rất nhiều bác sĩ chuyên khoa trong ngành Nội tiết và Rối loạn chuyển hóa. Với hơn 50 năm phát triển, bệnh viện ngày càng được nhiều người lựa chọn đến khám chữa bệnh.

 Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Địa chỉ khám bệnh:

Cơ sở 1: Ngõ 215 Ngọc Hồi - Tứ Hiệp - Thanh Trì.

Cơ sở 2: Số 80 ngõ 82 Yên Lãng - Đống Đa.

Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai

Khoa Nội Tiết – Bệnh viện Bạch Mai được hình thành từ năm 1973. Đây là đơn vị chuyên khoa đầu ngành về các rối loạn nội tiết, chuyển hóa nói chung và bệnh tuyến giáp nói riêng.

Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.

Bệnh viện Ung bướu Hà Nội

Bệnh viện Ung bướu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa ung thư hàng đầu. Bệnh viện chuyên tiếp nhận điều trị bệnh nhân mắc u, ung thư trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận từ miền Trung trở ra. Trang thiết bị của bệnh viện khá hiện đại và đủ tiêu chuẩn để thực hiện các phương pháp điều trị liên quan đến bệnh lý tuyến giáp.

Địa chỉ: 42A Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

Là bệnh viện công lập nổi tiếng gồm 3 cơ sở chính tại TP.HCM, bệnh viện Đại học Y dược hiện có hơn 1000 giường bệnh, 17 phòng mổ hiện đại và 60 phòng khám ngoại trú cùng đội ngũ bác sĩ giỏi trong lĩnh vực tuyến giáp.

Địa chỉ khám bệnh: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP.HCM.

Bệnh viện Ung bướu TP.HCM

Với hệ thống trang thiết bị và cơ sở y tế hiện đại, bệnh viện ung bướu TP.HCM đã trở thành địa chỉ khám bệnh tuyến giáp được nhiều người tin tưởng.

Địa chỉ khám bệnh: Số 3 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, TP.HCM.

>>> XEM THÊM: Người bị bướu giáp nhân kiêng ăn gì để nhanh chóng hồi phục?

Biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp hiệu quả, an toàn từ sản phẩm thiên nhiên

Chuyên gia nội tiết cho biết, các bệnh tuyến giáp thường gặp như cường giáp, suy giáp, bướu cổ,… tuy gây ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp nhưng nguyên nhân sâu xa lại không nằm ở cơ quan nội tiết này mà có liên quan đến sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch. Vì thế, mục tiêu điều trị trước mắt là giảm các triệu chứng mệt mỏi, suy nhược, giảm phì đại tuyến giáp, điều hòa hormone tuyến giáp,... Về lâu dài thì cần phải nâng cao miễn dịch, tăng cường chức năng tuyến giáp, ngăn ngừa tái phát. Các biện pháp điều trị theo tây y hiện nay chủ yếu giảm triệu chứng chứ chưa tác động được vào gốc rễ của bệnh đó là điều hòa hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe cho cơ thể và chống tái phát. Hiểu được điều này, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và bào chế ra thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương đáp ứng đầy đủ các mục tiêu trên. 

 Ích Giáp Vương – Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người mắc bệnh tuyến giáp

Ích Giáp Vương – Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người mắc bệnh tuyến giáp

Sản phẩm Ích Giáp Vương chứa thành phần chính là chiết xuất hải tảo, kết hợp cùng các vị thuốc khác như cao khổ sâm nam, cao bán biên liên, cao ba chạc, cao lá neem, kali iodid (KI) và magnesi (dưới dạng magnesium lactate dihydrate) giúp hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp an toàn, hiệu quả, không gây đau đớn. Cụ thể:

- Chiết xuất hải tảo: Hải tảo chứa nhiều thành phần như natri alginate, chất béo, đường, sắt,… Đặc biệt, đây là thực phẩm rất giàu nguyên tố vi lượng iod cần thiết cho sức khỏe và sự hoạt động bình thường của tuyến giáp, giúp tăng cường công năng miễn dịch của cơ thể, chống suy giảm bạch cầu, chống phóng xạ, giảm cholesterol máu, chống oxy hóa và thải trừ các gốc tự do, chống khối u và ung thư,… Theo nghiên cứu hiện đại, hoạt chất natri alginate và các thành phần đa đường chiết xuất được trong hải tảo có tác dụng làm giảm cholesterol huyết, do đó giúp giảm triệu chứng tăng cholesterol của người bị suy giáp. Trong hải tảo còn chứa các thành phần hoạt chất sinh học giúp hạ huyết áp, giảm triệu chứng tăng huyết áp ở bệnh nhân cường giáp và thậm chí tiêu diệt những gốc tự do có thể gây ung thư tuyến giáp. Theo đông y, hải tảo có vị đắng, mặn, tính hàn, quy vào các kinh: Phế, tỳ, thận. Do có tác dụng nhuyễn kiên, tiêu đờm, lợi thủy, tiết nhiệt nên hải tảo giúp làm mềm khối bướu cổ.

- Cao khổ sâm nam: Vị thuốc này rất tốt cho hệ tim mạch, được dùng chủ yếu để chống rối loạn nhịp tim, làm giảm kích thích cơ tim ở người bị bướu cổ cường giáp. Ngoài ra, hợp chất polysaccharide (SFPW1) có trong khổ sâm nam còn giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Lá cây khổ sâm nam thường sử dụng để điều trị các bệnh về đường ruột, vì thế giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy ở bệnh nhân cường giáp. 

