Bướu cổ là sự gia tăng thể tích của tuyến giáp trạng. Bệnh được chia làm 3 loại đó là: Bướu cổ lành tính, rối loạn hormone tuyến giáp và ác tính. Bướu cổ nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để tìm hiểu kỹ hơn về bướu cổ, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bướu cổ và cách phân loại

Bướu cổ là tình trạng tuyến giáp phình to bất thường. Tuyến giáp nằm ở vị trí phía trước và gần cuối của cổ. Bệnh phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Khi bị bướu cổ, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu vùng cổ hoặc có các triệu chứng khác như: Tim đập nhanh, lo lắng, hồi hộp, da khô, tóc rụng,... tùy thuộc vào bướu cổ là do cường giáp hay suy giáp.

Bướu cổ được phân thành 3 loại chính: Bướu cổ đơn thuần, bướu cổ do rối loạn hormone tuyến giáp (cường giáp, suy giáp), bướu cổ ác tính (ung thư tuyến giáp). Trong đó, bướu cổ đơn thuần là bệnh phổ biến nhất chiếm 80% các loại bướu cổ.

Buou-co-la-tinh-trang-tuyen-giap-phinh-to-bat-thuong.webp

Bướu cổ là tình trạng tuyến giáp phình to bất thường

Căn nguyên của bệnh bướu cổ là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây bướu cổ, trong số những phổ biến nhất là: Do thiếu hụt iod, dùng thuốc, thức ăn,... Cụ thể:

- Thiếu hụt iod: Nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ chủ yếu do tác nhân thiếu hụt iod. Bình thường, cơ thể con người thu nhận iod vô cơ nhằm phục vụ cho tuyến giáp trạng sản xuất hormone. Nhưng vì một lý do nào đó, tuyến giáp không nhận được đầy đủ hàm lượng iod gây giảm sản xuất hormone. Do đó, tuyến giáp phải phình to để thu bắt iod từ các cơ quan khác nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất hormone T3, T4 gây bướu giáp (bướu cổ).

- Do rối loạn miễn dịch: Hệ miễn dịch có vai trò nhận diện các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn, nó sẽ sinh ra kháng thể bất thường có chức năng giống với hormone kích thích tuyến giáp TSH khiến tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều hormone T3, T4 so với nhu cầu của cơ thể gây bướu cổ cường giáp.

Giống như trường hợp bướu cổ do cường giáp, nguyên nhân gây suy giáp là do hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể tấn công tuyến giáp. Hậu quả là khiến cho tế bào tuyến giáp bị tổn thương, dẫn đến sản xuất không đủ hormone so với nhu cầu của cơ thể. Lúc này, các tế bào lành sẽ phải tăng cường hoạt động để bù đắp lượng hormone bị thiếu hụt khiến vùng cổ phình to gây bướu cổ. Khi khối bướu càng to thì lượng hormone càng thấp.

- Do dùng thuốc: Nguyên nhân gây bướu cổ có thể do dùng một số loại thuốc kéo dài như muối Lithium (dùng trong chuyên khoa tâm thần), thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc có chứa iod,...

- Do thức ăn: Ăn nhiều thực phẩm ức chế tổng hợp hormone giáp như các loại rau họ cải, măng, sắn,…

- Rối loạn loạn hormone nội tiết nữ: Phụ nữ thời kỳ có thai và cho con bú có nguy cơ bị bướu cổ hơn so với người bình thường.

Roi-loan-he-mien-dich-la-nguyen-nhan-thuong-gap-gay-buou-co.webp

Rối loạn hệ miễn dịch là nguyên nhân thường gặp gây bướu cổ

Các triệu chứng của bướu cổ

Bướu cổ thường diễn biến âm thầm, rất khó nhận biết. Tùy vào từng loại bướu cổ mà người mắc sẽ có triệu chứng khác nhau như: Cổ to, mệt mỏi, chán ăn, thay đổi cân nặng, rối loạn nhịp tim,... Cụ thể:

- Bướu giáp đơn thuần thường có biểu hiện cổ phình to, một số người bệnh xuất hiện cảm giác nuốt nghẹn. Bệnh thường được phát hiện khi đi thăm khám sức khỏe vì một lý do khác không liên quan đến tuyến giáp.

- Một số người bệnh mắc suy giáp sẽ có biểu hiện: Tăng cân, mệt mỏi, đau cơ, táo bón, rụng tóc, nói khàn, chán ăn, giảm trí nhớ,...

- Còn đối với người bị bướu cổ cường giáp, người bệnh thường có biểu hiện: Sụt cân nhanh chóng, mệt mỏi, tim đập nhanh, lo lắng, hồi hộp, run chân tay,...

- Những người bị ung thư tuyến giáp ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng điển hình. Khi khối u phát triển với kích thước lớn sẽ chèn ép vào thanh quản, thực quản, khí quản gây: Khàn tiếng, nuốt nghẹn, khó thở,...

Bướu cổ to nhanh có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của bướu cổ sẽ phụ thuộc vào từng loại bướu, cụ thể:

* Đối với trường hợp bướu cổ lành tính

Bướu cổ lành tính phát triển với kích thước lớn có thể gây mất thẩm mỹ, khó thở, khàn tiếng, nuốt nghẹn,... cụ thể:

  • Mất thẩm mỹ: Vùng cổ phình to gây mất thẩm mỹ làm người bệnh cảm thấy tự ti, xấu hổ, nhất là khi giao tiếp.
  • Khó thở: Bướu to có thể gây chèn ép khí quản, khiến người mắc cảm thấy khó thở, nghẹn cổ họng.
  • Khàn tiếng: Không chỉ khó thở, người bệnh còn có thể bị khàn giọng, nói không ra hơi do khối bướu phát triển chèn ép thanh quản.
  • Nuốt nghẹn: Bướu cổ phát triển với kích thước lớn sẽ chèn ép thực quản, làm cản trở việc tiêu hóa thức ăn, gây khó nuốt, có cảm giác thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng.

 Buou-co-to-nhanh-co-the-gay-nuot-nghen-kho-tho.webp

Bướu cổ to nhanh có thể gây nuốt nghẹn, khó thở

* Đối với trường hợp bướu cổ do cường giáp

Nồng độ hormone tuyến giáp tăng cao sẽ khiến người bệnh gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: Lồi mắt, suy tim, rối loạn thần kinh,... Cụ thể:

  • Lồi mắt: Người mắc Basedow thường gặp phải tình trạng lồi mắt, mắt sưng đỏ, nhìn đôi, suy giảm thị lực.
  • Loãng xương: Nồng độ hormone T3, T4 cao làm giảm hấp thu canxi vào xương gây ra tình trạng loãng xương.
  • Rối loạn tâm thần: Tình trạng này hiếm khi xảy ra, khi bị rối loạn tâm thần, người mắc có biểu hiện kích động hoặc lú lẫn, hoang tưởng.
  • Suy tim: Người bị cường giáp thường có biểu hiện tim đập nhanh. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim sung huyết.
  • Cơn bão giáp: Bão giáp xảy ra khi nồng độ hormone tuyến giáp tăng cao đột ngột. Khi gặp phải tình trạng này người bệnh thường có biểu hiện sốt, mê sảng, mệt mỏi,... Đây là biến chứng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng người mắc.

* Đối với trường hợp bướu cổ do suy giáp

Người bị bướu cổ suy giáp có thể gặp phải biến chứng như: Vô sinh, trầm cảm, phù niêm,.... Cụ thể như sau:

Vô sinh

Nồng độ hormone T3, T4 thấp sẽ cản trở quá trình rụng trứng, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Do vậy, những người bị suy giáp sẽ có nguy cơ vô sinh cao hơn so với người bình thường.

Trầm cảm

Người ta thấy rằng ở những bệnh nhân mắc suy giáp, nồng độ hormone hạnh phúc serotonin thường thấp. Do vậy, người bệnh thường dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, lo âu.

Phù niêm

Phù niêm là biến chứng nguy hiểm do suy giáp gây ra. Khi gặp phải tình trạng phù niêm (myxedema), người mắc sẽ có biểu hiện: Da khô, buồn ngủ, táo bón, ù tai,... Nếu phù niêm nặng, người bệnh sẽ bị hôn mê, bất tỉnh.

* Biến chứng bướu cổ ác tính

Mặc dù, tỷ lệ mắc bướu cổ ác tính rất thấp chỉ chiếm 5% trường hợp mắc bệnh tuyến giáp, tuy nhiên đây là bệnh nguy hiểm. Nếu bướu cổ ác tính không được điều trị đúng cách sẽ di căn sang các bộ phận khác như: Tim, não, thận, phổi,...

Buou-co-ac-tinh-co-the-de-doa-den-tinh-mang-cua-nguoi-mac.webp

Bướu cổ ác tính có thể đe dọa đến tính mạng của người mắc

Để được tư vấn miễn phí về bệnh liên hệ ngay

Hotline 0902207582.png

Cách điều trị bướu cổ

Tùy thuộc vào từng loại bướu cổ cũng như kích thước khối bướu mà người bệnh sẽ có phương pháp điều trị khác nhau như: Theo dõi, dùng thuốc, phẫu thuật,... Cụ thể:

Bướu cổ đơn thuần

Bướu cổ đơn thuần kích thước nhỏ thì chỉ cần theo dõi, bổ sung iod vào chế độ ăn uống hàng ngày hoặc sử dụng thuốc bổ sung hormone tuyến giáp. Tuy nhiên với trường hợp khi bướu cổ đã to, ảnh hưởng đến thẩm mỹ; Bướu cổ điều trị nội khoa thất bại; Khối bướu chèn ép vào các cơ quan lân cận gây đau đầu, khó thở, khó nuốt... thì sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Bướu cổ suy giáp

Đối với trường hợp bướu cổ suy giáp, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng thuốc bổ sung hormone tuyến giáp như levothyroxin. Do thuốc levothyroxin có thời gian bán thải dài (7 ngày) nên người bệnh chỉ cần uống một lần trong ngày. Liều khởi đầu trung bình 1,6 - 1,8µg/kg/ngày, không quá 200 microgam/ngày. Sau từ 5-6 tuần dùng levothyroxin, nồng độ T4 huyết thanh sẽ tăng lên. Lúc này, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại liều dùng thuốc suy giáp cho người bệnh sao cho phù hợp.

Việc sử dụng thuốc cần theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý tăng hoặc bỏ liều khi người mắc giảm triệu chứng.

Bướu cổ cường giáp

Trường hợp mắc bướu cổ cường giáp sẽ được sử dụng thuốc ngăn chặn tuyến giáp tiết hormone quá mức như: PTU, methimazole,... Trong 1-3 tháng đầu điều trị, bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng thuốc kháng giáp với liều cao. Khi nồng độ hormone ổn định, liều dùng thuốc kháng giáp sẽ được điều chỉnh về mức duy trì.

Trong một số trường hợp, người bệnh mắc bướu cổ cường giáp sẽ được chỉ định dùng iod phóng xạ. Phương pháp này có tác dụng thu nhỏ kích thước khối bướu và ổn định nồng độ hormone tuyến giáp. Tuy nhiên sau điều trị bướu cổ cường giáp bằng iod phóng xạ, người bệnh có thể gặp phải tình trạng suy giáp, phải dùng hormone thay thế suốt đời.

Những trường hợp không đáp ứng điều trị với thuốc hoặc iod phóng xạ sẽ được phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp. Tuy nhiên sau phẫu thuật, người bệnh sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.

Can-can-nhac-khi-lua-chon-phuong-phap-phau-thuat-buou-co.webp

Cần cân nhắc khi lựa chọn phương pháp phẫu thuật bướu cổ

Bướu cổ ác tính

Người mắc bướu cổ ác tính (ung thư tuyến giáp) sẽ được chỉ chỉ định phẫu thuật hoặc dùng iod phóng xạ để ngăn chặn tình trạng di căn. Sau điều trị, người bệnh có thể gặp phải tình trạng suy giáp, phải sử dụng thuốc thay thế hormone.

>>>Xem thêm: Nhận biết bướu cổ ác tính và cách điều trị bệnh hiệu quả

Cách phòng ngừa bệnh bướu cổ

Để phòng ngừa bệnh bướu cổ, người mắc cần áp dụng các biện pháp sau:

- Cần tiếp tục truyền thông cho các bà nội trợ, trong trường học và cộng đồng những ích lợi của việc dùng muối iod và cách dùng, như: Muối iod an toàn cho tất cả mọi người, không làm thay đổi mùi vị thức ăn. Mua muối ở nơi có uy tín, xem kỹ nơi sản xuất, bao bì nguyên vẹn để phòng muối iod giả. Đựng trong lọ khô có nắp đậy hoặc buộc chặt miệng túi sau khi dùng xong, tránh để muối iod nơi quá nóng, nhiều ánh sáng.

- Ăn các loại hải sản như: Cá biển, sò ốc, mực; Rong biển (rong sụn, rau câu, tảo…); Các loại rau xanh, rau xà lách, trứng, phủ tạng động vật, sữa hoặc dùng thêm viên tảo có bán tại các nhà thuốc tây.

De-phong-ngua-buou-co-nguoi-benh-can-co-che-do-dinh-duong-phu-hop.webp

Để phòng ngừa bướu cổ người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp

Kiểm soát bướu cổ hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược

Như vậy để điều trị một cách hiệu quả bướu cổ bên cạnh các phương pháp tây y thì việc lựa chọn các sản phẩm thảo dược đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Ưu điểm của dòng sản phẩm thảo dược đối với các rối loạn tuyến giáp đó là tác động vào cả nguyên nhân, triệu chứng và đặc biệt rất an toàn khi sử dụng. Do đó, người mắc bướu cổ có thể dùng lâu dài, vừa giúp hỗ trợ điều trị vừa có thể sử dụng để phòng ngừa tái phát.

Một trong các sản phẩm tiêu biểu có mặt trên thị trường hiện nay là sản phẩm Ích Giáp Vương, có chứa thành phần chính hải tảo kết hợp cùng các thảo dược quý khác như khổ sâm nam, ba chạc, bán biên liên, lá neem… Công dụng của hải tảo trong điều trị bướu cổ bao gồm điều hòa miễn dịch, làm mềm và làm tiêu khối u, đã được y học cổ truyền và y học hiện đại chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Việc kết hợp với các thảo dược khác giúp tăng cường công năng của hải tảo cũng như cải thiện triệu chứng được toàn diện hơn.

Ich-Giap-Vuong-Giai-phap-cho-nguoi-bi-buou-co.webp

Ích Giáp Vương - Giải pháp cho người bị bướu cổ

nut-dat-mua-ich-giap-vuong.webp

Nhận diện và phát hiện sớm bướu cổ giúp điều trị bệnh hiệu quả. Nếu còn thắc mắc về bệnh bướu cổ và phương pháp điều trị hãy để lại bình luận và số điện thoại, chúng tôi sẽ giải đáp sớm giúp bạn. 

Link tham khảo:

https://www.webmd.com/women/understanding-goiter-basics

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/goiter/symptoms-causes/syc-20351829

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12625-goiter