Bệnh suy giáp bẩm sinh gặp ở trẻ ngay từ khi mới chào đời. Bệnh không có triệu chứng rõ ràng nên các bậc cha mẹ thường chủ quan, không cho trẻ đi khám và có hướng điều trị sớm. Phương pháp chẩn đoán suy giáp bẩm sinh là sàng lọc sau sinh. Vậy suy giáp trạng bẩm sinh là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào?
Bệnh suy giáp bẩm sinh và những điều cần biết
Tuyến giáp nằm ở trước cổ, có vai trò sản xuất hormone tuyến giáp. Hai hormone chính là T4 (thyroxine) chiếm 90% tổng lượng hormone mà tuyến giáp tiết ra và T3 (triiodothyronine) chỉ chiếm 10%. Hormone tuyến giáp rất cần cho sự phát triển não của trẻ sơ sinh và sự tăng trưởng bình thường của cơ thể.
Bệnh tuyến giáp là sự rối loạn về cấu trúc hoặc chức năng của tuyến giáp. Suy giáp là một bệnh lý phổ biến và suy giáp bẩm sinh cũng là tình trạng không quá hiếm gặp. Vậy suy giáp bẩm sinh là gì? Nguyên nhân và triệu chứng ra sao? Điều trị bằng cách nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu về các vấn đề này trong phần dưới đây của bài viết nhé!
Bệnh suy giáp bẩm sinh là gì?
Suy giáp bẩm sinh là hậu quả của một tuyến giáp hoạt động kém hoặc không có tuyến giáp ngay từ lúc mới sinh. Trẻ bị suy giáp bẩm sinh sẽ không thể sản xuất đủ hormone đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Ở nước Anh, cứ 2000 – 3000 trẻ sinh ra thì có một trẻ bị bệnh suy giáp bẩm sinh.
Nguyên nhân gây suy giáp bẩm sinh là gì?
Sự phát triển của tuyến giáp ở trẻ nhỏ bắt đầu từ rất sớm, ngay khi còn nằm trong bụng mẹ. Tuyến giáp bắt đầu hình thành từ mặt sau của lưỡi, sau đó di chuyển đến phía trước phần cổ dưới sau khi thai được 8 tuần tuổi. Ở một số trẻ, tuyến giáp không phát triển đúng hoặc di chuyển sai vị trí sẽ gây bệnh suy giáp bẩm sinh. Tuy nhiên, loại suy giáp bẩm sinh này thường ít gặp, các bé gái bị mắc nhiều hơn các bé trai.
Còn một loại suy giáp bẩm sinh khác có nguyên nhân không phải do tuyến giáp hình thành sai vị trí. Khi tuyến giáp phát triển và di chuyển đến đúng vị trí của nó, nhưng sự sản xuất hormone lại suy giảm sẽ gây bệnh suy giáp bẩm sinh. Nguyên nhân gây ra thể suy giáp bẩm sinh này là do di truyền một gen CHT đột biến (CHT – Congenital Hypothyroidism) từ bố hoặc mẹ. Thể suy giáp bẩm sinh này có thể gặp ở cả anh chị em của trẻ bị bệnh. Tỷ lệ bé nữ bị bệnh so với bé nam là như nhau.
Suy giáp bẩm sinh gặp ở bé nữ nhiều hơn bé trai
Làm thế nào để phát hiện bệnh suy giáp bẩm sinh
Hầu hết trẻ sinh ra bị suy giáp bẩm sinh trông bình thường như những đứa trẻ khác và đa số không có triệu chứng rõ ràng. Đó là lý do tại sao, trẻ nên được khám sàng lọc sau sinh để kiểm tra chức năng tuyến giáp. Điều này giúp chẩn đoán suy giáp bẩm sinh sớm ngay cả khi trẻ mới được sinh ra và chưa có biểu hiện nào của bệnh.
Một số trẻ bị suy giáp bẩm sinh có thể ngủ nhiều hơn hoặc quấy khóc khi ăn. Tuy nhiên, các dấu hiệu này không giúp ích nhiều trong chẩn đoán vì đa số trẻ mới sinh đều có những biểu hiện này. Điều này càng khẳng định vai trò quan trọng của việc sàng lọc bệnh suy giáp bẩm sinh ở những trẻ mới sinh.
Da của một số trẻ suy giáp có thể bị vàng. Các triệu chứng muộn của suy giáp bao gồm táo bón, trương lực cơ yếu, thân nhiệt thấp, chậm lớn.
Bệnh suy giáp bẩm sinh khi không được điều trị có thể gây hậu quả đến sự phát triển của não bộ. Trẻ có thể bị đần độn, trí tuệ thấp, ảnh hưởng đến việc học tập sau này.
