Tuyến giáp có vai trò tổng hợp và bài tiết các hormone giáp giữ cho chuyển hóa và nhiều hoạt động chức năng của cơ thể cân bằng. Bệnh tuyến giáp là tình trạng thay đổi về cấu trúc và rối loạn về chức năng của tuyến. Hầu hết các bệnh lý của tuyến giáp đều dẫn đến phì đại tuyến giáp nên còn được gọi là bệnh bướu giáp.

Phân loại bệnh tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp bao gồm  3 loại chính đó là: Bướu giáp đơn thuần, bướu giáp do rối loạn hormone tuyến giáp (suy giáp, cường giáp); Bướu giáp ác tính,... Cụ thể:

-Bướu giáp không có rối loạn chức năng được gọi là bệnh bướu giáp đơn thuần. Trong đó, có bướu giáp nhân (khi có một nhân), bướu giáp đa nhân (nhiều nhân) và bướu giáp lan tỏa (khi không có nhân).

-Bướu cường chức năng tuyến giáp hay gặp nhất là bệnh Basedow với triệu chứng điển hình là bướu giáp lan tỏa, mạch nhanh, mắt lồi và run tay. Một số bệnh bướu khác bao gồm: bướu nhân nhiễm độc (bệnh Plummer), bệnh bướu đa nhân nhiễm độc, nhiễm độc giáp do thuốc.

-Bướu nhược giáp là bệnh tuyến giáp hay gặp nhất, trong đó chủ yếu là nhược năng giáp bẩm sinh (bướu cổ đần độn), một số trường hợp viêm tuyến giáp mạn tính.

-Bệnh ung thư tuyến giáp: Ung thư tuyến giáp (bướu giáp ác tính) thường là bướu đơn nhân mọc ở 1 hoặc hai thùy.

Buou-giap-bao-gom-lanh-tinh-ac-tinh-roi-loan-hormone-tuyen-giap.webp

Bướu giáp bao gồm lành tính, ác tính, rối loạn hormone tuyến giáp

>>>Xem thêm: Vạch mặt 15 triệu chứng cường giáp mà bạn cần phải dè chừng

Nguyên nhân của bệnh tuyến giáp

Còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng, nhưng có một số yếu tố liên quan được cho là nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp bao gồm: Do thiếu hụt iod, stresss, rối loạn miễn dịch, di truyền,... Cụ thể:

  • Do thiếu hụt iod:  Chế độ ăn nghèo iod là nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh bướu cổ đơn thuần, suy giáp. Tuy nhiên với những người mắc bướu cổ do cường giáp thì dư thừa iod là yếu tố thuận lợi để hình thành bệnh.
  • Do giảm hấp thu (bệnh lý tiêu hóa): Những người bị rối loạn men chuyển hóa iod sẽ dễ gặp phải các bệnh lý tuyến giáp.
  • Stress; Theo các nhà khoa học, stress là yếu tố nguy cơ cao gây ra các bệnh tuyến giáp.
  • Di truyền: Hiện nay, người ta thấy rằng bệnh tuyến giáp có liên quan đến yếu tố di truyền. Người có bố, mẹ, anh chị em mắc bệnh tuyến giáp sẽ có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường.

Benh-tuyen-giap-co-lien-quan-den-yeu-to-di-truyen.webp

Bệnh tuyến giáp có liên quan đến yếu tố di truyền

Triệu chứng của bệnh tuyến giáp

Triệu chứng của bệnh tuyến giáp rất khác nhau tùy vào từng loại. Với bướu cổ đơn thuần, ung thư tuyến giáp kích thước nhỏ thường ít gây ra triệu chứng. Người mắc chỉ tình cờ phát hiện ra bướu giáp khi đi thăm khám một bệnh khác. Tuy nhiên với những người mắc bướu giáp có kèm rối loạn hormone T3, T4 (suy giáp, cường giáp) thì sẽ gặp phải các triệu chứng như: Thay đổi cân nặng, nhịp tim, huyết áp,... Cụ thể:

