Hiện nay, điều trị ung thư tuyến giáp được thực hiện như thế nào là mối quan tâm của nhiều người. Mặc dù không nguy hiểm như các loại ung thư khác nhưng ung thư tuyến giáp đứng thứ 9 trong các loại ung thư ở nữ giới. Để hiểu rõ hơn về điều trị ung thư tuyến giáp và các phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả, mời bạn tham khảo bài viết của chúng tôi.

Hiện nay điều trị ung thư tuyến giáp như thế nào?

Điều trị ung thư tuyến giáp như thế nào phụ thuộc vào vào loại ung thư mà người bệnh mắc phải và mức độ di căn của nó. Hiện nay, có 6 phương pháp điều trị chính, dựa vào đó, bác sĩ sẽ lựa chọn ra cách tốt nhất và phù hợp nhất cho bạn. 

Phẫu thuật ung thư tuyến giáp 

Phẫu thuật là phương pháp điều trị đầu tiên đối với hầu hết các loại ung thư tuyến giáp ngoại trừ ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp với loại ung thư tuyến giáp, kích thước của khối u, mức độ lan ra của các tế bào ung thư và kết quả siêu âm toàn bộ tuyến giáp. Hiện nay, phẫu thuật tuyến giáp có 3 phương pháp, đó là:

Cắt bỏ thùy tuyến giáp

Phẫu thuật cắt bỏ thùy giáp là loại bỏ tế bào ung thư chứa bên trong thùy phải hoặc thùy trái tuyến giáp. Phương pháp này thường được áp dụng để điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa (thể nhú hoặc thể nang) nhỏ và không có dấu hiệu lan ra ngoài tuyến giáp. Ưu điểm của phương pháp là một số người bệnh không cần uống thuốc hormone tuyến giáp sau phẫu thuật vì một phần của tuyến giáp vẫn được giữ lại. 

AE-1110-11.jpgCắt bỏ thùy bên phải của tuyến giáp chứa khối u ác tính

Cắt bỏ thùy bên phải của tuyến giáp chứa khối u ác tính

Cắt bỏ tuyến giáp

Cắt bỏ tuyến giáp là phương pháp loại bỏ tất cả các mô giáp (cắt toàn bộ tuyến giáp) hoặc hầu hết các mô tuyến giáp (cắt gần toàn bộ tuyến giáp). Bác sĩ phẫu thuật thường để lại những dải mô tuyến giáp nhỏ xung quanh tuyến cận giáp để giảm nguy cơ tổn thương tuyến cận giáp. Sau khi phẫu thuật bạn phải uống thuốc nội tiết tố tuyến giáp (levothyroxine) hàng ngày. Nhưng một lợi thế của phương pháp phẫu thuật này so với cắt bỏ tiểu thùy là có thể kiểm tra sự tái phát ung thư.

>>>XEM THÊM: Sau mổ tuyến giáp nên ăn gì và kiêng gì để nhanh chóng hồi phục?

Bóc tách hạch bạch huyết 

Nếu ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết ở cổ gần đó, chúng sẽ được loại bỏ cùng lúc với các tế bào ung thư. Việc này là cần thiết trong điều trị ung thư tuyến giáp thể tuỷ và ung thư thể không biệt hóa. Đối với ung thư thể nhú hoặc thể nang chỉ có 1 hoặc 2 hạch bạch huyết bên cạnh các tế bào ung thư. Khi các hạch to sẽ được cắt bỏ và phần nhỏ các tế bào ung thư còn sót lại sẽ được điều trị bằng iod phóng xạ sau đó.

Tác dụng phụ của phương pháp phẫu thuật tuyến giáp

Người mắc ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật có thể xuất viện sau một vài ngày. 

Người bệnh có thể có một số biến chứng hậu phẫu như: Khàn tiếng hoặc mất giọng tạm thời hoặc vĩnh viễn, tổn thương các tuyến cận giáp, chảy máu quá nhiều hoặc hình thành cục máu đông lớn ở cổ hay nhiễm trùng vết mổ. Ngoài ra. sau phẫu thuật vùng cổ người bệnh sẽ xuất hiện một vết sẹo gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Vết sẹo để lại sau phẫu thuật tuyến giáp gây mất thẩm mỹ

Vết sẹo để lại sau phẫu thuật tuyến giáp gây mất thẩm mỹ

>>> XEM THÊM: Cách chữa bướu tuyến giáp mà không cần phải phẫu thuật

Liệu pháp iod phóng xạ

Điều trị bằng iod phóng xạ thường được áp dụng sau khi phẫu thuật. Do tuyến giáp hấp thu hầu hết lượng iod có trong cơ thể nên khi sử dụng iod phóng xạ, lượng iod này sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ác tính còn sót lại và giảm nguy cơ ung thư tái phát sau phẫu thuật. Hiện nay, đây là phương pháp đầu tay đối với người mắc ung thư tuyến giáp thể nhú hoặc thể nang (ung thư tuyến giáp thể biệt hóa) đã di căn đến cổ, hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, liệu pháp iod phóng xạ không được sử dụng để điều trị ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa và thể tủy.

