Basedow là căn bệnh ngày càng phổ biến và có thể gặp ở mọi đối tượng, nhất là phụ nữ ngoài tuổi 30. Bệnh Basedow nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch, mắt, da,... Vậy Basedow là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị của Basedow như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!
Bệnh basedow là gì?
Basedow (hay còn gọi là bệnh Graves) là một bệnh lý cường giáp phổ biến gây ra bởi tình trạng rối loạn hệ miễn dịch. Khi mắc Basedow, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công tuyến giáp khiến cơ quan này tiết ra quá nhiều hormone giáp so với ngưỡng mà cơ thể cần.
Basedow là một thể cường giáp phổ biến
Nguyên nhân gây ra bệnh Basedow là gì?
Có giả thuyết cho rằng bệnh Basedow được phát triển từ sự kết hợp của gen và các tác nhân bên ngoài ví dụ như virus, sự thay đổi nội tiết tố, một số loại thuốc, do dư thừa i-ốt,... Tuy nhiên, người ta thấy rằng nguyên nhân chính gây bệnh Basedow là do sự suy yếu, rối loạn hệ miễn dịch.
Bình thường hệ miễn dịch có vai trò sản xuất kháng thể để nhận diện và tiêu diệt các tác nhân có hại như: Vi khuẩn, virus,... Tuy nhiên khi hệ miễn dịch bị rối loạn, suy yếu, cơ thể sẽ sinh ra các kháng thể có vai trò giống với hormone kích thích tuyến giáp TSH. Hậu quả làm cho tuyến giáp tăng sản xuất hormone tuyến giáp gây cường giáp Basedow.
Ai là đối tượng có khả năng mắc Basedow?
Thông thường, phụ nữ có khả năng mắc bệnh Basedow nhiều hơn nam giới, nhất là những phụ nữ trên 30 tuổi. Bệnh sẽ có khả năng xuất hiện cao hơn nếu:
- Gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh Basedow hoặc Hashimoto.
- Hiện đang mắc các bệnh tự miễn khác ví dụ như bạch tạng, viêm dạ dày tự miễn, viêm khớp dạng thấp, tiểu đường tuýp 1.
- Hút thuốc lá thường xuyên,
- Ngừng corticoid đột ngột.
Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ cao mắc Basedow
Triệu chứng của bệnh Basedow
Basedow là nguyên nhân số một gây ra hội chứng cường giáp với các triệu chứng của quá trình tăng chuyển hóa như:
- Tăng nhịp tim hoặc rối loạn nhịp tim
Nhịp tim của người mắc Basedow thường lớn hơn 100 nhịp/phút ngay cả khi nghỉ ngơi. Khi nhịp tim tăng, người bệnh thường có cảm giác lo lắng, hồi hộp, đánh trống ngực,...
- Run tay, yếu cơ
Ngoài tim đập nhanh, run tay, yếu cơ là triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh Basedow. Lúc mới bị bệnh, người mắc chỉ run tay nhẹ, sau đó tăng lên khi bệnh tiến triển hoặc xúc động hay tập trung làm một việc gì đó như: Khâu quần áo, xỏ kim, viết chữ,...
Bên cạnh đó, người bệnh còn bị yếu cơ gây khó khăn khi đi lại. Ở những người mắc Basedow nặng, có thể gặp phải tình trạng khó thở do cơ hô hấp bị suy yếu.
- Đổ mồ hôi và nhạy cảm với nhiệt độ
Nồng độ hormone tuyến giáp cao khiến cơ thể người bệnh Basedow tăng chuyển hóa. Điều này khiến cho người mắc đổ nhiều mồ hôi nhất là bàn tay chân, sợ nóng ngay cả khi thời tiết mát mẻ.
- Lo lắng, bồn chồn, khó ngủ, mệt mỏi, dễ cáu gắt
Không chỉ các cơ quan chuyển hóa bị ảnh hưởng mà bệnh Basedow còn gây ra tình trạng kích thích thần kinh. Do đó khi bị bệnh người mắc thường gặp phải các triệu chứng như: Lo lắng, bồn chồn, khó ngủ, mệt mỏi, mất tập trung, cáu gắt,...
- Ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân
Người mắc bệnh Basedow thường gầy yếu, sụt cân nhanh. Nguyên nhân là do nồng độ hormone cao khiến cơ thể tăng chuyển hóa gây ra tình trạng sụt cân.
Người mắc bệnh Basedow bị sụt cân nhanh dù chế độ ăn uống không đổi
Bệnh Basedow có nguy hiểm không?
Basedow là bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh có thể gây ra các biến chứng liên quan đến mắt, da, loãng xương và thậm chí là tính mạng. Cụ thể:
Biến chứng của Basedow trên mắt
Ngoài các triệu chứng do tăng chuyển hóa, người mắc bệnh Basedow có thể gặp phải một số vấn đề về mắt như:
- Lồi mắt.
- Tăng áp lực và đau mắt.
- Mắt dễ bị kích thích, khô mắt.
- Nhạy cảm với ánh sáng.
- Mắt mờ hoặc nhìn đôi (song thị).
Theo Viện Quốc gia về Tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh Thận Hoa Kỳ (NIDDK), hơn 30% những người bị Basedow sẽ gặp các biến chứng về mắt ở mức độ nhẹ. Và khoảng 5% trong số đó là bệnh sẽ tiến triển nặng hơn.
Lồi mắt là triệu chứng điển hình của bệnh Basedow
Ảnh hưởng của Basedow trên da
Chỉ một tỷ lệ nhỏ (khoảng 2-3%) những người bị Basedow sẽ gặp phải tình trạng viêm da và to các đầu chi. Triệu chứng thường gặp trên da là ban đỏ, da dày lên và sần sùi. Hầu hết các ảnh hưởng trên da chỉ ở mức độ nhẹ và không gây đau đớn.
Cơn bão giáp biến chứng nguy hiểm của bệnh Basedow
Cơn bão giáp là là biến chứng nguy hiểm do Basedow gây ra và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Khi gặp phải cơn bão giáp người bệnh sẽ có biểu hiện nhịp tim tăng đột ngột, huyết áp và nhiệt độ cơ thể tăng cao nguy hiểm.
Basedow gây loãng xương
Thông thường ở phụ nữ sau mãn kinh xương sẽ trở nên yếu và mỏng manh hơn. Bệnh Basedow có thể làm tăng tốc độ thoái hóa xương dẫn đến loãng xương.
Chẩn đoán bệnh Basedow
Để chẩn đoán bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng của bệnh Basedow như tăng nhịp tim, run tay, mắt lồi, thay đổi về da và sự tăng kích thước của tuyến giáp để đưa ra chẩn đoán sơ bộ về tình trạng của người bệnh. Tuy nhiên để khẳng định chính xác người bệnh có mắc Basedow không thì cần phải thực hiện các xét nghiệm lâm sàng như:
Xét nghiệm máu
Từ sự thay đổi của nồng độ TSH (hormone kích thích tuyến giáp) và các hormone của tuyến giáp (T3, T4) mà bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng bệnh. Ngoài ra có thể xem xét đến sự tăng các kháng thể tuyến giáp (TRAb) và globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp (TSI) để chẩn đoán chính xác bệnh.
Xạ hình tuyến giáp
Mục đích của xét nghiệm này là đo lượng i-ốt mà tuyến giáp hấp thụ để tạo thành hormone T3, T4. Nếu tuyến giáp hấp thụ một lượng i-ốt lớn bất thường, bạn có thể đang mắc bệnh Basedow.
Siêu âm tuyến giáp
Phương pháp này dùng sóng âm để xác định kích thước khối bướu. Cùng với xạ hình tuyến giáp và xét nghiệm máu, siêu âm tuyến giáp giúp chẩn đoán bệnh Basedow một cách chính xác.
Siêu âm tuyến giáp giúp xác định hình ảnh bướu Basedow
>>>Xem thêm: Bị basedow cho con bú có bị lây bệnh không?
Các phương pháp điều trị bệnh Basedow
Hiện nay đang có 3 phương pháp điều trị bệnh Basedow được áp dụng: Dùng thuốc, xạ trị và phẫu thuật tuyến giáp. Tùy thuộc vào từng tình trạng sức khỏe của mỗi người và triệu chứng bệnh mà lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp.
