Suy giáp là một trong những rối loạn tuyến giáp thường gặp, có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ về tình trạng này, đặc biệt là các dấu hiệu nhận biết bệnh. Trong bài viết dưới đây, benhbuouco.info sẽ thông tin đến quý độc giả 9 dấu hiệu suy giáp điển hình nhất, mời các bạn cùng theo dõi.

Suy giáp là gì?

Trong cơ thể, tuyến giáp có hình bướm, nằm ở phía trước cổ. Hormone kích thích tuyến giáp (TSH) là một glycoprotein, được sản xuất bởi tuyến yên trong não. TSH sử dụng iod từ thực phẩm để kích thích sản xuất và giải phóng ra 2 loại hormone chính đó là: Triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4) chịu trách nhiệm chính trong việc điều hòa sự trao đổi chất, có vai trò quan trọng trong điều hòa hoạt động của một số cơ quan như hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ tiêu hóa,... cũng như chuyển hóa các chất carbohydrate, chất béo, chất đạm,... Vậy suy giáp là bệnh gì? Theo các chuyên gia suy giáp không phải là bệnh mà là hội chứng bao gồm rất nhiều triệu chứng của các bệnh khác nhau. Suy giáp (hay còn gọi nhược giáp) là tình trạng tương đối phổ biến, xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Phụ nữ, đặc biệt là những người khoảng từ 20 – 40 tuổi có khả năng cao mắc phải bệnh lý này.

 Phụ nữ có tỷ lệ mắc suy giáp cao hơn nam giới

Phụ nữ có tỷ lệ mắc suy giáp cao hơn nam giới

>>> XEM THÊM: Khám bệnh tuyến giáp ở đâu thì tốt? – Ghi sổ ngay 5 địa chỉ uy tín sau đây!

biểu hiện của suy giáp

Suy giáp bệnh học ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ ràng, rất dễ nhầm lẫn với tình trạng sức khỏe khác. Vì thế, đã không ít trường hợp “trị sai cách” do chưa xác định đúng bệnh. Sau đây là 9 biểu hiện suy giáp thường gặp:

1. Cảm thấy mệt mỏi

Mệt mỏi, không thể thực hiện các công việc thường ngày mặc dù đã được nghỉ ngơi, ăn uống điều độ là những dấu hiệu suy tuyến giáp thường gặp ở những người mắc phải hội chứng này.

2. Tăng cân không rõ lý do

Mặc dù ăn ít hơn bình thường nhưng người bị suy giáp vẫn tăng cân. Trên thực tế, trong một nghiên cứu, những người bị suy giáp mới được chẩn đoán đã tăng trung bình 7 - 14 kg trong năm kể từ khi phát hiện bệnh.

3. Cảm thấy lạnh

Người bị suy giáp luôn cảm thấy lạnh và khả năng chịu lạnh kém. Điều này xảy ra là bởi nồng độ hormone bị thiếu hụt làm chậm quá trình trao đổi chất, dẫn đến giảm nhiệt độ cơ thể. 

Người bị suy giáp có khả năng chịu lạnh kém hơn so với bình thường 

Người bị suy giáp có khả năng chịu lạnh kém hơn so với bình thường

4. Yếu cơ, đau khớp

Suy giáp có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng về cơ khớp, thường gặp nhất là tình trạng: Yếu và đau cơ bắp, chuột rút, cứng khớp ở vai, đùi.

5. Rụng tóc

Hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia tế bào tại các nang lông. Vì vậy khi nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể suy giảm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc, bao gồm cả sự dài ra và mọc mới của tóc, và có thể dẫn đến tóc không khỏe mạnh, dễ bị rụng.

Qua con số thống kê cho thấy rằng: Rụng tóc xảy ra với khoảng một nửa số người bị suy giáp, và những người mắc bệnh có sự sản xuất bã nhờn (dầu tự nhiên) từ da đầu kém hơn bình thường. Đây là lý do tại sao tóc của bệnh nhân suy giáp thường bị khô, dẫn tới nguy cơ nhiễm nấm da đầu cao hơn và tóc bị rụng.

6. Táo bón

Tuyến giáp hoạt động kém gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn tại dạ dày – ruột, dẫn đến chứng táo bón.

7. Vùng cổ “sưng” to

Sự thiếu hụt hormone khiến cho tuyến giáp phải làm việc nhiều hơn để bù đắp, hệ quả là cơ quan nội tiết này bị phình ra, xuất hiện bướu cổ. Bướu cổ do suy giáp không to đều mà thường lệch về một bên.