Iod phóng xạ tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật

Iod phóng xạ tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật

Sử dụng thuốc hormone tuyến giáp

Sau khi phẫu thuật hoặc dùng iod phóng xạ, cơ thể người bệnh sẽ không thể tạo ra lượng hormone giáp cần thiết nữa. Vì vậy, người mắc cần uống thuốc nội tiết tố tuyến giáp (levothyroxine) để thay thế hormone tự nhiên và giúp duy trì sự trao đổi chất bình thường của cơ thể. Một số nghiên cứu chứng minh rằng, cung cấp liều lượng hormone tuyến giáp cao hơn bình thường, mức TSH (hormone tuyến yên kích thích tuyến giáp tạo ra hormone giáp) sẽ được giữ ở mức rất thấp. Điều này làm chậm sự phát triển của các tế bào ác tính và giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp tái phát. Tuy nhiên, về lâu dài, liều lượng cao của hormone tuyến giáp tổng hợp có thể dẫn đến loãng xương. Do đó, bác sĩ chỉ sử dụng hormone giáp liều cao đối với người bệnh ung thư tuyến giáp thể biệt hóa và có nguy cơ tái phát cao.

Dùng tia bức xạ bên ngoài

Phương pháp này sử dụng các tia (hoặc hạt) năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc làm chậm sự phát triển của chúng. Do đó sẽ giúp điều trị ung thư và giảm nguy cơ ung thư tái phát sau phẫu thuật. Hơn nữa, liệu pháp iod phóng xạ thường không đạt hiệu quả trong điều trị ung thư tuyến giáp thể tủy hay thể không biệt hóa. Nên dùng tia bức xạ bên ngoài là một lựa chọn tối ưu để chữa trị các tế bào ung thư trên khi có sự tái phát ở cổ hoặc di căn gây đau cho người bệnh.

Phương pháp xạ trị điều trị ung thư tuyến giáp

Xạ trị bên ngoài thường được thực hiện 5 ngày một tuần và kéo dài từ 4 - 6 tuần. Hạn chế chính của phương pháp điều trị này là bức xạ có thể phá hủy các mô khỏe mạnh lân cận cùng với các tế bào ung thư. Một số tác dụng phụ khác là: Khó nuốt, khô miệng, khàn giọng và mệt mỏi. Tuy nhiên, trong vài tuần sau khi kết thúc điều trị tình trạng này sẽ từ từ biến mất.

Hóa trị ung thư tuyến giáp

Hóa trị là phương pháp điều trị sử dụng hóa chất được tiêm vào tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào ung thư. Đây là liệu pháp toàn thân, có nghĩa là thuốc vào mạch máu và đi khắp cơ thể để tiếp cận, giết chết tế bào ung thư. Hóa trị hiếm khi được sử dụng để chữa trị ung thư tuyến giáp, nhưng thường được kết hợp với liệu pháp dùng tia bức xạ bên ngoài để điều trị ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên do hóa chất tấn công cả những tế bào bình thường của cơ thể nên thường dẫn đến các tác dụng phụ sau: Rụng tóc, lở miệng, ăn mất ngon, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, tăng khả năng nhiễm trùng, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu, mệt mỏi… Các tác dụng phụ này sẽ mất dần sau khi kết thúc điều trị.

Hóa trị không chỉ tiêu diệt các tế bào ung thư mà cả các tế bào khỏe mạnh khác

Hóa trị không chỉ tiêu diệt các tế bào ung thư mà cả các tế bào khỏe mạnh khác

Điều trị bằng thuốc nhắm đích

Các loại thuốc mới được gọi là liệu pháp nhắm đích đang được sử dụng rộng rãi hơn để điều trị ung thư tuyến giáp. Thay vì gây hại cho cả các tế bào khỏe mạnh như hóa trị, chúng sẽ nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này thường được dùng cho ung thư tuyến giáp đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể và không đáp ứng với điều trị bằng iod phóng xạ. Ba loại thuốc chính được sử dụng trong liệu pháp nhắm đích để điều trị ung thư tuyến giáp là: Cabozantinib, lenvatinib và sorafenib.

Hỗ trợ điều trị ung thư như thế nào cho hiệu quả ?

