Viêm tuyến giáp là một nhóm bệnh gây tổn thương tuyến giáp có thể do nhiễm trùng hoặc quá trình viêm xảy ra trên tuyến giáp bình thường. Các loại viêm tuyến giáp thường gặp đó là viêm tuyến tuyến giáp cấp, bán cấp, viêm tuyến giáp không đau, bệnh Hashimoto và viêm tuyến giáp hóa sợi. Bài viết này sẽ trình bày về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng cũng như tiến triển của các loại viêm tuyến giáp này.

Các loại viêm tuyến giáp

Viêm tuyến giáp có mấy loại và phân biệt chúng như thế nào? Dưới đây bài viết sẽ trình bày về các loại viêm tuyến giáp và các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của chúng.

1. Viêm tuyến giáp cấp

Viêm tuyến giáp cấp là một bệnh ít gặp, xảy ra do sự nhiễm trùng tại tuyến giáp do một số loại vi khuẩn như: E.Coli, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, vi khuẩn kỵ khí, salmonella (gây thương hàn)...

Biểu hiện lâm sàng: Trong viêm tuyến giáp cấp, biểu hiện thường là xuất hiện áp xe nóng, đỏ, sưng, đau (vị trí đau có thể lan lên tai, chẩm, hàm).

Triệu chứng cận lâm sàng: Xét nghiệm máu thấy có bạch cầu tăng cao, trong đó bạch cầu đa nhân chiếm ưu thế. Siêu âm giáp cho kết quả giảm âm. Xạ hình giáp cho kết quả không bắt giữ iod. Chọc dò tuyến giáp thấy có mủ. Nồng độ T3,T4,TSH trong máu bình thường, không thấy có kháng thể kháng tuyến giáp.

2. Viêm tuyến giáp bán cấp

Nguyên nhân gây viêm tuyến giáp bán cấp thường là do virus như virus quai bị, Coxsackie virus (một loại virus gây đau dạ dày và bệnh tay chân miệng), adenovirus. Bệnh thường xảy ra trên người có kháng nguyên bạch cầu người (Human Leukocyte Antigen) HLA BW 35.

Biểu hiện lâm sàng: Viêm tuyến giáp bán cấp thường có triệu chứng cảm cúm, tuyến giáp lớn, đau lan tỏa, ban đầu chỉ đau một bên tuyến giáp sau đó lan ra toàn bộ tuyến, sờ thấy mật độ tuyến giáp chắc, đau, hạch không lớn. Toàn thân có sốt nhẹ, đau cơ, suy nhược cơ thể. Có 1/2 số trường hợp bị viêm tuyến giáp bán cấp có biểu hiện nhiễm độc giáp.

Triệu chứng cận lâm sàng:

Khi xét nghiệm có hội chứng viêm, với số lượng bạch cầu bình thường hoặc tăng nhẹ. Xạ hình tuyến giáp cho kết quả độ tập trung iod giảm hoặc không bắt iod. Hormone giáp trong máu bình thường hoặc tăng nhẹ (tăng nhẹ do mô giáp bị huỷ hoại nên có sự rò rỉ hormone). TSH bình thường hoặc thấp. Không có kháng thể kháng tuyến giáp.

Tiến triển: Bệnh thường tự khỏi sau 6 tuần, cũng có khi lâu lơn. Cũng có trường hợp viêm tuyến giáp bán cấp tiến triển thành suy giáp thoáng qua.

3. Viêm tuyến giáp không đau

Viêm tuyến giáp không đau khá thường gặp, nhất là ở phụ nữ sau sinh.

Biểu hiện lâm sàng: Bướu giáp chắc, không đau. Dấu nhiễm độc giáp vừa, không có lồi mắt.

Triệu chứng cận lâm sàng: Xét nghiệm máu thấy tốc độ lắng hồng cầu bình thường hoặc tăng nhẹ, có sự hiện diện của kháng thể kháng tuyến giáp. Nồng độ hormone tuyến giáp tăng, TSH giảm. Xạ hình giáp cho kết quả không bắt giữ iod.

Tiến triển: Bệnh thường tự khỏi sau 2 - 4 tháng, ít khi chậm hơn. Tiến triển thành suy giáp thoáng qua là thường gặp. Nhiễm độc giáp cũng có thể xảy ra. Bướu giáp thường tồn tại lâu dài và không tự khỏi.

4. Viêm tuyến giáp lympho (bệnh Hashimoto)

Viêm tuyến giáp lympho còn gọi là bệnh Hashimoto hay viêm giáp Hashimoto, là một bệnh tự miễn, gặp ở các đối tượng có kháng nguyên bạch cầu thuộc nhóm HLA B8 DR3. Trong bệnh này, tuyến giáp thường tập trung nhiều tế bào bạch cầu lympho và tương bào, các nang giáp sẽ bị phá huỷ đồng thời cũng tồn tại những nang giáp tăng sản. Diễn tiến của bệnh thường mạn tính và hay dẫn đến suy giáp.

Triệu chứng lâm sàng: Biểu hiện của viêm tuyến giáp Hashimoto là có bướu giáp lớn lan toả, mật độ chắc, giới hạn rõ, không đau, hạch lân cận không lớn. Ở giai đoạn đầu của bệnh, tuyến giáp tiết hormone bình thường, nhưng sau đó lượng hormone này sẽ giảm do tiến triển thành suy giáp. Bệnh có thể có biểu hiện nhiễm độc giáp thoáng qua.

