Bị suy giáp nên ăn gì là vấn đề chung mà nhiều người đang thắc mắc. Mặc dù thực phẩm không thể chữa khỏi tình trạng này, nhưng sự kết hợp giữa chế độ ăn giàu dinh dưỡng và thuốc điều trị có thể giúp khôi phục chức năng tuyến giáp cũng như làm giảm các triệu chứng của bệnh. Cụ thể như thế nào, mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết này!
Các triệu chứng suy giáp thường gặp
Suy giáp hay suy tuyến giáp trạng hoặc nhược giáp là một trong những hội chứng rối loạn tuyến giáp thường gặp. Tuyến giáp là một phần của hệ thống nội tiết, có vai trò sản xuất, lưu trữ và giải phóng hormone vào máu, chịu trách nhiệm chính trong việc điều hòa sự trao đổi chất cũng như hoạt động của một số cơ quan như: Hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ tiêu hóa,... Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nguyên nhân gây suy giáp bao gồm: Đã từng phẫu thuật, viêm tuyến giáp do bệnh tự miễn hoặc dùng một số loại thuốc. Theo thống kê, suy giáp ảnh hưởng từ 1 - 2% dân số trên thế giới và có tỷ lệ mắc ở phụ nữ cao gấp 10 lần so với nam giới.
Suy giáp có tỉ lệ mắc ở phụ nữ cao gấp 10 lần so với nam giới
Nếu không được điều trị, suy giáp sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như vô sinh và bệnh tim. Một số triệu chứng suy giáp thường gặp bao gồm:
- Mệt mỏi: Nhiều người chia sẻ rằng, họ luôn cảm thấy mệt mỏi, không thể thực hiện các công việc thường ngày mặc dù đã được nghỉ ngơi, ăn uống điều độ.
- Tăng cân: Hormone tuyến giáp giúp điều chỉnh trọng lượng cơ thể, lượng thức ăn và chuyển hóa chất béo, đường. Bệnh nhân suy giáp có thể bị tăng cân và tăng chỉ số khối cơ thể (BMI). Những người bị suy giáp thường có khuôn mặt sưng húp cũng như trọng lượng dư thừa.
- Đau cơ và khớp: Suy giáp có thể ảnh hưởng đến cơ và khớp của người bệnh, gây nhức mỏi, đau, sưng và cứng khớp.
- Tâm trạng thất thường: Thường xuyên lo lắng, kém tập trung, suy giảm trí nhớ,...
Người bị suy giáp thường có tâm trạng lo lắng, kém tập trung
- Cảm thấy lạnh: Suy giáp có thể làm chậm quá trình trao đổi chất, dẫn đến giảm nhiệt độ cơ thể. Do đó, người bệnh thường cảm thấy lạnh hoặc có khả năng chịu lạnh kém.
- Táo bón: Tuyến giáp hoạt động kém gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn tại dạ dày – ruột. Những thay đổi tiêu hóa này khiến một số người gặp phải tình trạng táo bón.
- Nhịp tim chậm: Thực tế cho thấy, người bị suy giáp thường có nhịp tim chậm.
- Cholesterol cao: Hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể thông qua gan. Nồng độ hormone tuyến giáp thấp có nghĩa là gan phải “vật lộn” để thực hiện chức năng này và khiến cho mức cholesterol “xấu” (LDL-cholesterol) trong máu sẽ tăng lên.
- Rụng tóc;
- Da khô và móng tay yếu;
- Rối loạn kinh nguyệt.
>>> XEM THÊM: Điều trị suy giáp tại nhà với 4 lời khuyên hữu ích của chuyên gia
Người bị suy giáp nên ăn gì?
Theo ông Greg B. Dodell, MD, trợ lý giáo sư lâm sàng về nội tiết học, ngoài việc dùng thuốc điều trị suy giáp, người bệnh có thể giúp tăng cường chức năng tuyến giáp bằng cách thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy người bị suy giáp nên ăn gì? Sau đây là các thực phẩm mà người bị suy giáp nên bổ sung:
Omega-3 trong cá giúp cải thiện tình trạng viêm và miễn dịch
Tình trạng suy giáp không được kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim do nồng độ cholesterol xấu (LDL-cholesterol) cao hơn. Trong khi đó, omega-3 từ lâu đã được biết đến là có tác dụng giảm viêm, giúp điều hòa miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Chính vì vậy, người bị suy giáp nên bổ sung các loại cá giàu omega-3 trong bữa ăn hàng ngày như: Cá hồi, cá trích, cá bơn,...
Người bị suy giáp nên bổ sung các loại cá giàu omega-3 trong bữa ăn hàng ngày
Thực phẩm có chứa selen
Selen giúp kích hoạt các hormone tuyến giáp để cơ thể sử dụng. Khoáng chất này còn có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ tuyến giáp khỏi bị hư hại bởi các gốc tự do. Bổ sung thực phẩm như: Cá ngừ, cá mòi, trứng và các loại đậu vào chế độ ăn là cách tuyệt vời để tăng cường lượng selen của cơ thể. Tuy nhiên, cần bổ sung hàm lượng selen theo hướng dẫn của chuyên gia bởi nếu quá dư thừa sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thực phẩm chứa kẽm
Giống như selen, kẽm cũng giúp cơ thể kích hoạt hormone tuyến giáp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kẽm giúp cơ thể điều chỉnh hormone kích thích tuyến giáp TSH (Thyroid Stimulating Hormone). Vì thế, nếu bị suy giáp, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm như: Hàu và các loại động vật có vỏ khác, thịt bò, thịt gà,...
Sữa bổ sung vitamin D
Vitamin D có thể giúp cải thiện mức độ suy giáp. Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2018 trên Tạp chí Nội tiết và Chuyển hóa Ấn Độ, việc bổ sung vitamin D sẽ giúp cải thiện mức TSH (hormone kích thích tuyến giáp) ở những người bị suy giáp.
Các loại đậu, đỗ giúp duy trì năng lượng
Trong thành phần của các loại đậu, đỗ có chứa protein, chất chống oxy hóa, carbohydrate, vô số vitamin và khoáng chất - đây là một nguồn thực phẩm tuyệt vời cung cấp năng lượng cho cơ thể, do đó rất hữu ích nếu chứng suy giáp khiến bạn cảm thấy kiệt sức. Ngoài ra, trong đậu, đỗ cũng có nhiều chất xơ, giúp cải thiện tình trạng táo bón ở người bị suy giáp.
Các loại đậu, đỗ tốt cho người bị suy giáp
Tuy nhiên, lượng chất xơ quá dư thừa có thể cản trở việc điều trị suy giáp, các chuyên gia khuyên người bệnh nên bổ sung 20 - 35g chất xơ mỗi ngày.
>>> XEM THÊM: Bệnh suy giáp có nguy hiểm không?
Kiểm soát các triệu chứng suy giáp hiệu quả bằng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên
Hiện nay, nhiều người có xu hướng lựa chọn sản phẩm thảo dược để kiểm soát suy giáp. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương. Sản phẩm có chứa thành phần chính hải tảo, kết hợp với khổ sâm, bán biên liên, ba chạc, neem, KI và MgCl2. Hải tảo là một loại rong biển với rất nhiều công dụng: Bổ sung iod cho cơ thể, điều hòa hệ miễn dịch, điều hòa quá trình sản xuất hormone tuyến giáp, tác dụng nhuyễn kiên của hải tảo giúp làm mềm và tiêu khối bướu cổ, rất có ích trong trường hợp suy giáp có kèm bướu. Cùng với các thành phần khác như khổ sâm, neem, ba chạc,… giúp giảm viêm, giảm sưng, đau ở tuyến giáp. Không chỉ vậy, các thành phần trong Ích Giáp Vương còn giúp giảm các triệu chứng của suy giáp như điều hòa thân nhiệt, giảm cholesterol máu, chống mệt mỏi, ổn định tim mạch, huyết áp.
Cơ chế tác động của Ích Giáp Vương đối với hội chứng suy giáp
KINH NGHIỆM CẢI THIỆN SUY GIÁP BẰNG SẢN PHẨM ÍCH GIÁP VƯƠNG
Điển hình là trường hợp của chị Phạm Thị Thanh Huyền (SĐT: 0975 226 585) đã kiểm soát hiệu quả suy giáp bằng sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương. Hãy cùng xem chi tiết chia sẻ của chị Huyền TẠI ĐÂY.
>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm kiểm soát các triệu chứng bệnh tuyến giáp hiệu quả TẠI ĐÂY.
ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA
Để quý độc giả có cái nhìn chi tiết hơn về sản phẩm, xin mời lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn phân tích tác dụng của sản phẩm Ích Giáp Vương đối với bệnh tuyến giáp:
>>> XEM THÊM: Đánh giá của chuyên gia khác về công dụng của Ích Giáp Vương trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh tuyến giáp.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp được băn khoăn: Người bị suy giáp nên ăn gì để kiểm soát các triệu chứng của bệnh? Bên cạnh tuân thủ điều trị cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, đừng quên sử dụng Ích Giáp Vương mỗi ngày để nâng cao sức khỏe tuyến giáp, bạn nhé!
Để được tư vấn cụ thể về vấn đề người bị suy giáp nên ăn gì hay sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER).
Hồng Nhung