Với kỹ thuật sàng lọc sau sinh, bé sẽ được làm xét nghiệm máu khi được 5 ngày tuổi. Để chẩn đoán suy giáp bẩm sinh, đứa trẻ sẽ được đo nồng độ hormone TSH (thyroid stimulating hormone). TSH được sản xuất bởi não, có vai trò điều hòa tuyến giáp tiết hormone. Khi nồng độ hormone tuyến giáp thấp, não sẽ sản xuất nhiều TSH để kích thích tuyến giáp tăng sản xuất T4. Vì vậy, nồng độ TSH trong máu cao sẽ chỉ điểm cho bệnh suy giáp bẩm sinh.
Cách điều trị bệnh suy giáp bẩm sinh
Phương pháp điều trị suy giáp bẩm sinh là uống levothyroxine. Liều lượng levothyroxine sẽ tùy thuộc vào cân nặng của trẻ và sẽ cần phải điều chỉnh thường xuyên. Việc điều chỉnh sẽ dựa trên xét nghiệm đo nồng độ hormone tuyến giáp và TSH trong máu. Kiểm tra chức năng tuyến giáp định kỳ sẽ được tiến hành thường xuyên vào mỗi tuần trong tháng đầu đời của trẻ và 6 tháng một lần về sau. Trẻ bị suy giáp bẩm sinh sẽ được bổ sung hormone T4 chứ không phải T3 để não phát triển bình thường.
Levothyroxine có hai dạng bào chế là dung dịch và viên nén. Khi trẻ chưa uống được dạng viên, có thể cho trẻ dùng dạng dung dịch hoặc bẻ viên nén ra hòa tan cùng nước hoặc sữa.
Khi liều lượng của levothyroxine quá cao so với nhu cầu cơ thể, trẻ có thể gặp một số triệu chứng của cường giáp như tiêu chảy, sụt cân, quấy khóc, ngủ ít, phát triển nhanh. Nếu liều levothyroxine chưa đủ, trẻ có thể biểu hiện một số triệu chứng của suy giáp như táo bón, thân nhiệt thấp, tăng cân, chậm phát triển.
>>>Xem thêm: Trẻ 2 tuổi bị suy giáp bẩm sinh có ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ không?
Kiểm soát suy giáp bẩm sinh an toàn nhờ sản phẩm thảo dược
Như vậy, bệnh suy giáp bẩm sinh có thể được chẩn đoán sớm bằng kỹ thuật sàng lọc sau sinh. Việc phát hiện muộn sẽ dẫn đến điều trị không kịp thời, trẻ sẽ bị chậm phát triển cả về thể lực và trí tuệ. Do đó, nếu nghi ngờ con bạn có bất cứ dấu hiệu nào của suy giáp, hãy cho trẻ đi khám để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Bên cạnh việc dùng thuốc levothyroxine, các chuyên gia y tế khuyến cáo nên sử dụng kết hợp sản phẩm thảo dược, điển hình là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương cho trẻ bị suy giáp. Đây là một sản phẩm được bào chế từ các vị thảo dược quý như hải tảo (thành phần chính), khổ sâm, ba chạc, bán biên liên, cao neem và KI, MgCl2. Hải tảo là một loại rong biển với rất nhiều công dụng: Bổ sung iod cho cơ thể, điều hòa hệ miễn dịch, tác dụng nhuyễn kiên nên làm mềm, tiêu khối bướu cổ. Các thành phần khác như khổ sâm, ba chạc, cao neem,… giúp làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh suy giáp và điều hòa tiết hormone. Ích Giáp Vương có nguồn gốc từ thảo dược nên rất an toàn khi sử dụng cho trẻ em, với các bé chưa nuốt được cả viên nén thì các bậc cha mẹ có thể nghiền nát cho trẻ sử dụng.
Cảm nhận khách hàng
Điển hình là trường hợp của bà Dương Thị Hiệu (SĐT: 0915522412) đã kiểm soát hiệu quả bướu cổ bằng sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương. Hãy cùng xem chi tiết chia sẻ của bà Hiệu TẠI ĐÂY.
>>>Xem thêm: Người bị suy giáp đã đẩy lùi thành công tình trạng của họ TẠI ĐÂY
Tư vấn của chuyên gia
Để biết được về vấn đề: Bệnh suy giáp bẩm sinh có chữa được không, xin mời lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn phân tích trong video dưới đây:
Qua thông tin mà bài viết chia sẻ, các bạn đã biết được những kiến thức bổ ích về bệnh suy giáp trạng bẩm sinh. Đồng thời, bài viết còn đưa ra giải pháp an toàn, hữu hiệu giúp kiểm soát suy giáp từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương. Hãy cho trẻ dùng Ích Giáp Vương ngay từ bây giờ để cải thiện tình trạng suy giáp hiệu quả, bạn nhé!
Để được tư vấn về bệnh suy giáp bẩm sinh hoặc tìm hiểu thêm về sản phẩm Ích Giáp Vương, bạn vui lòng liên hệ tổng đài: 0902207582 (ZALO/VIBER).