- Cao bán biên liên: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, tiêu thũng, giúp giảm độc tính của các chất độc và thuốc điều trị dễ gây nên tình trạng nhiễm độc giáp (thuốc hóa trị liệu).

- Cao ba chạc: Trong đông y, ba chạc có tác dụng giải nhiệt, giảm đau, giải độc, trừ thấp, trị ngứa. Một số công trình nghiên cứu từ y học hiện đại cũng cho thấy, vị thuốc này có thể giúp hạ cholesterol, ổn định huyết áp cho người mắc các rối loạn về tuyến giáp, đặc biệt là suy giáp và cường giáp. Ngoài ra, ba chạc còn có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

- Cao lá neem: Có tác dụng làm giảm nhịp tim, ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm tần số hô hấp, trương lực cơ, giảm huyết áp và hạ nhiệt, giúp cải thiện các triệu chứng của cường giáp, tăng cường hệ miễn dịch. Y học cổ truyền đã sử dụng lá neem như thần dược để điều trị bệnh ung thư trong nhiều thế kỷ. Các thành phần như nimbolide và azadirachtin trong lá neem được cho là có đặc tính chống ung thư - nó có khả năng gây chết tế bào già, lỗi, lạ ức chế tăng sinh tế bào và tăng phản ứng miễn dịch chống lại các tế bào khối u.  

- Iod (dưới dạng kali iodid và chiết xuất hải tảo): Iod tham gia vào quá trình sản xuất hormone T3, T4 của tuyến giáp theo cơ chế tự điều hòa, giúp tăng cường chức năng tuyến giáp, ổn định nồng độ hormone, dùng được trong cả trường hợp cường giáp hoặc suy giáp.

- Magnesi (dưới dạng magnesium lactate dihydrate): Là một phần quan trọng trong hoạt động của chức năng tim, có tác dụng làm giảm nhu cầu oxy của cơ tim, tăng cường chức năng tim, ổn định tim mạch, huyết áp. Theo nghiên cứu từ tạp chí American Heart Association (Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ) được thực hiện trên 9.820 người có độ tuổi trung bình 65,1 tuổi, theo dõi trong 7 - 8 năm cho thấy, nồng độ magnesi huyết thanh thấp có liên quan đến nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. 

Qua những phân tích trên đây, có thể thấy rằng, sản phẩm Ích Giáp Vương có chứa các thành phần giúp tác động trực tiếp vào nguyên nhân xâu xa là nhằm điều hòa hệ miễn dịch cho cơ thể như cao lá neem, hải tảo, kali iodid, magnesi do đó tác động vào cơ chế chung của cường giáp và suy giáp. Bên cạnh đó, các thành phần như khổ sâm nam, bán biên liên, ba chạc giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh, từ đó giúp ổn định nhịp tim, huyết áp của bệnh nhân cường giáp và suy giáp. Do vậy, đây được coi là giải pháp an toàn, hiệu quả giúp khắc phục các vấn đề bất thường tại tuyến giáp, không chỉ cải thiện triệu chứng mà còn giải quyết được nguyên nhân sâu xa gây bệnh, từ đó giúp nâng cao sức khỏe toàn trạng cho người mắc, phòng ngừa được nguy cơ tái phát cũng như các biến chứng nghiêm trọng.

Bài viết trên đây đã giúp quý độc giả giải đáp được băn khoăn ý nghĩa của các xét nghiệm chức năng tuyến giáp thường gặp. Để nâng cao sức khỏe tuyến giáp, hãy sử dụng Ích Giáp Vương ngay hôm nay, bạn nhé!

Kinh nghiệm khắc phục bệnh tuyến giáp hiệu quả sau khi sử dụng Ích Giáp Vương

Bà Dương Thị Hiệu (64 tuổi ở số 2, ngõ 39 phố Ngọc Trì, tổ 11, Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội, SĐT: 0915522412) bị bướu cổ đơn thuần từ thuở thanh niên nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên không được điều trị, khối bướu ngày càng to ra, cúi xuống là xệ cổ. Bà Hiệu sống chung với bướu cổ hơn 40 năm trời và đã phải chịu đựng khá nhiều ảnh hưởng của bệnh nhất là về mặt thẩm mỹ. Nhưng thật may mắn khi bà tình cờ biết đến sản phẩm Ích Giáp Vương. Sau 6 tháng sử dụng sản phẩm này, khối bướu cổ của bà đã xẹp đi đáng kể. Hãy cùng lắng nghe chi tiết chia sẻ của bà Hiệu trong video này nhé.

>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm khắc phục bướu tuyến giáp của người khác TẠI ĐÂY.

Đánh giá của chuyên gia

Mời các bạn cùng lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn phân tích về những lợi ích của việc sử dụng sản phẩm Ích Giáp Vương đối với người bị bệnh tuyến giáp trong nội dung video sau: 

>>> XEM THÊM: Chuyên gia Nguyễn Huy Cường phân tích 2 ưu điểm nổi bật của Ích Giáp Vương với bệnh lý tuyến giáp TẠI ĐÂY

Để được tư vấn về các bệnh tuyến giáp như: Bướu cổ, cường giáp, basedow, suy giáp, viêm tuyến giáp, u tuyến giáp,... và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 hoặc nhắn tin (Zalo/Viber) vào số hotline: 0902207582.

Tuệ An

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh