Điều trị bệnh cường giáp ở trẻ em hầu hết được ưu tiên phương pháp nội khoa hơn là dùng I-ốt phóng xạ vì có thể gây biến chứng suy giáp vĩnh viễn. Cường giáp là một bệnh lý tuyến giáp thường gặp vói đặc trưng là tình trạng tăng quá mức lượng hormon tuyến giáp lưu hành trong máu do tăng hoạt động tuyến giáp. 

Có nhiêu nguyên nhân dẫn đến bệnh cường giáp song cho đến nay thì vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Ở những người bình thường thì khi nồng độ thyroxyn trong máu tăng cao sẽ ức chế được TSH (hocmon hướng tuyến giáp trạng của thuỳ trước tuyến yên). Nhưng đối với các bệnh nhân mắc Basedow (bệnh cường giáp) thì dường như phản xạ này đã bị vô hiệu hóa do globulin IgG có ảnh hưởng kích thích lâu dài lên tuyến giáp được gọi là LATS (yếu tố kích thích lâu dài tuyến giáp). Biểu hiện thường thấy của bệnh đó là triệu chứng lồi mắt, sự rối loạn ở nhãn cầu đến nay vẫn chưa lý giải được. 

Bệnh cường giáp, basedow có nhiều mỗi liên quan đến sự rối loạn chứng năng của hệ thần linh trung ương, những rối loạn mang yếu tố gia đình và di truyền. Bệnh cũng có thể khởi phát do một số yếu tố khác như nhiễm khuẩn và những sang chấn tinh thần. Một số tác giả cho rằng bệnh Basedow ở trẻ sơ sinh hay trẻ dưới 1 tuổi có tính chất bẩm sinh. Bệnh còn gặp cùng với hội chứng loạn sản xơ đa phát của xương và dậy thì sinh dục sớm

 Triệu chứng lâm sàng cảu bệnh cường giáp, basedow

Bệnh Basedow, cường giáp là bệnh ít gặp ở trẻ em và thường không nặng như bệnh Graves ở người lớn; 80% trường hợp bệnh phát vào tuổi dậy thì từ độ tuổi 10- 15. Bệnh gặp nhiều ở gái hơn trai 5 - 6 lần. Bệnh mang tính đơn phát nhiều hơn, tuy nhiên trong những vùng có bướu cổ lưu hành, có khoảng 1% có biểu hiện ưu năng giáp.

Các dấu hiệu lâm sàng của cường tuyến giáp trạng ở trẻ em nói chung cũng giống ở người lớn (x. Bệnh Basedow), có các triệu chứng sau đây:

Rối loạn chức năng tinh thần kinh: Dưới tác dụng của hooc mon thyroxyl gây ra nhiều ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể trong đó chịu ảnh hưởng nhiều nhất là rối loạn thần kinh trung ương cũng như ngoại vi, giao cảm, phó giao cảm và vận động.

Người bệnh có những biểu hiện sớm nhất là cảm thấy nhức đầu, đẽ bị xúc động, cáu kỉnh, là khóc , giảm trí nhớ, kém tập trung và thường cảm thấy mệt mỏi. Song những dấu hiệu này không phải là những dấu hiệu đặc trưng và thường đẽ bị nhầm lẫn với các bệnh khác do đó rất khó để phát hiện bệnh. Thêm vào đó bệnh cuong giap còn gây những biến chứng như run tay, yếu cơ, khó cầm nắm mọi đồ vật. Rối loạn thần kinh giao cảm rõ rệt là thân nhiệt tăng, da hâm hấp, đổ mồ hôi tay, da ẩm ướt, nhăn nheo, vã mồ hôi.

Thường biểu hiện tim đập nhanh, có trẻ xuất hiện nhịp ngựa phi và suy tim. Đánh trống ngực, khó thở, thở hổn hển khi lên gác, tim to và suy tim nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ gây ra tử vong. Huyết áp thường cao kì tâm thu và thấp kì tâm trương, khoảng cách xa nhau giữa hai thời tâm thu và tâm trương là một đặc trưng của bệnh Basedow. Thông thường huyết áp tâm thu chỉ cao vừa, nhưng huyết áp tâm trương thì rất thấp, có thể đến không.

Tăng to và phì đại tuyến trạng: Bình thường tuyến giáp trạng rất bé nên không thể phát hiện được. Trong trường hợp bệnh lí tuyến giáp ưu năng, về mặt giải phẫu học, tuyến giáp sẽ phì đại, tăng sinh, tăng sản và tăng tưới máu rõ rệt hơn bình thường. Các tế bào biểu mô của tuyến sẽ cao lên và biến từ hình dẹt thành hình trụ, các chất keo trong các nang giáp giảm đi. Một số vùng trở nên thành mô u tuyến thì chứa các chất keo nhiều hơn.

Trong trường hợp tuyến giáp tăng sinh và phì đại, trên lâm sàng có thể nhìn thấy được bướu giáp, sờ thấy được ranh giới của tuyến. Trong trường hợp ưu năng giáp thường tuyến bị phì đại lan tỏa ở tất cả 3 thuỳ, độ tăng sinh thường chỉ là trung bình, ở trẻ em rất ít khi sờ thấy có bướu nhân như ở người lớn với thể bướu độc, thường có thể nghe được tiếng thổi ở tuyến do sự chuyển động gia tăng của lưu lượng tuần hoàn tại tuyến hơn mức bình thường.

 Nếu tìm thấy ở bệnh nhân có đầy đủ 3 triệu chứng cơ bản trên đây có thể kết luận là bệnh nhân bị cường tuyến giáp.

Mắt lồi và các dầu hiệu khác ở mắt: không nhất thiết phải có, khi tuyến giáp chỉ cường chức năng. Triệu chứng lồi mắt dấu hiệu Grafe dương tính (mi mắt trên vận động chậm hơn phản xạ của nhãn cầu khi đưa mắt từ nhìn lên đến nhìn xuống thấp), dấu hiệu Moebius (năng lực quy tụ mặt không đồng bộ), dấu hiệu Stellwag (co mi mắt trên và rất ít nhấp nháy mắt), các dấu hiệu đặc trưng này là biểu hiện sự rối loạn của các đôi dây thần kinh sọ não. Khi có các dấu hiệu này dương tính, cùng với triệu chứng mắt lồi, có thể chẩn đoán là bệnh Basedow.

Ở trẻ em, khi cường chức năng tuyến giáp, trẻ thường cao nhanh hơn bình thường, ăn nhiều nhưng lại gầy sút cân. Nếu chụp tuổi xương sẽ thấy phát triển nhanh hơn tuổi đời của trẻ, chuyển hoá cơ bản tăng cao, nhưng các biểu hiện dậy thì thì lại đến muộn hơn trẻ cùng lứa tuổi, trưởng thành giới tính chậm hơn bình thường.

Cơn kịch phát Basedow ở trẻ em thường ít gặp hơn người lớn, nên thể bệnh thường không rầm rộ như ở người lớn. Cơn kịch phát của Basedow thường rất cấp diễn, bệnh nhân bị sốt cao, nhịp tim nhanh và loạn nhịp nghiêm trọng, có thể rất nhanh chóng đi vào mê sảng, hôn mê và tử vong.

Những xét nghiệm có thể thay đổi không bình thường trong trường hợp cường giáp trạng. Đó là sự chuyển hoá cơ bản tăng cao, nồng độ cholesterol máu giảm; tế bào lympho tăng trong máu ngoại vi, sự dung nạp glucoza có thể giảm, nên có thể đường huyết áp cao và đường niệu dương tính, nồng độ iot gắn protein trong huyết thanh (PBI) tăng cao từ 12-20 microgram % (bình thường từ 4-8 microgram %), khả năng bắt giữa iot phóng xạ nhanh lên rõ rệt, trên 50% độ tập trung iot. Nếu làm nghiệm pháp Werner có biểu hiện âm tính, tức dấu hiệu phản hồi yên giáp không còn, thì chẩn đoán là bệnh Basedow. Các xét nghiệm như điện tâm đồ, đo huyết áp, đo độ lồi nhãn cầu, phản xạ gân Achille có thể giúp cho việc chẩn đoán bệnh.

Các phương pháp điều trị bệnh cường giáp ở trẻ em 

Điều trị bệnh cường giáp ở trẻ em thường được ưu tiên điều trị nội khoan nếu trong trường hợp bệnh nhi tái phát nhiều lần hoặc không có kết quả mới sử dụng đến phương pháp điều trị phẫu thuật. 

Phương pháp điều trị cường giáp bằng nội khoa hoá trị liệu: Trong phương pháp này, bệnh nhân sẽ được sử dụng các loại thuốc hóa trị liệu với thành phần chủ yếu là các loại thuốc kháng giáp có gốc từ thiouracile, thuốc được dùng nhiều nhất là propylthiouracil và methimazol (tapzol). Đây là loại hợp chất có tác dụng làm ức chế quá trình kết hợp oidua hữu cơ với tyrosin của giáp trạng để sản xuất ra thyroxyn, hocmon của giáp trạng.

Liều lượng propylthiouracil thường bắt đầu bằng liều tấn công từ 100-150 mg/1m2 diện tích cơ thể. Vì thuốc bài xuất nhanh, nên chia đều 3 lần trong ngày. Đối với trẻ nhỏ, liều cần giảm thấp hơn, 100 mg/ngày.

Methimazol là loại có tác dụng mạnh gấp 10 lần so với propylthiouracil, nên liều cho bắt đầu chỉ từ 10-15 mg/ngày.

 Thuốc bắt đầu có tác dụng lâm sàng sau 2-3 tuần lễ điều trị bệnh cường giáp, thuốc có hiệu quả rõ, kiềm chế được bệnh cần thời gian 8-12 tuần. sau đó có thể giảm liều còn một nửa và duy trì liều bằng 1/4 liều ban đầu, tiếp tục ít nhất từ 12-24 tháng.

Sau khi ngừng thuốc, khoảng 75% số bệnh nhân khỏi vĩnh viễn, số tái phát thường trong vòng 6 tháng sau. Có thể cho điều trị triệt để.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh cường giáp: Cần có chế độ ăn uống tốt, cao đạm, đường, mỡ và vitamin để bệnh nhân chóng hồi phục. Có thể cho điều trị an thần, hạ huyết, chống suy tim nếu bệnh nhân có những dấu hiệu lâm sàng nặng. Bệnh nhân cần được yên tĩnh, nghỉ ngơi, tránh các yếu tố kích thích, chấn động thần kinh. Tắm hàng ngày bằng nước ấm để bệnh nhân thoải mái tinh thần kinh cũng cần được thực hiện tốt.

Những dấu hiệu ngộ độc của propylthiouracil thường biểu hiện sốt cao, mẩn ngứa, buồn nôn, ỉa chảy, đau bụng,nhức đầu. Những phản ứng nặng là giảm bạch cầu hạt, nhưng nói chung hiếm gặp.

Chỉ định phẫu thuật ngoại khoa: Trường hợp với thể nặng, tái phát nhiều lần, có bướu nhân, cần chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp. Để chuẩn bị cho cuộc mổ, có thể cho điều trị bằng propylthiouracil hay methimazol 2-3 tháng để các trạng thái lâm sàng được ổn định, tình hình huyết áp, tim mạch trở lại bình thường. Trước khi tiến hành cuộc mổ 2 tuần, cần cho mỗi ngày 5 giọt kali iodua hoặc lugol trong hai tuần lễ để giảm bớt mức sung huyết tuyến giáp, tạo điều kiện cho việc cắt bỏ tuyến giáp được dễ dàng.

Những biến chứng của phẫu thuật có thể cường tuyến giáp vẫn tái phát, hoặc thiểu năng thứ phát, tuyến giáp và cận giáp, liệt dây 7 và dây thần kinh thanh âm.

Đối với trẻ em, chống chỉ định dùng iot phóng xạ để điều trị cường tuyến giáp vì dễ gây thiểu năng giáp, suy giáp vĩnh viễn. Do đó, chỉ định điều trị này chỉ được thực hiện trong điều kiện hết sức đặc biệt.

Để được tư vấn về các bệnh lý tuyến giáp , vui lòng liên hệ tổng đài:  0902207582 (ZALO/VIBER).