Cường giáp basedow là một trong những rối loạn tuyến giáp phổ biến có liên quan đến yếu tố tự miễn của cơ thể. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ, chiếm 80% các trường hợp, từ 20 - 50 tuổi. Nếu không được phát hiện và có biện pháp khắc phục đúng cách, cường giáp basedow sẽ gây nên nhiều biến chứng ảnh hưởng đến cuộc sống người mắc. Mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây!

Cường giáp basedow là gì?

Cường giáp là hội chứng xảy ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết. Có rất nhiều nguyên nhân gây cường giáp, trong đó, bệnh basedow là phổ biến nhất. Vì thế, nhiều người thường có thói quen gọi cường giáp basedow để chỉ tình trạng cường chức năng tuyến giáp xảy ra do yếu tố tự miễn của bệnh basedow gây nên.

Basedow là một trong những bệnh lý cường giáp thường gặp, có bản chất do rối loạn hệ miễn dịch. Bình thường, hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể bằng cách sản xuất kháng thể để chống lại các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài vào như virus, vi khuẩn. Tuy nhiên, các kháng thể này cũng có thể phản ứng với protein trên bề mặt tuyến giáp, dẫn đến sự sản xuất quá mức các hormone tuyến giáp (cường chức năng tuyến giáp). Các triệu chứng cường giáp basedow thường gặp bao gồm:

- Mắt lồi: Khoảng 30% người bị cường giáp basedow có biểu hiện mắt lồi, mí mắt sưng húp, mắt đỏ hoặc viêm;

- Nhạy cảm với nhiệt: Người bệnh có khả năng chịu nóng kém và hay bị vã mồ hôi;

- Lo lắng và cáu kỉnh;

- Run tay;

- Giảm cân, mặc dù thói quen ăn uống bình thường;

- Bướu cổ (tuyến giáp phì đại);

- Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt;

- Rối loạn cương dương hoặc giảm ham muốn;

- Tăng nhu động ruột thường xuyên, dẫn đến tiêu chảy 5 - 10 lần trong ngày mà không kèm theo đau quặn bụng.;

- Mệt mỏi;

- Da dày, đỏ thường ở cẳng chân hoặc đỉnh bàn chân;

- Nhịp tim nhanh hoặc không đều (đánh trống ngực).

>>> XEM THÊM: Bệnh cường giáp là gì?

Biến chứng của bệnh cường giáp basedow

Cường giáp basedow không gây nguy hiểm ngay đến tính mạng của người mắc, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

Bão tuyến giáp

Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng đe dọa đến tính mạng của người mắc, còn gọi với tên: Chứng cường giáp cấp tốc hoặc khủng hoảng thyrotoxic. Tình trạng này xảy ra khi bệnh cường giáp nặng không được điều trị hoặc chưa can thiệp đúng cách.

Sự gia tăng đột ngột và mạnh mẽ của hormone tuyến giáp có thể gây ra một số biểu hiện, bao gồm: Sốt, đổ mồ hôi, nôn mửa, tiêu chảy, mê sảng, suy nhược nghiêm trọng, co giật, nhịp tim không đều, da và mắt vàng, huyết áp thấp, hôn mê. Bão tuyến giáp cần được chăm sóc khẩn cấp ngay lập tức.

Vấn đề mang thai

Các biến chứng của bệnh khi mang thai bao gồm: Sảy thai, sinh non, rối loạn chức năng tuyến giáp của thai nhi, sự phát triển của thai nhi kém, người mẹ bị suy tim và tiền sản giật. Tiền sản giật là tình trạng của mẹ dẫn đến huyết áp cao và các triệu chứng nghiêm trọng khác.

Rối loạn nhịp tim

Nếu không được điều trị, cường giáp basedow có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, thay đổi cấu trúc và chức năng của cơ tim. Từ đó, tim không có khả năng bơm đủ máu đến cơ thể, gây suy tim sung huyết.

Xương giòn

Bệnh cường giáp basedow không được điều trị cũng có thể khiến xương yếu, dễ gãy (loãng xương). Sức mạnh của hệ xương phụ thuộc một phần vào lượng canxi và các khoáng chất khác. Quá nhiều hormone tuyến giáp sẽ cản trở khả năng hấp thụ canxi vào xương của cơ thể.

>>> XEM THÊM: Cường giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì thì tốt nhất?

Điều trị cường giáp basedow như thế nào?

