Basedow là nguyên nhân phổ biến gây ra hội chứng cường giáp. Phương pháp điều trị Basedow hiện nay bao gồm nội khoa là dùng thuốc, xạ trị và phẫu thuật. Ngoài ra, các chuyên gia khuyên nên phối hợp điều trị cùng các sản phẩm thảo dược, trong đó nổi bật là thành phần hải tảo với tác dụng điều hòa miễn dịch và hormone tuyến giáp.

Bệnh Basedow có nguy hiểm không?

Basedow (Grave) được xem là bệnh tự miễn nguy hiểm, xảy ra khi tuyến giáp tăng sản quá mức hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Biểu hiện bệnh rất đa dạng, bao gồm các triệu chứng của cường chức năng tuyến giáp như: Sụt cân bất thường mặc dù người bệnh ăn vẫn ngon miệng, mệt mỏi, tay run, dễ nóng giận, bốc hỏa, vã mồ hôi,... Tuy nhiên, thường gặp và nặng nhất là trên mắt và da. Trong đó, phổ biến là gây lồi mắt, cảm giác sạn trong mắt, mắt bị viêm đỏ, nhìn đôi, giảm thị lực,...

Đặc biệt, bệnh Basedow còn có nguy cơ cao gây ra các biến chứng nguy hiểm bao gồm:

  • Vấn đề khi mang thai: Sảy thai, sinh non, thai nhi sinh ra bị rối loạn chức năng tuyến giáp, kém phát triển, mẹ bị tiền sản giật, suy tim.
  • Bệnh tim: Không được điều trị kịp và đúng có thể gây rối loạn nhịp tim, suy tim.
  • Đợt cấp của cường giáp (bão tuyến giáp): Xảy ra khi nồng độ hormone tuyến giáp tăng mạnh và đột ngột làm xuất hiện một loạt các triệu chứng sốt, nôn mửa, tiêu chảy, đổ mồ hôi, mê sảng, co giật, tụt huyết áp, ngất xỉu. Tình trạng này rất hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong và cần cấp cứu kịp thời.
  • Giảm bạch cầu hạt: Do điều trị bằng các thuốc kháng giáp, làm tăng khả năng bị nhiễm trùng cơ quan (thường gặp ở tai, mũi, họng và phổi) và nặng hơn là gây nhiễm trùng huyết.

Để hạn chế sự tiến triển bệnh và phòng ngừa xuất hiện biến chứng, người bệnh nên sớm đến bệnh viện. Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị Basedow phù hợp nhất với từng tình trạng bệnh cụ thể.

Benh-Basedow-la-mot-benh-tu-mien-co-lien-quan-den-tinh-trang-tang-san-xuat-hormone-tuyen-giap.png

Bệnh Basedow là một bệnh tự miễn có liên quan đến tình trạng tăng sản xuất hormone tuyến giáp

Phác đồ điều trị Basedow mới nhất

Bệnh Basedow không thể tự khỏi mà cần phải được điều trị để cải thiện triệu chứng và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Có khoảng 30-40% trường hợp tái phát sau điều trị. Việc sử dụng thuốc kháng giáp thường kéo dài từ 1-2 năm. Phương pháp điều trị Basedow tùy thuộc vào mức độ và biểu hiện của bệnh. Phác đồ hiện nay bao gồm kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn tuyến giáp sản xuất, tổng hợp hormone T3, T4.

Thuốc điều trị Basedow thường gặp

Một số các loại thuốc điều trị Basedow thường gặp gồm có:

Điều trị Basedow bằng thuốc kháng giáp (Thionamides)

Nhóm thuốc kháng giáp có tác dụng ngăn chặn tổng hợp và giải phóng hormone tuyến giáp. Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này là ngăn cản i-ốt gắn vào thyroglubin (tham gia sản xuất hormone tuyến giáp), đồng thời thay đổi cấu trúc và kìm hãm hình thành thyroglubin. Ngoài ra, còn ức chế hệ miễn dịch bằng cách giảm prostaglandin, cytokine do tế bào tuyến giáp giải phóng ra và ngăn quá trình chuyển đổi T4 thành T3 ở ngoại vi.

Thuốc kháng giáp trong điều trị Basedow có thể gây ra một số các tác dụng không mong muốn như: 

  • Dị ứng: Tác dụng phụ này thường xuất hiện vào ngày thứ 7-10 khi bắt đầu điều trị với biểu hiện là sốt, mẩn đỏ, đau khớp; 
  • Giảm bạch cầu; Rối loạn tiêu hóa,... 

Đối tượng bị chống chỉ định với nhóm thuốc này gồm những người bị bướu tuyến giáp lạc chỗ; Suy gan, thận nặng; Mắc bệnh dạ dày - tá tràng; Phụ nữ có thai hoặc cho con bú có dấu hiệu nhiễm độc.

Thuốc kháng giáp được khuyến cáo theo phác đồ điều trị Basedow của Bộ y tế là methimazole (Thyrozol, Tapazole, Tazilex) và propylthiouracil (Clonafos). Trong đó, methimazole có tác dụng kéo dài hơn so với propylthiouracil. Tuy nhiên, propylthiouracil ít có nguy cơ gây dị ứng và hạn chế đi vào nhau thai, sữa mẹ nên được cân nhắc dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Theo các số liệu thống kê được, điều trị Basedow bằng thuốc kháng giáp có hiệu quả khoảng 60-70%, còn lại bị tái phát sau vài tháng. Nguyên nhân thường do thời gian điều trị ngắn hoặc bị gián đoạn.

Phu-nu-co-thai-mac-Basedow-co-the-dieu-tri-bang-thuoc-propylthiouracil-Clonafos.png

Phụ nữ có thai mắc Basedow có thể điều trị bằng thuốc propylthiouracil (Clonafos)

Hotline 0902207582.png

Thuốc chẹn beta giao cảm

Hiện nay, thuốc chẹn beta giao cảm phổ biến trên thị trường có Atenolol (Tenormin), Propranolol (Inderal) và Metoprolol (Lopressor, Toprol-XL). Trong đó, Propranolol thường được dùng nhiều nhất với liều 10-40mg sau 6-8 giờ, tiếp theo là Atenolol liều 25-50mg ngày uống 1 lần, thuận tiện hơn cho người sử dụng.

Nhóm thuốc chẹn beta giao cảm không có tác dụng làm giảm lồi mắt, bướu cổ, sụt cân nhưng giúp làm giảm nhanh các triệu chứng do thần kinh giao cảm bị kích thích như hồi hộp, đánh trống ngực, bồn chồn, run tay chân, nhịp tim nhanh, co cơ mi, đổ nhiều mồ hôi,... Ở liều trung bình, thuốc chẹn beta giúp làm giảm nhịp tim nhưng không gây hạ huyết áp, tác dụng nhanh trong khoảng 2-3 giờ ở đường uống và sau vài phút tiêm tĩnh mạch. Vậy nên, thường được dùng khi bắt đầu điều trị Basedow nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh. Bởi sau vài tuần sử dụng thuốc kháng giáp thì thuốc mới phát huy tác dụng, đặc biệt ở người bệnh có nhịp tim cao hơn 90 lần/phút, tiền sử bệnh tim và người cao tuổi. Trường hợp chống chỉ định với thuốc chẹn beta thì có thể chuyển sang nhóm chẹn kênh canxi.

I-ốt và các chế phẩm chứa i-ốt

Phương pháp dùng i-ốt vô cơ điều trị Basedow được dùng lần đầu vào năm 1923 bởi bác sĩ nội tiết người Mỹ là Henry Stanley Plummer (công tác tại Trung tâm y tế Mayo Clinic). Cụ thể, ở liều 5-100mg/ngày có tác dụng ngăn cản sự giải phóng T3, T4 trong thời gian khoảng vài giờ. 

I-ốt và các chế phẩm chứa i-ốt dùng để điều trị các trường hợp gồm:

  • Bệnh Basedow ở mức độ nhẹ.
  • Hỗ trợ điều trị Basedow khi có cơn bão giáp.
  • Người bệnh mắc Basedow chuẩn bị phẫu thuật, thuốc có tác dụng là làm giảm chảy máu và săn chắc mô tuyến giáp.
  • Những người bệnh mắc bệnh gan như viêm gan, suy giảm chức năng gan, nhiễm độc gan,...

Thuốc điều trị lồi mắt

Lồi mắt là một biểu hiện phổ biến của bệnh Basedow, có thể xuất hiện không đồng thời cùng bệnh chính. Trong đó, 20% số người bệnh bị lồi mắt trước khi có triệu chứng cường giáp, 40% xuất hiện đồng thời và 40% xảy ra sau, thậm chí khi đã bình ổn tuyến giáp. Tình trạng này không hẳn lúc nào cũng hồi phục khi điều trị Basedow hiệu quả và có thể tiếp tục trầm trọng hơn. Lồi mắt thường kèm theo các nguy cơ bị phù nề mí mắt, giác mạc, sung huyết, giảm thị lực,... Do vậy, một số trường hợp cần can thiệp điều trị lồi mắt, cụ thể khi độ lồi trên 21mm, có viêm nặng, nhìn đôi, thẩm mỹ. Các biện pháp điều trị lồi mắt Basedow gồm có:

  • Sử dụng corticoid: Liều cao từ 40-60mg/ngày, thường dùng prednisone. Ngoài ra, có thể tiêm hậu nhãn cầu hoặc bên dưới kết mạc mắt.
  • Thuốc lợi tiểu furosemid: Liều dùng là 40mg/ngày có tác dụng giảm phù nề các tổ chức xung quanh mắt.

Khi thuốc không đáp ứng điều trị, bác sĩ có thể chỉ định thêm các phương pháp khác như chiếu xạ hốc mắt, phẫu thuật loại bỏ xương ở giữa hốc mắt.

Dieu-tri-loi-mat-do-Basedow-thuong-su-dung-corticoid-hoac-furosemide.png

Điều trị lồi mắt do Basedow thường sử dụng corticoid hoặc furosemide 

Một số thuốc khác

Thuốc an thần được chỉ định điều trị Basedow trong giai đoạn tấn công. Thuốc giúp người bệnh chấn tĩnh, cải thiện tình trạng bồn chồn, hồi hộp. Thuốc an thần thường được kê đơn nhiều nhất là Seduxen. Ngoài ra, trong suốt quá trình điều trị người bệnh sẽ cần bổ sung thuốc hoặc các sản phẩm hỗ trợ bảo vệ tế bào gan. Bởi thuốc kháng giáp có thể khiến cho gan bị tổn thương.

Điều trị Basedow bằng phóng xạ i-ốt (RAI)

Liệu pháp phóng xạ i-ốt (RAI) có bản chất là sử dụng i-ốt phóng xạ (I-131) để uống dưới dạng dung dịch lỏng hoặc viên con nhộng. Khi đó, các chất phóng xạ sẽ đi vào tuyến giáp và phá hủy các tế bào hoạt động quá mức. Theo các nghiên cứu sức khỏe tại Mỹ, điều trị Basedow bằng phóng xạ I-131 được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, tại Việt Nam liệu pháp này được chỉ định ở một số trường hợp như:

  • Không đáp ứng điều trị nội khoa sau một thời gian dài.
  • Bệnh Basedow tái phát lại sau phẫu thuật.
  • Người bệnh Basedow bị suy tim nặng không dùng được thuốc kháng giáp dài ngày hoặc không thể phẫu thuật.
  • Chống chỉ định với phụ nữ mang thai, đang cho con bú vì I-131 có thể đi qua nhau thai và sữa mẹ gây suy giáp ở thai nhi, trẻ sơ sinh. Ngoài ra, cũng không dùng cho người bị hạ bạch cầu hạt.

Trước khi thực hiện phóng xạ I-131 điều trị Basedow cần ngừng dùng thuốc kháng giáp 5-7 ngày và i-ốt, chế phẩm chứa i-ốt từ 2-3 tuần. Trong liệu pháp này, việc khó khăn nhất là xác định liều vì rất khó dự đoán trước được đáp ứng của tuyến giáp. Việc tính liều thường dựa trên kích thước và sự hấp thu I-131 của tuyến giáp, liều dùng phổ biến dao động khoảng 10-25mCi. Liều I-131 rất quan trọng, liều thấp sẽ làm tăng tỷ lệ tái phát còn liều cao sẽ dẫn đến suy giáp. Thực tế, khoảng 25-50% người bệnh tiến triển thành suy giáp sau 1 năm điều trị và có xu hướng tăng theo thời gian.

Dieu-tri-Basedow-bang-phong-xa-i-ot-la-phuong-phap-pho-bien-tai-My.png

Điều trị Basedow bằng phóng xạ i-ốt là phương pháp phổ biến tại Mỹ

Điều trị Basedow bằng phẫu thuật

Phẫu thuật để điều trị Basedow được chỉ định cho người bệnh thất bại với biện pháp nội khoa, từ chối dùng chất phóng xạ I-131 hoặc bướu giáp quá lớn (trên 80g). Ngoài ra, đây cũng là phương pháp tối ưu được lựa chọn cho phụ nữ có thai (áp dụng cho thai nhi ở tháng thứ 3-4) hoặc đang cho con bú.

Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ gần như hoàn toàn tuyến giáp và chỉ để lại khoảng 2-3g để tránh cắt nhầm vào tuyến cận giáp. Sau phẫu thuật người bệnh sẽ cần duy trì điều trị thay thế hormone tuyến giáp. Bên cạnh đó, phẫu thuật vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro cao như chảy máu sau mổ, tử vong,...

Giải pháp hỗ trợ điều trị Basedow từ thiên nhiên

Từ những hạn chế của các phương pháp chữa bệnh theo tây y, hiện nay xu hướng điều trị Basedow đang được nhiều người bệnh và chính các chuyên gia khuyên dùng là sản phẩm thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên. Trong đó, nổi bật có thành phần hải tảo, từ xưa đã là vị thuốc xuất hiện trong nhiều bài thuốc trị u bướu, thanh nhiệt, giải độc.

Nhờ sự phát triển của y học hiện đại, hải tảo đã được tiến hành nghiên cứu về thành phần. Các nhà khoa học thấy rằng: Hải tảo rất giàu i-ốt, giúp hỗ trợ điều trị Basedow hiệu quả. Ngoài ra, trong hải tảo còn chứa rất nhiều hoạt chất khác như sắt, acid amin,... có tác dụng kháng khuẩn, chống độc tố và ngăn ngừa quá trình oxy hóa. Một nghiên cứu vào năm 2012 tại Trung Quốc đã chỉ ra chiết xuất hải tảo giúp điều hòa miễn dịch và đẩy lùi bệnh tuyến giáp, bao gồm cả Basedow.

Khi kết hợp hải tảo cùng nhiều thảo dược quý khác như: Cao khổ sâm nam, cao bán biên liên, cao ba chạc, kali iodid,.. sẽ giúp tăng cường tác dụng giảm kích thước khối bướu cổ, điều hòa lại hormone tuyến giáp, cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh Basedow. Tất cả các thành phần này đã có mặt trong sản phẩm Ích Giáp Vương. Đây là sản phẩm dùng cho người gặp vấn đề về tuyến giáp gồm có: Basedow, u tuyến giáp, bướu cổ,... 

Ich-Giap-Vuong-Ho-tro-dieu-tri-Basedow-hieu-qua-tich-cuc.png

Ích Giáp Vương - Hỗ trợ điều trị Basedow hiệu quả, tích cực

icon-mua-ngay-1.png

Bệnh Basedow điều trị bao lâu thì khỏi?

Tùy theo mức độ đáp ứng điều trị Basedow và phương pháp điều trị mà thời gian khỏi bệnh sẽ thay đổi. Theo các báo cáo, thời gian điều trị có thể kéo dài từ vài tháng đến hơn 2 năm, trong đó có tới 40-70% khỏi bệnh.

Đối với điều trị nội khoa bằng thuốc kháng giáp, thời gian điều trị bệnh ở giai đoạn tấn công trung bình mất 6-8 tuần. Tiếp theo cần điều trị duy trì từ 18-24 tháng, khi này liều thuốc sẽ được hiệu chỉnh giảm dần sau 1-2 tháng dựa trên mức độ cải thiện triệu chứng. Ngoài ra, sau khi ngưng điều trị, người bệnh cần tái khám mỗi 3 tháng trong một năm đầu tiên.

Những lưu ý trong điều trị Basedow

Quá trình điều trị Basedow thường rất dài, do vậy người bệnh cần chú ý tuân thủ điều trị đúng và đủ theo chỉ định của bác sĩ. Điều này giúp cải thiện bệnh nhanh và hạn chế được tình trạng tái phát.

Lưu ý, người bệnh nên có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và tập thể dục thường xuyên. Trong đó, việc tập thể dục sẽ giúp cải thiện cân nặng, nhịp tim, huyết áp tốt  hơn.

Yếu tố tâm lý như căng thẳng, stress có thể làm trầm trọng thêm bệnh Basedow, do vậy người bệnh cần thoải mái, tránh áp lực. Một số cách đơn giản như nghe nhạc, đi bộ,...

Cang-thang-co-the-lam-hieu-qua-dieu-tri-Basedow.png

Căng thẳng có thể làm hiệu quả điều trị Basedow

Điều trị Basedow là một hành trình dài, ngoài ra bệnh rất dễ tái phát. Lời khuyên từ chuyên gia là bên cạnh việc tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh nên phối hợp điều trị cùng sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương. Bên cạnh cải thiện các triệu chứng bên ngoài, sản phẩm còn tác động vào gốc rễ bệnh, tăng cường sức khỏe miễn dịch.

Link tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK448195/

https://www.verywellhealth.com/basedows-disease-overview-5193570#toc-causes

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/graves-disease/symptoms-causes/syc-20356240