Cường giáp là một trong những bệnh lý tuyến giáp thường gặp và theo thống kê thì hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh có dấu hiệu gia tăng mạnh. Bệnh thường kèm theo sự gia tăng kích thước của tuyến giáp, một số ít người mắc bệnh sau chấn thương tinh thần. Nữ giới mắc nhiều hơn nam giới và chủ yếu ở độ tuổi 30-45 tuổi. Biểu hiện của bệnh cường giáp là dễ cáu gắt, hồi hộp, cân nặng giảm mạnh không rõ nguyên nhân, ngón tay run giật, mắt lồi và tuyến giáp to. Dựa vào thời kì của bệnh để có thể điều trị bệnh cường giáp một cách hiệu quả nhất.

+ Mới phát: ở thời kỳ này bệnh cường giáp mới có những biểu hiện chủ yếu là can uất đờm kết, chữa trị nên lý khí, hóa đờm, nhuyễn kiên, tán kết.

+ Thời kỳ sau: Thời kỳ này với đặc điểm là phần âm suy, hao tổn, chữa trị nên nhu can, tư thận.

Cường giáp cũng như các bệnh lý tuyến giáp khác gây nhiều biến chứng nguy hiểm và rất dễ tái phát. Do đó việc điều trị bệnh cường giáp cần có sự kiên trì và phối hợp giữa nhiều phương pháp như: uống thuốc kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện thể thao. 

Một số lưu ý về dinh dưỡng cho bệnh nhân cường giáp 

- Chú ý ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng, hàm lượng protein cao, nhiều tinh bột... Nguyên nhân là do cường giáp gây ra tình trạng tăng cường trao đổi chất của cơ thể dẫn đến quá trình chuyển hóa và sử dụng năng lượng của cơ thể diễn ra mạnh. Bởi vậy bệnh nhân cường giáp cần cung cấp nhiều dinh dưỡng để quá trình chuyển hóa được đảm bảo.

- Hầu hết chúng ta đều quan niệm rằng cứ người bệnh là ăn đồ bổ như sữa thì rất tốt tuy nhiên đối với bệnh nhân cường giáp thì điều này chưa hẳn đã tốt, bởi vậy cần kiêng ăn chế phẩm từ sữa, kiêng uống nước ngọt, kiêng uống cà phê, trà và các đồ uống có tính kích thích khác và không hút thuốc.

- Người mắc bệnh này có thể được sử dụng các loại thức ăn có tác dụng ức chế tuyến giáp như lạc, hạt tía tô. Ở những người nóng thì có thể ăn những thức ăn có tính mát như dưa hấu, đậu ván, rau cần, nấm kim châm… Người âm suy có thể ăn những thức ăn có tác dụng dưỡng âm như mộc nhĩ, quả dâu, baba, vịt… Người bị tỳ suy có thể ăn những thức ăn kiện tỳ ngừng tả như củ từ, hạt súng, táo, táo tầu, cải canh…

- Người bệnh cường giáp nên tăng cường các thức ăn có chứa nhiều khoáng chất, hàm lượng vi chất cao.

- Điều đặc biệt cần lưu ý đó là khi đang điều trị bệnh cường giáp cần giảm hoặc kiêng những thức ăn có chứa hàm lượng i ốt cao, nói không với những thức ăn nóng, cay, khô như gừng sống, ớt, thịt dê...

Món ăn dinh dưỡng cho người bệnh cường giáp

* Đậu tương 250g, Hồi hương, Bát giác mỗi loại 10g, muối, đường vừa đủ. Rửa sạch đậu tương, sau khi ngâm nước cho vào trong nồi đun đến khi cạn nước. Cho Hồi hương và muối, đường vào trong nồi, và cho nước vừa đủ vào, dùng lửa nhỏ hầm khoảng 1 tiếng, đợi sau khi nước cạn khô thì có thể ăn.

Tác dụng: Lợi tiểu tiêu phù, ích khí rộng trung, thích hợp cho những người bị cường giáp

* Xuyên bối mẫu, Đan sâm mỗi loại 15g, Hạt ý dĩ 30g, Bí đao 60g, đường đỏ vừa đủ. Xuyên bối mẫu, Đan sâm sau khi nấu nước bỏ bã sau đó cho những nguyên liệu khác vào nấu cháo ăn. Ăn nóng mỗi ngày vào buổi sáng sớm khi đói, ăn liền 15 đến 20 ngày.

Bạn cần nhớ đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng khi mắc bệnh cường giáp và đây là một trong những căn bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm bởi vậy trong quá trình điều trị bệnh cường giáp hãy tuân thủ theo pháp đồ điều trị của bác sĩ.

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ dinh dưỡng hợp lý, bệnh nhân cường giáp nên sử dụng kết hợp các sản phẩm hỗ trợ. Nguyên nhân gây cường giáp đang được nhiều nhà nghiên cứu tìm ra đó là sự tham gia của hệ miễn dịch. Sử dụng Ích Giáp Vương có thành phần chính hải tảo, kết hợp với các dược liệu khác như bán biên liên, khổ sâm, ba chạc... giúp điều hòa hệ miễn dịch, ổn định hoạt động tuyến giáp, đồng thời cải thiện các triệu chứng của bệnh một cách hiệu quả. Sản phẩm có nguồn gốc thảo dược an toàn, ít tác dụng phụ, sử dụng liên tục 3-6 tháng để đạt hiệu quả cao nhất. 

Để được tư vấn về các bệnh lý tuyến giáp, vui lòng liên hệ tổng đài: 0902207582 (ZALO/VIBER)