8. Nhịp tim chậm

Người bị suy giáp có nhịp tim chậm, dẫn đến tình trạng chóng mặt, khó thở, sức khỏe suy giảm. Nếu không điều trị có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như huyết áp cao hoặc thấp, suy tim.

9. Tâm trạng thất thường

Hormone tuyến giáp sản xuất quá ít sẽ làm ảnh hưởng đến mức độ serotonin trong não – loại hormone giúp chúng ta cảm thấy thoải mái và vui vẻ. Vì vậy, khi tuyến giáp không hoạt động hiệu quả, lượng hormone serotonin giảm xuống và gây tâm trạng chán nản.

>>> XEM THÊM: Nang tuyến giáp Tirads 3 có nghĩa là gì? 

Nguyên nhân gây suy giáp do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây suy giáp, tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân phổ biến nhất là do sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch. Bình thường, hệ miễn dịch có chức năng nhận diện các tế bào lạ như vi khuẩn, virus, vi sinh vật, tế bào già, lỗi và sinh ra các kháng thể để tấn công, phá hủy chúng. Thế nhưng, vì một lý do nào đó khiến cho hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn hoạt động nên đã nhận nhầm các tế bào, mô tuyến giáp là tác nhân lạ nên sản xuất kháng thể tự sinh tấn công, phá hủy chúng, làm giảm nồng độ hormone tuyến giáp. Nhằm duy trì hoạt động bình thường của cơ thể, các tế bào lành còn lại của tuyến giáp phải hoạt động nhiều hơn để sản xuất đủ lượng hormone cần thiết, khiến cho cơ quan nội tiết này phình to ra và hình thành nên u bướu ở cổ (trường hợp này còn được gọi là bướu cổ do suy giáp). Vì thế, để kiểm soát tốt hội chứng suy giáp thì cần tác động vào “phần gốc” này.

 Hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn là một trong những nguyên nhân gây suy giáp

Hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn là một trong những nguyên nhân gây suy giáp

Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc suy giáp có thể được kể đến như:

- Thiếu hụt iod trong chế độ ăn hàng ngày: Trên thực tế iod đóng vai trò trong việc điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể, do đó, khi thiếu iod cũng sẽ góp phần làm rối loạn hệ miễn dịch, từ đó tăng nguy cơ mắc suy giáp (như cơ chế đã phân tích ở trên).

- Tiêu thụ thực phẩm có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp trong thời gian dài.

- Ngoài ra, sử dụng một số phương pháp điều trị cường giáp như iod phóng xạ, dùng thuốc điều trị kháng giáp trạng hoặc phẫu thuật tuyến giáp cũng có thể dẫn đến suy giáp (còn gọi là suy giáp sau điều trị cường giáp).

>>> XEM THÊM: K tuyến giáp thể nhú là gì?

Những biến chứng suy giáp

Nếu không được điều trị, suy giáp có thể tiến triển và gây ra vô số biến chứng. Hiểu biết về các triệu chứng của suy giáp và sàng lọc thường xuyên để đảm bảo chẩn đoán sớm sẽ ngăn ngừa sự khởi phát của các biến chứng như liệt kê dưới đây:

1. Khuyết tật thai nhi

Nếu bạn đang mang thai và có rối loạn tuyến giáp không được điều trị, con của bạn có thể có nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh cao hơn so với trẻ sinh ra từ các bà mẹ khỏe mạnh. Em bé sinh ra ở phụ nữ bị suy giáp không được điều trị có thể có các vấn đề về phát triển tâm thần và thể chất đáng kể vì các hormone tuyến giáp rất quan trọng cho sự phát triển của não bộ. May mắn thay, nếu những vấn đề này được giải quyết ngay sau khi sinh, đứa trẻ có thể phát triển khỏe mạnh như bình thường. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp tổng quát được coi là một phần của quá trình sàng lọc sơ sinh.

2. Bướu cổ

Khi tuyến giáp của bạn nỗ lực để cố gắng sản xuất đủ lượng hormone để đáp ứng nhu cầu cơ thể, sự kích thích quá mức có thể làm cho tuyến giáp phì đại đến mức bạn có thể nhìn thấy nó sưng lên ở cổ (còn gọi là bướu cổ).

3. Bệnh tim

Ngay cả khi suy giáp ở mức độ nhẹ, cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tim. Tuyến giáp hoạt động kém có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim vì nó làm tăng cholesterol "xấu". Quá nhiều cholesterol xấu có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, xơ cứng động mạch, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Suy giáp cũng có thể dẫn đến tích tụ chất lỏng xung quanh tim, được gọi là hiện tượng tràn dịch màng ngoài tim, khiến tim bơm máu vất vả hơn.