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, triệu chứng và các bệnh lý đi kèm mà bác sĩ nội tiết sẽ đề nghị phương pháp điều trị phù hợp:

Sử dụng thuốc antithyroid (thuốc kháng giáp)

Những loại thuốc này giúp ngăn chặn tuyến giáp sản xuất hormone. Methimazole và propylthiouracil là những loại thuốc thông thường can thiệp vào khả năng sản xuất hormone của tuyến giáp. Mặc dù mang lại hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng trong vòng một vài tuần, nhưng cường giáp có thể tái phát sau khi ngừng thuốc.

Các tác dụng phụ có thể gặp bao gồm: Phát ban da, ngứa, nổi mề đay, buồn nôn, nôn, ợ nóng, nhức đầu, đau khớp hoặc cơ, mất vị giác.

I-ốt phóng xạ

I-ốt phóng xạ hoạt động bằng cách phá hủy các tế bào mô tuyến giáp, do đó làm giảm nồng độ hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gặp biến chứng suy giáp sau khi điều trị cường giáp bằng phương pháp này. Do đó, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của chuyên gia. I-ốt phóng xạ không thể được sử dụng nếu người bệnh đang mang thai hoặc dự định có thai trong vòng 6 - 9 tháng.

Phẫu thuật

Nếu người bệnh không đáp ứng được 2 phương pháp điều trị trên thì bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp thông qua một vết mổ nhỏ ở phía trước cổ. Các biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật bao gồm: Nhiễm trùng, chảy máu, tắc nghẽn đường thở, khàn giọng và nồng độ canxi trong máu thấp bất thường.

Mặc dù phẫu thuật giúp điều trị hiệu quả bệnh cường giáp nhưng có thể dẫn đến tình trạng suy giáp. Do đó, nếu trải qua phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ, bạn sẽ cần phải dùng hormone tuyến giáp thay thế mỗi ngày. Bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng chính xác và theo dõi hiệu quả của nó một hoặc nhiều lần mỗi năm bằng các xét nghiệm định kỳ.

>>> XEM THÊM: Những thực phẩm mà người bị cường giáp nên tránh xa

Hỗ trợ điều trị cường giáp basedow bằng sản phẩm thảo dược

Bệnh cường giáp basedow là rối loạn tự miễn nên tạm thời, y học vẫn chưa có cách điều trị tận gốc. Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa những biến chứng của bệnh đang được rất nhiều người ưa dùng. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này phải kể đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương.

Ích Giáp Vương có chứa thành phần chính là hải tảo - một loại rong biển có công dụng điều hòa miễn dịch, tác động vào nguyên nhân gây cường giáp basedow. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa khổ sâm, ba chạc, bán biên liên, neem, vừa giúp tác động đến nguyên nhân, vừa cải thiện các triệu chứng như nhịp tim nhanh, lo lắng, thân nhiệt tăng, cao huyết áp,… và ngăn ngừa các biến chứng của cường giáp basedow một cách an toàn, hiệu quả.

CẢM NHẬN NGƯỜI DÙNG

Ông Đặng Đức Tạ, sinh năm 1935, ở số nhà 47 đường An Ninh, khu dân cư Thái Hòa 1, phường Sao Đỏ, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương (SĐT: 0961656028)

Ông Đặng Đức Tạ bị cường giáp đã 4 năm. Do không để ý, ông Tạ cứ nghĩ mình chỉ bị cao huyết áp nên căn bệnh cường giáp cứ thế tiến triển. May mắn thay, một lần tình cờ lên mạng, ông tìm thấy một sản phẩm mang tên Ích Giáp Vương đã được nhiều người mắc bệnh tuyến giáp như ông sử dụng cho hiệu quả tích cực nên mua về dùng thử. Thật bất ngờ, chỉ sau gần 2 tháng sử dụng Ích Giáp Vương, tình trạng cường giáp của ông Tạ đã cải thiện một cách đáng kể. Mời các bạn theo dõi chi tiết chia sẻ của ông trong video sau:

>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm khắc phục bệnh tuyến giáp thành công nhờ sản phẩm Ích Giáp Vương của những người khác.

ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA

Mời các bạn cùng lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn phân tích về những lợi ích của việc sử dụng sản phẩm Ích Giáp Vương đối với người bị bệnh tuyến giáp trong nội dung video sau:

>>> XEM THÊM: Đánh giá của chuyên gia khác về tác dụng của Ích Giáp Vương.

Bài viết trên đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về các biến chứng nguy hiểm của bệnh cường giáp basedow cũng như biện pháp khắc phục hiệu quả. Bên cạnh tuân thủ điều trị, đừng quên sử dụng Ích Giáp Vương mỗi ngày để nhanh chóng đẩy lùi bệnh và tăng cường sức khỏe tuyến giáp, bạn nhé! 

Nếu còn thắc mắc về bệnh cường giáp basedow hay sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 0902.207.582 (ZALO/VIBER).