Điều trị bằng thuốc
Các thuốc thường được sử dụng trong điều trị Basedow đó là: Thuốc chẹn beta, kháng giáp. Các loại thuốc này thường được phối hợp với nhau để kiểm soát triệu chứng bệnh. Cụ thể:
- Thuốc chẹn beta: Thuốc chẹn beta được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của bệnh Basedow bao gồm run tay, tim đập nhanh, lo lắng,...
- Thuốc kháng giáp: Đây là liệu pháp đầu tay để điều trị cường giáp Basedow. Thuốc có tác dụng ngăn chặn tuyến giáp sản xuất hormone, cải thiện triệu chứng bệnh một cách tạm thời. Thuốc kháng giáp có thể gây ra các tác dụng phụ như dị ứng, giảm lượng bạch cầu, suy gan.
Thuốc kháng giáp phổ biến thường được dùng là Methimazole (MMI) và Propylthiouracil (PTU). Trong đó Methimazole là thuốc được các bác sĩ kê đơn nhiều nhất. Còn Propylthiouracil lại là sự lựa chọn an toàn nhất đối với phụ nữ đang mang bầu trong vòng 3 tháng đầu. Thời gian điều trị Basedow bằng thuốc kháng giáp từ 12-18 tháng liên tục và có thể dừng nếu nồng độ TRAb (kháng thể tự miễn) và TSH (hormone tuyến yên) về mức bình thường. Cũng có trường hợp phải tiếp tục sử dụng thuốc trong nhiều năm liền.
Nếu tình trạng bệnh nhẹ, thuốc kháng giáp sẽ được ưu tiên sử dụng hơn. Tuy nhiên phương pháp điều trị bằng thuốc không thể chữa khỏi dứt điểm bệnh Basedow mà chỉ có tác dụng giảm và kiểm soát các triệu chứng.
Điều trị nội khoa có thể làm giảm triệu chứng bệnh Basedow
Điều trị bằng xạ trị
Xạ trị hay còn gọi là radioiodine (RAI) là phương pháp được sử dụng phổ biến cho khoảng 70% trường hợp mắc Basedow tại Mỹ. Bác sĩ sẽ cho người bệnh uống i-ốt phóng xạ 131 dạng viên nang hoặc dung dịch.
Sau khi uống, tuyến giáp sẽ hấp thụ các bức xạ từ i-ốt phóng xạ và phá hủy các tế bào tuyến giáp để cơ quan này không thể tạo ra được các hormone giáp. Điều trị Basedow bằng i-ốt phóng xạ không áp dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Phương pháp này có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh nhãn khoa gây ra bởi Basedow. Những người sử dụng phương pháp RAI sau khi chữa khỏi thường sẽ bị suy giáp, phải bổ sung thuốc hormone tuyến giáp hàng ngày.
Phẫu thuật tuyến giáp
Phẫu thuật tuyến giáp là phương pháp cuối cùng được các bác sĩ gợi ý điều trị. Thường được chỉ định trong trường hợp có bướu lớn hoặc phụ nữ mang thai không thể sử dụng thuốc kháng giáp và xạ trị.
Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp của bạn. Phương pháp này cũng gây suy giáp như phương pháp xạ trị. Người bệnh sẽ phải dùng thuốc bổ sung hormone tuyến giáp suốt đời. Sau khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp và chỉ định liều dùng sao cho phù hợp.
Phẫu thuật điều trị Basedow tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm
Sử dụng thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh Basedow
Hiện nay, bên cạnh các phương pháp điều trị bằng tây y nhiều người có xu hướng sử dụng thảo dược vì tính an toàn và lành tính. Tiêu biểu trong số đó là vị thuốc hải tảo.
Từ xa xưa y học cổ truyền đã sử dụng hải tảo trong nhiều bài thuốc giúp tiêu u bướu, thanh nhiệt, giải độc. Gần 2000 năm qua, y học Trung Quốc đã sử dụng hải tảo trị các bệnh liên quan đến tuyến giáp. Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho thấy: Trong hải tảo rất giàu acid amin, vitamin và khoáng chất cùng nhiều hoạt chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các gốc tự do gây bướu cổ và có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa nồng độ hormone tuyến giáp (nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2012). Khi sử dụng hải tảo với liều lượng phù hợp sẽ giúp cải thiện các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp như: Basedow, suy giáp, u tuyến giáp, hiệu quả,....