4. Vô sinh

Nếu nồng độ hormone tuyến giáp quá thấp, nó có thể ảnh hưởng đến sự rụng trứng và làm giảm khả năng thụ thai của phụ nữ. Ngay cả khi sử dụng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp thì cũng không có gì đảm bảo rằng người phụ nữ sẽ có khả năng sinh sản đầy đủ.

5. Các vấn đề về sức khỏe tâm thần

Các triệu chứng của suy giáp có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần nếu không được điều trị. Suy giáp nhẹ có thể gây ra trầm cảm nhẹ. Nhưng nếu không điều trị, các triệu chứng của suy giáp sẽ mạnh mẽ hơn. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái tinh thần của người bệnh và dẫn tới chứng trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn.

Hơn nữa, suy giáp không được điều trị có liên quan đến việc giảm dần chức năng tâm thần.

6. Chứng phù niêm (Myxedema)

Phù niêm xảy ra khi tình trạng suy giáp trở nên nặng, thường là khi bệnh đã tiến triển trong một thời gian dài mà không điều trị. Biến chứng này rất hiếm xuất hiện vì khả năng người bệnh không nhận ra các triệu chứng và tìm cách điều trị suy giáp là rất ít.

Phù niêm có thể đe dọa tính mạng, cuối cùng có thể làm chậm quá trình trao đổi chất đến mức bạn có thể rơi vào trạng thái hôn mê. 

Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?

Rất khó để trả lời cụ thể cho câu hỏi này. Trước tiên, cần làm rõ khái niệm “điều trị” và “chữa khỏi”. Tất cả các triệu chứng suy tuyến giáp đều có thể được điều trị, giúp cho chức năng tuyến giáp dần dần khôi phục. Tuy nhiên, để giữ được tình trạng ổn định đó thì người mắc cần phải duy trì dùng thuốc.

Hội chứng suy giáp có chữa khỏi hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ: Với trường hợp suy giáp do viêm tuyến giáp Hashimoto - là một rối loạn tự miễn làm cho hệ miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn, tấn công và phá hủy tuyến giáp, dẫn tới giảm khả năng tạo hormone, thì việc dùng thuốc điều trị có thể giúp hồi phục chức năng tuyến giáp về mức bình thường, nhưng kháng thể phá hủy tuyến giáp không bị ảnh hưởng bởi thuốc. Vì thế, người mắc cần phải sử dụng thuốc hormone tuyến giáp suốt đời, tuy nhiên, liều lượng có thể thay đổi theo diễn biến của bệnh, do đó, bác sĩ sẽ kiểm tra mức TSH (hormone kích thích tuyến giáp) khoảng 12 tháng một lần.

Tuy nhiên, một số trường hợp suy giáp có thể tự hết sau một thời gian, chẳng hạn như tình trạng rối loạn tuyến giáp sau sinh. Đây là rối loạn xảy ra theo từng giai đoạn. Trong vòng 1– 6 tháng đầu tiên sau sinh, phụ nữ rơi vào tình trạng nhiễm độc giáp (cường giáp). Còn những tháng tiếp theo, người bệnh chuyển sang pha suy giáp. Mặc dù gây ra những phiền phức nhất định, nhưng kết quả thống kê cho thấy, 80% phụ nữ bị rối loạn tuyến giáp đều sẽ trở lại bình thường sau 1 năm mà không cần điều trị. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể tái phát ở những lần mang thai sau.

Bên cạnh đó, nếu bạn bị suy giáp do tác dụng phụ của thuốc thì chức năng tuyến giáp có thể sẽ trở lại bình thường sau khi ngưng sử dụng. Nếu tình trạng suy giáp chỉ ở mức độ nhẹ, thì bạn có thể không cần điều trị, nhưng phải được theo dõi, để phát hiện sớm những dấu hiệu khi bệnh tiến triển nặng hơn. Thông thường, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về những mặt lợi và hại của việc dùng thuốc để chữa chứng suy giáp nhẹ. Liều lượng của thuốc phải được theo dõi thận trọng, nhất là những người đồng thời mắc bệnh tim mạch, bởi vì dư hormone giáp sẽ làm tăng nguy cơ bị đau thắt ngực, loạn nhịp tim (rung nhĩ).

 Đa số phụ nữ bị rối loạn tuyến giáp sau sinh có thể tự khỏi sau 1 năm mà không cần điều trị 

Đa số phụ nữ bị rối loạn tuyến giáp sau sinh có thể tự khỏi sau 1 năm mà không cần điều trị

Trong đa số trường hợp, các triệu chứng suy giáp sẽ bắt đầu cải thiện trong tuần đầu tiên từ khi bắt đầu điều trị và biến mất sau một vài tháng. Trẻ sơ sinh và trẻ em bị suy giáp cần phải được điều trị sớm. Còn đối với người lớn tuổi hoặc bệnh nhân có thể trạng sức khỏe kém thì phải mất thời gian lâu hơn để có thể đáp ứng với thuốc.

Ích Giáp Vương –  Biện pháp khắc phục tình trạng suy giáp hiệu quả, an toàn

Qua những phân tích trên đây, có thể thấy suy giáp tuy xảy ra tại tuyến giáp và có biểu hiện toàn thân nhưng nguyên nhân sâu xa chủ yếu là do sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch. Do đó, để kiểm soát tốt tình trạng, người bệnh cần đáp ứng đủ các mục tiêu sau:

- Trước mắt: Ổn định nồng độ hormone, ổn định thân nhiệt, nhịp tim, huyết áp, giảm cholesterol “xấu” trong máu, ổn định tiêu hóa, giảm rụng tóc, da khô, cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt,…

- Về lâu dài: Cần phải tăng cường miễn dịch (phần gốc của bệnh), chống sản sinh ra các kháng thể tự sinh, bổ sung lượng iod cần thiết giúp điều hòa hoạt động của tuyến giáp, ổn định nồng độ hormone trong cơ thể, duy trì hoạt động bình thường của tuyến giáp, giúp phòng ngừa tái phát. Và điều đặc biệt cần lưu tâm là đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe người dùng, không gây biến chứng nghiêm trọng.

Hiểu được điều này, các nhà khoa học đã chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, kết hợp với công nghệ bào chế hiện đại và sản xuất ra sản phẩm dạng viên uống tiện sử dụng. Nổi tiếng hàng chục năm qua trên thị trường Việt Nam, chuyên dùng cho người bị bệnh tuyến giáp nói chung và suy giáp nói riêng (bao gồm cả suy giáp bẩm sinh) đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương.

 Ích Giáp Vương – Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bị suy giáp sau phẫu thuật

Ích Giáp Vương – Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bị suy giáp

Sản phẩm Ích Giáp Vương chứa thành phần chính là chiết xuất hải tảo kết hợp với các dược liệu quý như cao khổ sâm nam, cao bán biên liên, cao ba chạc, cao lá neem, magnesi, kali iodid đáp ứng đầy đủ các mục tiêu điều trị trên. Đặc biệt sản phẩm vừa tác động vào nguyên nhân gây suy giáp là sự rối loạn, suy yếu của hệ miễn dịch (chiết xuất hải tảo, cao khổ sâm nam, cao ba chạc, cao lá neem, iod) vừa cải thiện các triệu chứng khi mắc suy giáp như làm mềm và thu nhỏ kích thước khối u, giảm kích thích lên tim, giảm nồng độ cholesterol, giảm cảm giác mệt mỏi,… (chiết xuất hải tảo, cao bán biên liên, magnesi). Cụ thể tác dụng của sản phẩm như sau:

Giúp điều hòa miễn dịch, tác động vào nguyên nhân gây suy giáp

- Chiết xuất hải tảo

Hải tảo là một loài thực vật biển chứa nhiều iod hữu cơ (iod liên kết dưới dạng phân tử với các hợp chất hữu cơ). Khi vào cơ thể, iod được giải phóng từ từ để đáp ứng với nhu cầu của cơ thể thay vì tập trung hoàn toàn ở tuyến giáp như iod vô cơ khác. Do đó, iod trong hải tảo có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa chức năng của tuyến giáp, vì thế tác động trực tiếp vào nguyên nhân chính gây suy giáp (phần gốc) cũng như giúp duy trì các hoạt động bình thường khác của cơ thể. Ngoài ra, hải tảo cũng là thực phẩm rất giàu selen, một khoáng chất có tác dụng giúp chống oxy hóa, từ đó bảo vệ tuyến giáp khỏi các gốc tự do được sinh ra trong quá trình sinh tổng hợp hormone.

- Cao khổ sâm nam

Cao khổ sâm nam có vị đắng, hơi ngọt, hơi chát, tính mát. Khổ sâm nam có tác dụng sát khuẩn, thanh nhiệt, tiêu độc giúp giảm độc tính của các chất độc gây nên tình trạng nhiễm độc giáp, điều hòa miễn dịch, từ đó, phòng ngừa suy giáp.

- Cao ba chạc

Theo đông y, ba chạc vị đắng, mùi thơm, tính lạnh có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, tăng cường miễn dịch, tác động vào nguyên nhân sâu xa gây suy giáp. 

- Cao lá neem

Cao lá neem có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm trầm cảm, giúp cải thiện các triệu chứng của suy giáp, tăng cường hệ miễn dịch. 

- Iod (dưới dạng kali iodid và chiết xuất hải tảo)

Iod tham gia vào quá trình sản xuất hormone T3, T4 của tuyến giáp theo cơ chế tự điều hòa, giúp tăng cường chức năng tuyến giáp, ổn định nồng độ hormone cho người bị suy giáp.

Giúp cải thiện triệu chứng bệnh suy giáp

- Chiết xuất hải tảo

 Không những tác động vào nguyên nhân sâu xa gây suy giáp mà các thành phần trong hải tảo còn giúp cải thiện triệu chứng khi mắc bệnh hiệu quả. Theo nghiên cứu hiện đại, hoạt chất natri alginat và các thành phần đa đường chiết xuất được trong hải tảo có tác dụng làm giảm cholesterol “xấu” trong máu, do đó giúp giảm các triệu chứng tăng cholesterol của bệnh nhân suy giáp. Theo đông y, hải tảo có vị đắng, mặn, tính hàn, quy vào các kinh: Phế, tỳ, thận. Do có tác dụng nhuyễn kiên, tiêu đờm, lợi thủy, tiết nhiệt nên hải tảo giúp làm mềm khối u trong các trường hợp bướu cổ do suy giáp.

- Cao bán biên liên

Cao bán biên liên có vị cay, tính bình, quy vào các kinh tâm, tiểu trường, phế. Bán biên liên có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thủy, tiêu thũng giúp giảm độc tính của các chất độc cũng như thuốc điều trị suy giáp.

- Magnesi (dưới dạng magnesium lactate dihydrate)

Magnesi có tác dụng làm giảm nhu cầu oxy của cơ tim, tăng cường chức năng tim, ổn định huyết áp, giúp người bị suy tuyến giáp phòng tránh được biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch.

Việc bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương là điều cần thiết, vừa có tác dụng bổ sung dưỡng chất để duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan, vừa giúp điều hòa hệ miễn dịch trong cơ thể, khắc phục căn nguyên gây bệnh, hỗ trợ điều trị suy giáp (bao gồm cả suy giáp trạng bẩm sinh) hiệu quả, an toàn.

Đánh giá của chuyên gia

Mời các bạn cùng lắng nghe chuyên gia Nguyễn Huy Cường phân tích về tác dụng của Ích Giáp Vương đối với bệnh lý tuyến giáp trong video sau đây:

>>> XEM THÊM: Những phân tích cụ thể của PGS.TS Trần Đình Ngạn về lợi ích của việc sử dụng sản phẩm Ích Giáp Vương đối với người bị bệnh tuyến giáp TẠI ĐÂY

Kinh nghiệm khắc phục bệnh tuyến giáp thành công

Chị Nguyễn Thị Mai Trang (sinh năm 1974, ở số 5 đường 4, khu phố 4, Linh Trung, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) từng bị suy giáp sau khi phẫu thuật cường giáp basedow. Trình trạng bệnh khiến chị luôn mệt mỏi, chân tay run, thở yếu, đờ đẫn, bỏ bê nhà cửa, chồng con. Chị có uống thuốc nhưng mãi mà không thấy đỡ, lại mệt hơn, người lúc nào cũng nóng nảy, hay cáu gắt. Thế nhưng chỉ sau 2 tháng dùng Ích Giáp Vương, các triệu chứng của bệnh suy giáp cứ đỡ dần. Chị thấy mình khỏe mạnh, nhanh nhẹn, làm được nhiều việc, ăn ngủ ngon hơn,... Mời các bạn cùng theo dõi chia sẻ cụ thể về quá trình điều trị bệnh của chị Trang trong video sau đây:

>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm cải thiện bệnh tuyến giáp của người khác TẠI ĐÂY

Hy vọng rằng với thông tin bài viết trên đây, quý độc giả đã hiểu rõ hơn về các dấu hiệu điển hình của suy giáp cũng như biện pháp khắc phục hiệu quả, an toàn bằng sản phẩm thảo dược. Để nhanh chóng cải thiện bệnh và nâng cao sức khỏe tuyến giáp, hãy sử dụng Ích Giáp Vương ngay hôm nay, bạn nhé!

Để được tư vấn cụ thể về các dấu hiệu của suy giáp hay sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước cuộc gọi)/DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER).

Tuệ An

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh