Bệnh Graves hay còn gọi là Basedow. Đây là bệnh tuyến giáp có liên quan đến rối loạn tự miễn. Nếu bệnh không được kiểm soát và điều trị đúng cách sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Để tìm hiểu về các biến chứng Graves và các phương pháp điều trị, mời bạn theo dõi bài sau.

Bệnh graves là gì?

Bệnh graves còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như bệnh basedow, bệnh parry, bướu giáp độc lan tỏa, cường giáp tự miễn. Bệnh thường gặp ở phụ nữ, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến nam giới. Nó có thể phát triển bất cứ lúc nào trong cuộc đời, nhưng thường xảy ra nhất ở độ tuổi 20 - 40.

Benh-graves-thuong-xay-ra-o-nu-gioi_11zon.webp

Bệnh graves thường xảy ra ở nữ giới

Nguyên nhân gây bệnh graves

Nguyên nhân gây bệnh graves có liên quan đến sự bất thường của hệ thống miễn dịch. Một hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường sẽ bảo vệ cơ thể bằng cách tạo ra kháng thể có khả năng chống lại các kẻ thù bên ngoài như virus và vi khuẩn. Tuy nhiên, vì một yếu tố nào đó mà hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn, khiến cho cơ thể sinh ra các kháng thể tự sinh giống với chất chủ vận của hormone kích thích tuyến giáp TSH, làm cho tuyến giáp hoạt động quá mức, phình to ra, hình thành khối bướu ở cổ. Hơn nữa, hormone được sản xuất ra quá nhiều so với nhu cầu, khiến cho người mắc có các biểu hiện cường giáp. Do đó, graves còn được coi là nguyên nhân chính gây nên hội chứng cường giáp.

Bên cạnh nguyên nhân chính gây bệnh graves là do suy yếu, rối loạn hệ miễn dịch thì các yếu tố sẽ làm tăng nguy cơ mắc graves:

- Phụ nữ trên 30 tuổi có nguy cơ mắc bệnh graves cao hơn.

- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh Graves hoặc viêm tuyến giáp Hashimoto, bạch biến, viêm dạ dày tự miễn, bệnh tiểu đường type I, viêm khớp dạng thấp,...

Nguoi-mac-cac-benh-tu-mien-se-co-nguy-co-cao-mac-benh-graves_11zon.webp

Người mắc các bệnh tự miễn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh graves

>>> XEM THÊM: Bệnh Graves: Nguyên nhân số 1 của cường giáp

Các triệu chứng thường gặp của bệnh graves

Bệnh graves tuy không ảnh hưởng ngay đến tính mạng nhưng những gì mà tình trạng này đem lại cũng khiến cho người mắc gặp rất nhiều phiền phức, nghiêm trọng hơn, nếu không có biện pháp khắc phục đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nguy cơ tử vong do biến chứng trên tim mạch. Sau đây là một số triệu chứng nguy hiểm mà người mắc có thể gặp:

- Triệu chứng cơ năng: Cân nặng giảm nhanh chóng và đột ngột, có thể sút 3-20 kg trong khoảng từ vài tuần đến vài tháng mặc dù chế độ ăn uống vẫn được đảm bảo. Người bệnh thường xuyên lo lắng, dễ bị kích động, dễ cáu gắt hay chán nản, cảm giác mệt mỏi nhưng không thể đi vào giấc ngủ. Tình trạng rối loạn điều hoà thân nhiệt thường xuyên xảy ra, háo nước liên tục, rối loạn tiêu hóa.

 Sut-can-dot-ngot-co-the-met-moi-la-dau-hieu-dien-hinh-cua-benh-graves_11zon.webp

Sút cân đột ngột, cơ thể mệt mỏi là dấu hiệu điển hình của bệnh graves

– Triệu chứng thực thể: Tim thường xuyên đập nhanh > 100 nhịp/phút gây khó thở. Tăng nhịp tim làm tiêu thụ oxy ngoại vi và tăng áp lực lên tim, đồng thời mao mạch và mạch máu ngoại vi giãn ra, dẫn đến hiện tượng lượng máu trở về bị tăng cao. Graves cũng có biến chứng ở hệ chuyển hoá và nội tiết, dẫn đến tăng lượng đường trong máu, tăng acid béo tự do,… Bệnh còn tác động đến khả năng sinh dục, biểu hiện ở phụ nữ là thờ ơ trong chuyện chăn gối, rối loạn kinh nguyệt, vô kinh; ở nam giới là liệt dương, vú to.