Đặc biệt, khi kết hợp hải tảo với các thảo dược quý như: Bán biên liên, khổ sâm nam, ba chạc, lá neem,... sẽ giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp giúp hỗ trợ ngăn chặn bệnh Basedow tái phát hiệu quả. Thấy được tác dụng của hải tảo các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương.
Ích Giáp Vương - Giải pháp cho người mắc bệnh Basedow
Ích Giáp Vương chứa thành phần chính hải tảo kết hợp với khổ sâm nam, ba chạc, lá neem,... Sản phẩm có tác dụng điều hòa hormone tuyến giáp, hỗ trợ cải thiện các bệnh lý tuyến giáp như: Basedow, u tuyến giáp, viêm tuyến giáp,...
Gần 10 năm có mặt trên thị trường, sản phẩm đã nhận được nhiều giải thưởng uy tín như: “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em”, “Thương hiệu gia đình tin dùng”, “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng”,... Đặc biệt, năm 2022 theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam có tới 97% người dùng hài lòng và rất hài lòng sau khi sử dụng Ích Giáp Vương.
97% người dùng hài lòng về chất lượng sản phẩm Ích Giáp Vương
Rất nhiều chuyên gia, người dùng đã đánh giá cao về tác dụng của sản phẩm Ích Giáp Vương trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp. Dưới đây là đánh giá của TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh (Nguyên trưởng khoa nội bệnh YHCT Trung Ương) về tác dụng của các thành phần trong Ích Giáp Vương:
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh đánh giá về tác dụng của Ích Giáp Vương
Rất nhiều người đã sử dụng Ích Giáp Vương cho hiệu quả tích cực. Tiêu biểu trong số đó là chị Hoàng Thị Dung ở Thái Nguyên. Chị Dung đã mắc basedow 2 năm nay khiến cơ thể mệt mỏi, tim đập nhanh, cân nặng giảm đi nhanh chóng. May mắn nhờ biết đến Ích Giáp Vương, tình trạng bệnh của chị Dung đã cải thiện hiệu quả. Để theo dõi quá trình điều trị của chị Hoàng Thị Dung mời bạn theo dõi TẠI ĐÂY.
Một số câu hỏi thường gặp
Ngoài việc tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị Basedow, nhiều người còn thắc mắc:
Người bệnh Basedow nên ăn gì và kiêng gì?
Theo các chuyên gia, người mắc bệnh Basedow nên ăn các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh như: Việt quất, dâu, cá, tôm, cua,.... Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh ăn các thực phẩm giàu chất béo, đồ chế biến sẵn như: Xúc xích, pate,....
Phụ nữ bị basedow có mang thai được không?
Phụ nữ mang thai nếu không được điều trị sẽ có nguy cơ bị sảy thai, sinh non, tiền sản giật,... Tuy nhiên người bệnh không nên quá lo lắng. Bởi theo các chuyên gia: Phụ nữ bị Basedow vẫn mang thai được bình thường, tuy nhiên cần được theo dõi và kiểm soát bởi các bác sĩ nội tiết và sản khoa.
Chữa basedow ở đâu tốt?
Có thể lựa chọn bệnh viện uy tín để chữa Basedow như: Bệnh viện nội tiết Trung Ương, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Chợ Rẫy,....
Người mắc Basedow có thể đến bệnh viện Đại học Y Hà Nội để chữa trị
Các triệu chứng của bệnh Basedow không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm tàng mối nguy hại lớn với sức khỏe của bạn. Để cải thiện bệnh hiệu quả, bên cạnh các phương pháp điều trị, người mắc cần kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương nhé.
Nếu còn thắc mắc liên quan đến bệnh Basedow hoặc đặt mua sản phẩm Ích Giáp Vương, bạn hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp sớm!
Link tham khảo nước ngoài:
https://www.healthline.com/health/graves-disease#risk-factors
https://www.niddk.nih.gov/health-information/endocrine-diseases/graves-disease?dkrd=hispt0296
https://www.womenshealth.gov/a-z-topics/graves-disease?msclkid=ca64b2aba9ba11ecb0a22549d6a82cc5