Khi tiến hành điều trị ung thư tuyến giáp, ngoài những triệu chứng của bệnh, người mắc còn phải đối mặt với các tác dụng phụ của phương pháp điều trị mang đến. Do vậy, việc hỗ trợ điều trị ung thư rất quan trọng trong việc giúp người bệnh cảm thấy tốt hơn và làm tăng hiệu quả điều trị. Các phương pháp thường sử dụng áp dụng chế độ ăn kiêng đặc biệt hay sử dụng vitamin, các sản phẩm từ dược liệu cũng thường được áp dụng trong hỗ trợ điều trị ung thư. Chúng sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh và tác dụng phụ của điều trị ung thư. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị ung thư tuyến giáp. Nhưng sản phẩm được nhiều chuyên gia và người bệnh đánh giá cao đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương. Sản phẩm có thành phần chính là hải tảo kết  hợp với khổ sâm nam, bán biên liên, ba chạc,.... giúp hỗ trợ điều trị các bệnh tuyến giáp như: Ung thư tuyến giáp, viêm tuyến giáp, Basedow hiệu quả.

>>> XEM THÊM: Bị bướu Basedow có mổ được không? Câu trả lời có ngay sau đây!

Gần 2000 năm qua y học Trung Quốc đã sử dụng hải tảo trong nhiều bài thuốc chữa bệnh tuyến giáp. Đặc  biệt, tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, người dân sử dụng hải tảo làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh vì đây là thảo dược chứa nhiều chất dinh dưỡng. Ngay nay, dưới ánh sáng khoa học, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trong hải tảo chứa các hoạt chất như: Meroterpenoids, phlorotanins và fucoidan giúp chống oxy hóa, kháng viêm từ đó hỗ trợ ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển.

Để tăng hiệu quả điều trị, các nhà khoa học đã kết hợp hải tảo với nhiều thảo dược như: Bán biên liên, khổ sâm nam, ba chạc,... để tạo nên công thức hoàn hảo cho thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương. Sản phẩm Ích Giáp Vương có thành phần từ thiên nhiên nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng.

Những lo lắng về ung thư tuyến giáp sau khi điều trị

Dù được điều trị và có kết quả tốt nhưng đa phần người bệnh vẫn luôn lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình. Các câu hỏi: Nguy cơ tái phát ung thư có cao không? Nên làm gì để bảo vệ sức khỏe của mình sau điều trị ung thư tuyến giáp? Phải thay đổi lối sống và chế độ ăn uống như thế nào? Cần sử dụng sản phẩm gì để giảm nguy cơ ung thư tái phát?... là điều nhiều người quan tâm. Do vậy, để kiểm soát tình trạng bệnh và ngăn nguy cơ tái phát, người bệnh cần chú ý một số điều.

Khám sức khỏe định kỳ

Bạn cần tái khám vài tháng một lần để tìm các dấu hiệu tái phát nhưng việc này sẽ giảm bớt theo thời gian. Khi tái khám, bạn sẽ được làm một số xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ như: xét nghiệm máu, siêu âm vùng cổ… Và nếu phát hiện ung thư tái phát, thường sẽ cần phải điều trị lại.

Duy trì các bài tập thể dục

Lên kế hoạch và thực hiện các bài tập thể dục thường xuyên sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn. Việc luyện tập thể dục, thể thao sẽ giúp bạn giảm lo âu, giúp ngủ ngon hơn từ đó hỗ trợ tuyến giáp hoạt động tốt hơn.

Tập thể dục giúp cải thiện hoạt động của tuyến giáp

Tập thể dục giúp cải thiện hoạt động của tuyến giáp

Lập chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế hoặc tránh các loại thịt đỏ và đồ chế biến sẵn, đồ uống có đường. Không uống rượu, nếu uống, mỗi ngày không quá 1 ly đối với phụ nữ và 2 ly đối với nam giới.

>>> XEM THÊM: Để ngăn ngừa bệnh tuyến giáp, cần bổ sung muối iod như thế nào?

Ung thư tuyến giáp là bệnh cần được chữa trị kịp thời để đem lại kết quả tốt. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã mang lại những thông tin hữu ích có thể giúp đỡ cho quá trình điều trị ung thư tuyến giáp của bạn hay người thân. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, vui lòng để lại bình luận hoặc số điện thoại để được chúng tôi tư vấn chi tiết.

 

Link tham khảo: 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/thyroid-cancer/diagnosis-treatment/drc-20354167

https://www.nhs.uk/conditions/thyroid-cancer/treatment/#

https://www.cancer.org/cancer/thyroid-cancer/treating.html