- Các vấn đề về mắt: Khoảng trên 50% bệnh nhân graves có biểu hiện bệnh lý mắt trên lâm sàng, phổ biến nhất là tình trạng lồi mắt,  thường ở cả hai bên, đôi khi rõ rệt hơn ở một bên so với bên còn lại. Lồi mắt nặng, tiến triển nhanh làm bệnh nhân có cảm giác nhức mắt, như có cát trong mắt, luôn chảy nước mắt, sợ ánh sáng, tăng áp lực nhãn cầu, phù mi mắt, lan ra xung quanh, mắt đỏ kết mạc xung huyết, liệt cơ vận nhãn, mắt nhắm không kín, giác mạc bị khô, từ đó dẫn đến nhiễm trùng, gây loét và có thể mù.

– Biểu hiện thần kinh-cơ: Run rẩy tứ chi dẫn đến khó khăn trong di chuyển, khó khăn khi làm các công việc sử dụng độ tập trung, tỉ mỉ  như viết chữ, khâu vá…

- Bướu tuyến giáp: Tuyến giáp to ở các mức độ khác nhau, thường độ II hoặc III, to ở phía trước, mật độ mềm, bướu lan tỏa hoặc hỗn hợp. Thông thường thùy phải to hơn thùy trái, không có biểu hiện của viêm. Bướu có thể to gây chèn ép khí quản, thực quản và dẫn đến khó thở, khó nuốt.

Bệnh graves có nguy hiểm không?

Graves là bệnh tuyến giáp nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy tim: Nhịp tim nhanh và không đều làm tăng nguy cơ mắc cục máu đông, đột quỵ, suy tim và các vấn đề liên quan đến tim khác.
  • Loãng xương: Người bệnh graves có nguy cơ cao gặp phải tình trạng loãng xương, gãy xương. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do nồng độ hormone tuyến giáp tăng cao sẽ làm cho quá trình lão hóa xương diễn ra nhanh hơn. Bên cạnh đó, nồng độ homrone T3, T4 cao còn ngăn canxi kết hợp vào xương.
  • Vô sinh, sảy thai: Người bệnh có nguy cơ cao bị rối loạn kinh nguyệt làm tăng nguy cơ bị vô sinh. Đặc biệt những người mắc Graves trong thời kỳ mang thai sẽ dễ bị sẩy thai, sinh non, rối loạn chức năng tuyến giáp ở trẻ, thai nhi phát triển kém, suy tim và tiền sản giật ở mẹ.
  • Nếu các vấn đề về mắt như: Lồi mắt, chảy nước mắt, viêm, khô mắt,... không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ gây suy giảm thị lực.
  • Cơn cường giáp: Nồng độ hormone tuyến giáp tăng cao đột ngột sẽ khiến người bệnh có nguy cơ cao gặp phải cơn bão giáp với các biểu hiện như: Nhịp tim nhanh, sốt cao, mê sảng. Đây là biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng, do đó khi gặp phải tình trạng này cần đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời.

Con-bao-giap-la-bien-chung-nguy-hiem-do-benh-graves-gay-ra_11zon.webp

Cơn bão giáp là biến chứng nguy hiểm do bệnh graves gây ra

Chẩn đoán bệnh graves

Để chẩn đoán chính xác bệnh graves bên cạnh việc dựa vào các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm như:  Thử máu, xạ hình tuyến giáp,  siêu âm tuyến giáp,... Cụ thể:

Xét nghiệm máu: Phương pháp này giúp xác định nồng độ hormone giáp. Trong bệnh graves, nồng độ hormone TSH thường thấp, các chỉ số liên quan đến hormone T3, T4 sẽ cao.

Xạ hình tuyến giáp: Xét nghiệm này đo lượng i-ốt mà tuyến giáp hấp thụ. Nếu tuyến giáp hấp thụ một lượng lớn i-ốt phóng xạ thì người bệnh có nguy cơ mắc Graves.

Siêu âm tuyến giáp: Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm tần số cao để tạo ra hình ảnh của các bộ phận bên trong cơ thể. Siêu âm giúp xác định những bất thường bên trong cấu trúc tuyến giáp.

Sieu-am-giup-phat-hien-cac-bat-thuong-ben-trong-tuyen-giap_11zon.webp

Siêu âm giúp phát hiện các bất thường bên trong tuyến giáp

Phương pháp điều trị bệnh graves

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu chỉ giảm các triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người mắc. Sau đây là một số thuốc thường được sử dụng để điều trị graves:

- Thuốc chẹn beta: Những loại thuốc này, trong đó bao gồm propranolol, atenolol, metoprolol, thường sử dụng để giảm các triệu chứng của bệnh graves như tim đập nhanh, trống ngực. Nhóm thuốc này chỉ có tác dụng hạn chế tác dụng của hormone thyroxine lên hệ tim mạch mà không ảnh hưởng đến sự sản xuất hormone của tuyến giáp.