Triệu chứng cận lâm sàng: Xét nghiệm máu thấy có kháng thể kháng thyroglobulin, kháng thể kháng microsome tuyến giáp, kháng thể kháng peroxydase. Kết quả đo nồng độ hormone giáp bình thường hoặc thấp với TSH tăng. T3,T4 có thể tăng kèm với sự giảm TSH trong giai đoạn nhiễm độc giáp. Xạ hình tuyến giáp có hình lốm đốm không đồng nhất. Tốc độ máu lắng hồng cầu bình thường hoặc tăng nhẹ.

Tiến triển: Diễn tiến của bệnh rất thay đổi, có khi là bướu giáp với chức năng tuyến giáp bình thường nhưng có khi lại tiến triển thành suy giáp.

Bệnh Hashimoto có thể xuất hiện đồng thời với những bệnh khác như suy thượng thận, đái tháo đường, bệnh bạch biến hoặc thương tổn mắt kiểu Basedow.

5. Viêm tuyến giáp hoá sợi (Riedel)

Viêm tuyến giáp hóa sợi thường hiếm gặp, chưa rõ nguyên nhân, tiến triển thường nặng.

Biểu hiện lâm sàng: Trong bệnh viêm tuyến giáp hóa sợi thường xuất hiện bướu giáp cứng như đá, ban đầu khu trú, sau lan ra toàn bộ tuyến. Sự xơ hoá lan rộng đến các cơ ở cổ, cơ quan lân cận gây cảm giác bó chặt ở cổ, khó nuốt, khó thở. Bệnh có thể phối hợp với hiện tượng xơ hoá sau màng bụng, trung thất, sau hốc mắt, tuyến lệ.

Triệu chứng cận lâm sàng: Nồng độ T3,T4, TSH bình thường, tốc độ lắng hồng cầu bình thường, độ tập trung iod phóng xạ giảm.

Tiến triển: Bệnh có tiên lượng rất xấu, thường người bệnh sẽ tử vong. Cách điều trị duy nhất cho viêm tuyến giáp hóa sợi là phẫu thuật.

>>>XEM THÊM: Viêm tuyến giáp kiêng ăn gì?

Kiểm soát viêm tuyến giáp nhờ sản phẩm thảo dược có chiết xuất từ hải tảo

Như vậy, bên trên là một số thông tin hữu ích về đặc điểm của các loại viêm tuyến giáp. Đa số các trường hợp viêm tuyến giáp đều dẫn đến suy giáp nên người bị tình trạng này thường phải điều trị bằng thuốc suy giáp suốt đời.

Hiện nay, để giảm bớt các tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm tuyến giáp và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra, các chuyên gia y tế thường khuyến cáo người bị nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thảo dược có chiết xuất từ hải tảo, điển hình như Ích Giáp Vương. Đây là sản phẩm có chứa thành phần chính là hải tảo, kết hợp với khổ sâm, bán biên liên, ba chạc, neem, KI và MgCl2. Hải tảo có chứa lượng iod dồi dào, giúp bổ sung iod thiếu hụt cho cơ thể người bị viêm tuyến giáp, đồng thời còn có tác dụng làm mềm khối bướu cổ, rất có ích trong trường hợp viêm tuyến giáp có kèm bướu. Cùng với các thành phần khác như khổ sâm, neem, ba chạc,… giúp giảm viêm, giảm sưng, đau ở tuyến giáp, cải thiện tình trạng viêm tuyến giáp. Không chỉ vậy, các thành phần trong Ích Giáp Vương còn giúp giảm các triệu chứng của viêm tuyến giáp như điều hòa thân nhiệt, giảm cholesterol máu, chống mệt mỏi, ổn định tim mạch, huyết áp.

Mời độc giả cùng xem thêm chia sẻ của những người đã cải thiện rối loạn tuyến giáp nhờ Ích Giáp Vương

Điển hình là trường hợp của chị Phạm Thị Thanh Huyền, 42 tuổi (trú tại TP Thái Nguyên, SĐT: 0975 226 585) đã kiểm soát hiệu quả suy giáp bằng thảo dược Ích Giáp Vương. Chị Huyền đã gặp những triệu chứng như thế nào, quá trình điều trị của chị ra sao, hãy cùng xem chi tiết chia sẻ của chị Huyền TẠI ĐÂY.

Mời độc giả cùng xem thêm chia sẻ của người bị các rối loạn tuyến giáp đã kiểm soát thành công TẠI ĐÂY

Ích Giáp Vương nhận được nhiều đánh giá tích cực trong hỗ trợ điều trị các rối loạn chức năng tuyến giáp từ phía các chuyên gia

Để quý độc giả có cái nhìn chi tiết hơn về sản phẩm, xin mời lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn phân tích tác dụng của sản phẩm Ích Giáp Vương đối với các rối loạn chức năng tuyến giáp: “Hải tảo có tác dụng nhuyễn kiên, giúp làm mềm, làm bé đi các khối u bướu. Hơn nữa, hải tảo cũng có chứa hàm lượng iod cao, từ đó giúp bổ sung iod cho người bị suy giáp, giúp giảm nhiễm độc tuyến giáp…”.

Mời độc giả cùng xem thêm đánh giá của chuyên gia khác về tác dụng của Ích Giáp Vương trong cải thiện các vấn đề về tuyến giáp Tại Đây!

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những kiến thức bổ ích cho độc giả về cách phân biệt các loại viêm tuyến giáp và phương pháp hiệu quả giúp kiểm soát bệnh lý này nhờ sản phẩm Ích Giáp Vương.

Để được tư vấn về bệnh và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài:  0902.207.582 (ZALO/VIBER).