  • Thay đổi cân nặng: Rối loạn hormone tuyến giáp khiến cho quá trình chuyển hóa cơ bản của người bệnh bị thay đổi. Với những người mắc cường giáp, do dư thừa nồng độ homrone tuyến giáp nên chuyển hóa cơ bản tăng. Hậu quả là khiến người bệnh bị sụt cân đột ngột mắc dù chế độ ăn không thay đổi. Đối với suy giáp thì ngược lại, tình trạng giảm hormone giáp sẽ làm quá trình chuyển hóa chậm lại khiến người bệnh bị tăng cân, béo phì. Đây là nỗi ám ảnh của nhiều người bệnh mắc suy giáp.
  • Bướu giáp: Bướu giáp (bướu cổ) xuất hiện ở cả người mắc suy giáp và cường giáp. Người mắc suy giáp thường có khối bướu to lệch sang một bên cổ. Còn trường hợp mắc cường giáp, bướu giáp thường phình to hai bên.
  • Rối loạn nhịp tim: Bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận của cơ thể trong đó có hoạt động của tim. Nhịp tim có thể nhanh hoặc chậm tùy thuộc vào loại bệnh. Với cường giáp, người bệnh thường có triệu chứng tim đập nhanh, huyết áp tăng. Trong trường hợp suy giáp, người bệnh sẽ có biểu hiện: Nhịp tim chậm (chậm hơn 10-20 nhịp/phút so với bình thường), tăng cholesterol máu. Rối loạn nhịp tim nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc suy tim rất nguy hiểm.
  • Tâm thần kinh: Tâm lý bất ổn và mệt mỏi là triệu chứng dễ gặp ở những người mắc cường giáp và suy giáp. Người mắc bệnh cường giáp thường có cảm giác lo lắng, hồi hộp, sợ hãi, mất ngủ. Ngược lại với người mắc suy giáp, họ thường gặp phải tình trạng buồn rầu, stress và trầm cảm.
  • Bệnh tuyến giáp gây rối loạn về tâm lý và chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Suy tuyến giáp khiến chúng ta mệt mỏi, trầm cảm, giảm hoạt động trong khi cường tuyến giáp khiến bệnh nhân mất ngủ, khó chịu, lo lắng, bồn chồn.
  • Rụng tóc: Tóc rụng nhiều là một trong những dấu hiệu cho thấy hormones tuyến đang bất ổn. Cả suy và cường chức năng tuyến giáp đều khiến rụng tóc. Trong hầu hết các trường hợp, tóc sẽ mọc lại bình thường nếu được điều trị đúng cách.
  • Rối loạn thân nhiệt: Bệnh tuyến giáp gây rối loạn điều hòa thân nhiệt. Người bị suy tuyến giáp thường luôn cảm thấy lạnh còn người cường giáp thì lúc nào cũng đổ mồ hôi và da khô nóng.

Roi-loan-than-nhiet-la-trieu-chung-thuong-gap-khi-mac-benh-tuyen-giap.webp

Rối loạn thân nhiệt là triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh tuyến giáp

Tư vấn bệnh tuyến giáp

Hotline 0902207582.png

Bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không?

Bệnh tuyến giáp đa phần là lành tính, có thể kiểm soát được bệnh nếu như phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan, cần đi khám sớm nếu như có cơ thể có những triệu chứng bất thường.

Biến chứng của bướu cổ đơn thuần

Bướu cổ đơn thuần kích thước lớn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Chèn ép lên thanh quản gây khàn tiếng; Chèn lên thực quản gây khó nuốt; Chèn lên khí quản gây khó thở,... Do vậy để kiểm soát kích thước khối bướu, người bệnh nên tuân thủ điều trị và đi khám định kỳ.

Biến chứng ung thư tuyến giáp

Mặc dù ung thư tuyến giáp có khả năng chữa khỏi cao. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể, làm đe dọa đến tính mạng người mắc.

Biến chứng của suy giáp, cường giáp

Rối loạn hormone tuyến giáp gây ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của cơ thể. Do vậy bệnh cần được kiểm soát chặt chẽ. Với những người bị suy giáp thì hôn mê là biến chứng nguy hiểm nhất, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như: Nhịp tim chậm, co giật, hôn mê,... Trong trường hợp cường giáp, nếu không được điều trị người bệnh sẽ phải đối mặt với cơn bão giáp (nồng độ hormone tăng cao đột ngột) gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nguoi-mac-cuong-giap-co-the-gap-phai-con-bao-giap-nguy-hiem.webp

Người mắc cường giáp có thể gặp phải cơn bão giáp nguy hiểm

Các phương pháp chẩn đoán bệnh tuyến giáp

Để chẩn đoán bệnh tuyến giáp ngoài các triệu chứng lâm sàng, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm như: Xét nghiệm máu, siêu âm, chọc hút tế bào, xạ hình tuyến giáp,...

  • Xét nghiệm máu: Đây là phương pháp giúp định lượng nồng độ hormone giáp, giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh tuyến giáp có gây rối loạn hormone không.
  • Siêu âm: Siêu âm giúp xác định được sự thay đổi cấu trúc tuyến giáp và đánh giá kích thước của bướu giáp. Bên cạnh đó siêu âm còn giúp bác sĩ xác định bướu giáp là đơn  hoặc đa nhân.
  • Chọc hút tế bào: Chọc hút tế bào giúp bác sĩ xác định bướu giáp có các tế bào ác tính hay không.
  • Xạ hình tuyến giáp: Xạ hình tuyến giáp thường áp dụng cho các trường hợp mắc ung thư tuyến giáp. Phương pháp này giúp đánh giá giai đoạn bệnh và kích thước của khối u.

Điều trị bệnh tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp là bệnh tiến triển chậm, đa phần lành tính, có thể điều trị khỏi (kể cả ung thư tuyến giáp). Nếu được chẩn đoán sớm, điều trị và theo dõi cẩn thận bởi các chuyên gia nội tiết giàu kinh nghiệm. Bệnh hoàn toàn có thể hồi phục. Mục tiêu của điều trị các bệnh tuyến giáp là đưa cơ thể trở lại bình giáp và giảm thiểu biến chứng có thể xảy ra. Có 3 phương pháp điều trị bệnh tuyến giáp hiện nay là: Nội khoa, ngoại khoa, xạ hình tuyến giáp,... Cụ thể:

- Nội khoa: Sử dụng thuốc bổ sung hormon tuyến đối với suy giáp hoặc thuốc kháng giáp trạng đối với cường giáp, và một số thuốc khác giúp điều trị triệu chứng theo từng bệnh lý.

- Xạ trị bằng iod phóng xạ: Phương pháp này thường được áp dụng trong điều trị bướu cường giáp cho hiệu quả cao, bệnh nhân nhanh chóng trở về bình giáp. Ngoài ra cũng được áp dụng trong xạ trị sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp.

- Phẫu thuật: Phẫu thuật là chỉ định đầu tay cho người mắc ung thư tuyến giáp. Bên cạnh đó phẫu thuật cũng được áp dụng cho các trường hợp: Không đáp ứng với thuốc hoặc iod phóng xạ, biến chứng chèn ép, phụ nữ có thai...

Bên cạnh đó y học hiện đại cũng đã nghiên cứu nhiều vị thuốc từ đông y điều trị bướu tuyến giáp cho hiệu quả cao trong đó có hải tảo. Hải tảo có tác dụng dược lý khá phong phú như: Tăng cường công năng miễn dịch của cơ thể; Chống suy giảm bạch cầu; Chống phóng xạ; Giảm mỡ máu; Bổ sung vi lượng phong phú cho cơ thể, giúp phòng chống bướu cổ do thiếu i-ốt; kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, chống độc tố; Chống oxy hóa và thải trừ các gốc tự do; Thúc đẩy quá trình ngưng tập hồng cầu, có tác dụng cầm máu.

Để tăng cường tác dụng của hải tảo trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh tuyến giáp như cường giáp, suy giáp và ung thư tuyến giáp, các nhà khoa học đã dùng vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp với các dược liệu quý như bán biên liên, ba chạc, khổ sâm nam, neem,… và bào chế dưới dạng viên nén tiện dùng có tên là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương. Sản phẩm giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng của các bệnh tuyến giáp như giúp điều hòa thân nhiệt, ổn định tim mạch, huyết áp, mỡ máu, tăng cường sức khỏe, chống mệt mỏi,… Đồng thời giúp làm mềm các khối u tuyến giáp, giảm viêm, giảm sưng, đau ở các khối bướu giáp; Ngăn chặn các chất độc có thể gây ra tình trạng nhiễm độc giáp.

Ich-Giap-Vuong-Giai-phap-cho-nguoi-bi-benh-tuyen-giap.webp

Ích Giáp Vương - Giải pháp cho người bị bệnh tuyến giáp

Đặt mua ngay

icon-mua-ngay.webp

Để tăng cường hiệu quả điều trị, người mắc bệnh tuyến giáp nên duy trì sử dụng Ích Giáp Vương với liều 2-4 viên/ lần, uống 2 lần một ngày và dùng theo đợt từ 3-6 tháng.

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tuyến giáp

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh và góp phần ổn định nồng độ hormone. Theo các chuyên gia, người mắc bệnh tuyến giáp nên ăn các loại quả chứa chất chống oxy hóa, giàu vitamin và khoáng chất,... hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất kích thích. Cụ thể:

- Các loại quả chứa chất oxy hóa tốt cho sức khỏe tuyến giáp đó là: Quả mận; Quả mâm xôi (Blackberries); Quả việt quất; Quả lựu; Táo đỏ; Dâu tây,...

- Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu omega 3, vitamin A, C, E: Cá hồi, tôm, hải tảo, bí đao,...

- Người bệnh nên tránh ăn các chất chứa nhiều dầu mỡ và chất kích thích như: Cà phê, rượu, khoai tây chiên, xúc xích rán,...

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những kiến thức bổ ích cho độc giả về các loại bệnh tuyến giáp và các phương pháp điều trị. Để được tư vấn về bệnh và sản phẩm Ích Giáp Vương - Suy giáp, cường giáp, bướu to; Bình ổn tuyến giáp chớ lo bệnh này, vui lòng liên hệ tổng đài: 0902207582 (ZALO/VIBER).