- Thuốc kháng giáp: Bao gồm propylthiouracil và methimazole, có tác dụng ngăn chặn tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone. Thông thường, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc kháng giáp trong thời gian ít nhất một năm. Nhược điểm của thuốc kháng giáp đó là sự tái phát sau khi ngưng sử dụng và các tác dụng phụ đối với gan (thậm chí dẫn đến tử vong). Tác dụng phụ của propylthiouracil nghiêm trọng hơn nên nó thường chỉ được kê đơn trong trường hợp người bệnh không thể dung nạp được methimazole.

- Liệu pháp iod phóng xạ: Khi người bệnh uống iod phóng xạ vào trong cơ thể, tuyến giáp sẽ thu nhận, sau đó, phóng xạ phát ra sẽ phá hủy các tế bào tuyến giáp, làm cho tuyến giáp nhỏ lại và giảm nhẹ được các triệu chứng của bệnh graves.

Nhược điểm của liệu pháp này đó là gây suy giáp vĩnh viễn và người bệnh sẽ cần phải điều trị bằng thyroxine sau đó. Hơn nữa, điều trị bằng iod phóng xạ có thể khiến cho các vấn đề về mắt ở bệnh nhân graves trở nên xấu đi. Tác dụng phụ này thường nhẹ và tạm thời, nhưng liệu pháp này không được khuyến khích nếu người bệnh đã có vấn đề về mắt từ trung bình đến nặng.

- Phẫu thuật: Nếu không thể dung nạp được thuốc kháng giáp và liệu pháp iod phóng xạ, phẫu thuật tuyến giáp sẽ là một lựa chọn phù hợp. Biến chứng của mổ tuyến giáp đó là bị suy giáp, liệt dây thanh âm, suy tuyến cận giáp.

Sau-phau-thuat-dieu-tri-grave-nguoi-benh-co-the-bi-suy-giap_11zon.webp

Sau phẫu thuật điều trị grave người bệnh có thể bị suy giáp

Giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh graves hiệu quả, an toàn bằng sản phẩm thảo dược

Graves là rối loạn tự miễn nên tạm thời y học vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Để kiểm soát được các triệu chứng bệnh và phòng ngừa tái phát cũng như những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra thì cần đảm bảo tiêu chí trước mắt là: Điều hòa lại nhịp tim, điều hòa thân nhiệt, ổn định trọng lượng cơ thể, ổn định nhu động ruột, thu nhỏ kích thước bướu do bệnh graves gây nên. Quan trọng hơn, về lâu dài thì cần phải tác động vào “gốc rễ” của bệnh đó là tăng cường hệ miễn dịch, chống sản sinh ra các kháng thể tự sinh, giúp điều hòa và ổn định nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể.

Các phương pháp điều trị bệnh graves hiện nay chủ yếu chỉ giúp cải thiện triệu chứng chứ chưa tác động vào gốc rễ của bệnh, đó là điều hòa hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe của cơ thể. Thấu hiểu điều này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương chứa thành phần chính chiết xuất hải tảo. 

 Ich-Giap-Vuong-–-Giai-phap-an-toan-hieu-qua-cho-nguoi-mac-benh-graves.webp

Ích Giáp Vương – Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người mắc bệnh graves

icon-mua-ngay.webp

Hải tảo từ lâu đã được biết đến như một “siêu thực phẩm”, một vị thuốc quý có tác dụng tăng cường chức năng hệ miễn dịch của cơ thể, chống suy giảm bạch cầu, chống oxy hóa và thải trừ các gốc tự do, chống khối u và ung thư,… Theo đông y, hải tảo có tác dụng nhuyễn kiên (làm mềm u rắn), tiêu đờm, lợi thủy, tiết nhiệt. Vì vậy, hải tảo giúp làm mềm khối u bướu ở cổ do bệnh basedow gây nên.

Hải tảo là một loài thực vật biển có nhiều iod hữu cơ – iod liên kết dưới dạng phân tử với các hợp chất hữu cơ. Khi vào cơ thể, iod được giải phóng từ từ để đáp ứng với nhu cầu của cơ thể, thay vì tập trung hoàn toàn ở tuyến giáp như iod vô cơ khác.

Do đó, iod trong hải tảo có vai trò quan trọng trong việc điều hòa hoạt động của tuyến giáp, giúp cho tuyến giáp hoạt động ổn định, ngăn ngừa các rối loạn làm trầm trọng hơn tình trạng cường giáp. Ngoài ra, iod cũng có vai trò quan trọng cho các hoạt động bình thường khác của cơ thể, vì thế, người bị bệnh graves cần được điều trị lâu dài và không nên kiêng tuyệt đối iod, bởi nó có thể là nguyên nhân phát triển các bệnh lý khác. Đặc biệt, hải tảo cũng là thực phẩm rất giàu selen, một khoáng chất hỗ trợ chuyển đổi hormone tuyến giáp một cách bình thường trong cơ thể.

Sản phẩm Ích Giáp Vương cũng đã được kiểm duyệt bởi Cục vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ Y tế cho thấy, hàm lượng iod nằm trong giới hạn an toàn khi cung cấp cho người mắc graves nói riêng và bệnh tuyến giáp nói chung.

Với công thức độc đáo này, Ích Giáp Vương được coi như một giải pháp toàn diện dành cho người mắc graves, vừa có tác dụng bổ sung dưỡng chất để duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan, vừa giúp điều hòa hệ miễn dịch - tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh. Vì vậy, hãy sử dụng Ích Giáp Vương mỗi ngày để nâng cao sức khỏe tuyến giáp và kiểm soát tốt bệnh graves, bạn nhé.  

Nên sử dụng Ích Giáp Vương như thế nào để đem lại hiệu quả tốt nhất?

Để đem lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên uống trước bữa ăn 30 phút, ngày uống 2 – 4 viên/lần x 2 lần/ngày, sử dụng liên tục một đợt từ 3 – 6 tháng. Rất nhiều khách hàng đã sử dụng Ích Giáp Vương chia sẻ tình trạng sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:

- Sau 3-4 tuần: Các triệu chứng của graves bắt đầu được cải thiện, cơ thể đỡ mệt mỏi hơn.

- Sau 1-2 tháng: Các triệu chứng được khắc phục đáng kể: Tay đỡ run hơn, không còn hồi hộp đánh trống ngực, ngủ sâu giấc hơn, tóc đỡ rụng, da đỡ khô, ăn uống ngon miệng hơn,…

- Sau 3-6 tháng: Các triệu chứng của bệnh graves gần như hết hẳn. Các chỉ số nội tiết đều nằm trong giới hạn cho phép. Nên dùng thường xuyên để phòng ngừa tái phát, tăng cường sức khỏe, giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.

Thời gian có tác dụng nhanh hay chậm phụ thuộc vào thể trạng cũng như chế độ sinh hoạt mỗi người và sử dụng Ích Giáp Vương đúng hướng dẫn hay không. Để được tư vấn liệu trình điều trị phù hợp, bạn hãy gọi về tổng đài tư vấn (miễn cước) 0902207582.

Kinh nghiệm khắc phục bệnh tuyến giáp thành công sau khi sử dụng Ích Giáp Vương

Không chỉ đem lại hiệu quả đối với các trường hợp mắc graves, rất nhiều người bị bệnh tuyến giáp khác cũng đã sử dụng sản phẩm Ích Giáp Vương và cho thấy phản hồi tích cực. Điển hình như trường hợp của ông Đặng Đức Tạ, sinh năm 1935, ở số nhà 47 đường An Ninh, khu dân cư Thái Hòa 1, phường Sao Đỏ, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương (SĐT: 0961656028)

Ông Đặng Đức Tạ bị cường giáp đã 4 năm. Do không để ý, ông Tạ cứ nghĩ mình chỉ bị cao huyết áp nên căn bệnh cường giáp cứ thế tiến triển. May mắn thay, một lần tình cờ lên mạng, ông tìm thấy một sản phẩm mang tên Ích Giáp Vương đã được nhiều người mắc bệnh tuyến giáp như ông sử dụng cho hiệu quả tích cực nên mua về dùng thử. Thật bất ngờ, chỉ sau gần 2 tháng sử dụng Ích Giáp Vương, tình trạng cường giáp của ông Tạ đã cải thiện một cách đáng kể. Mời các bạn theo dõi chi tiết chia sẻ của ông trong video sau:

Đánh giá của chuyên gia

Mời các bạn cùng lắng nghe chuyên gia Doãn Thị Hương phân tích về tác dụng của Ích Giáp Vương đối với bệnh lý tuyến giáp trong video sau đây:

Để được tư vấn cụ thể về vấn đề bệnh graves là gì hay sản phẩm Ích Giáp Vương - Suy giáp cường giáp, bướu to, bình ổn tuyến giáp chớ lo bênh này, vui lòng liên hệ tổng đài:  0902207582 (ZALO/VIBER).

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh