Mổ u tuyến giáp là phương pháp thường được áp dụng trong điều trị u tuyến giáp. Tuy nhiên, việc loại bỏ khối u bằng phương pháp phẫu thuật có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng như để lại sẹo, chảy máu, suy giáp,… Vậy trường hợp nào sẽ được chỉ định mổ, quy trình tiến hành và cách chăm sóc sau khi điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Những trường hợp mắc u tuyến giáp phải mổ
U tuyến giáp là tình trạng xuất hiện một hoặc nhiều nhân riêng biệt nằm trong lòng tuyến giáp, dạng mềm hoặc u rắn. Bên trong các khối u có thể là dịch lỏng (u nang) hoặc dịch đặc (u xơ). Đa số u tuyến giáp đều được chẩn đoán lành tính, chỉ có 2 - 5% là ác tính (ung thư tuyến giáp).
Mổ tuyến giáp là một trong nhiều phương pháp giúp loại bỏ khối u một cách an toàn và nhanh chóng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ bệnh, kết quả xét nghiệm và loại u tuyến giáp mà bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định phù hợp nhất. Bởi lẽ quá trình phẫu thuật thường tiềm ẩn nhiều rủi ro và thường chỉ là phương án điều trị cuối cùng được cân nhắc tới.
Phẫu thuật u tuyến giáp sẽ được chỉ định cho những trường hợp dưới đây:
- Kết quả sinh thiết tế bào tuyến giáp cho thấy khối u ác tính (ung thư tuyến giáp). Trường hợp này sẽ được chỉ định cắt bỏ tuyến giáp để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư và chặn đứng khả năng di căn sang các cơ quan lân cận.
- Trường hợp mắc u tuyến giáp độc, bị chống chỉ định hoặc không đáp ứng tốt với các liệu pháp điều trị cường giáp khác như i-ốt phóng xạ hay thuốc kháng giáp trạng.
- Người bị u tuyến giáp lành tính nhưng kích thước khối u lớn gây chèn ép khí quản và thực quản ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, người bệnh có nhu cầu mổ.
Người có khối u lớn là đối tượng được chỉ định mổ u tuyến giáp
Mổ u tuyến giáp được tiến hành như thế nào?
Quy trình mổ u tuyến giáp thường diễn ra trong khoảng 30 đến 60 phút. Quá trình này có thể kéo dài hơn trong trường hợp phát sinh các vấn đề khác khi phẫu thuật. Chi tiết quá trình mổ tuyến giáp như sau:
- Bước 1: Người bệnh sẽ được kiểm tra sức khỏe một lần nữa để chắc chắn về mức độ cần thiết của ca mổ, tình trạng sức khỏe.
- Bước 2: Trước 1 - 2 ngày khi tiến hành mổ u tuyến giáp, người bệnh sẽ cần phải đảm bảo sức khỏe luôn ở trạng thái tốt nhất. Bạn sẽ được khuyến khích nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động mạnh, kiểm tra huyết áp và nhiệt độ thường xuyên. Trước khi mổ, các bác sĩ sẽ nhắc nhở người bệnh nên nhịn ăn trong khoảng 8 tiếng và nhịn uống khoảng 4 tiếng.
- Bước 3: Buổi sáng ngày mổ, bác sĩ sẽ tiến hành truyền dịch. Trước khi thực hiện phẫu thuật, bạn sẽ được điều chỉnh tư thế nằm chuẩn và gây mê toàn thân.
- Bước 4: Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật theo phương pháp đã hội chẩn và thảo luận kỹ lưỡng với người bệnh trước đó. Mỗi phương pháp phẫu thuật sẽ yêu cầu các thao tác khác nhau:
Với phương pháp mổ thường: Ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường hình chữ U lên vùng cổ, đáy quay xuống dưới. Đường rạch sâu cách phía trên hõm ức khoảng 5 - 10cm. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách các khối u tuyến giáp theo dự định. Cuối cùng, vết thương sẽ được khâu kín lại.
Với phương pháp mổ nội soi tuyến giáp: Ưu điểm lớn nhất khi tiến hành mổ nội soi tuyến giáp chính là khả năng đảm bảo tính thẩm mỹ, ít xâm lấn, hạn chế tối đa di chứng sau phẫu thuật. Sau khi gây mê, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường dưới da khoảng 2-3cm tại hõm nách hoặc ngực. Thông qua các dụng cụ nội soi, khối u sẽ được loại bỏ một cách nhẹ nhàng.
Phẫu thuật u tuyến giáp được tiến hành bởi các bác sĩ có chuyên môn
>>>Xem thêm: Mổ nội soi bướu tuyến giáp có ưu điểm gì?
Phẫu thuật u tuyến giáp có nguy hiểm không?
Phẫu thuật là giải pháp sẽ được cân nhắc cuối cùng trong điều trị u tuyến giáp. Sau khi điều trị, người bệnh có thể đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm và mất thời gian hồi phục.
Chính vì vậy, “mổ u tuyến giáp có nguy hiểm không” trở thành thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, những rủi ro sau khi mổ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như tay nghề bác sĩ, cơ địa người bệnh, phương pháp mổ, trang thiết bị tại cơ sở điều trị,…
Dưới đây là một số rủi ro mà người bệnh có thể gặp phải sau khi mổ u tuyến giáp:
- Chảy máu: Chảy máu nhiều và đột ngột ở cổ là biến chứng đầu tiên có thể xảy ra trong 24 giờ sau phẫu thuật. Tình trạng này có thể gây chèn ép vào khí quản, dẫn đến khó thở. Nếu máu chảy chậm vào cổ có nguy cơ dẫn tới hình thành các cục máu đông ở phía dưới vết mổ. Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 1 - 2% tổng số ca bệnh.
- Khó thở, khàn tiếng: Khí quản, hoặc do dây thần kinh thanh quản quặt ngược có thể bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật thu nhỏ khối u tuyến giáp khiến người bệnh gặp phải tình trạng khó thở, khàn tiếng.
- Cơn bão giáp trạng: Cơn bão giáp là biến chứng nguy hiểm sau mổ u tuyến giáp. Tình trạng này hoàn toàn có thể phòng ngừa và kiểm soát nhờ vào thuốc.
- Nhiễm trùng sau mổ: Vết mổ ở vùng cổ có thể bị sưng đau, kèm theo biểu hiện đau nhức, sốt cao. Khả năng xảy ra tình trạng này tương đối thấp, chỉ chiếm khoảng 1% số ca bệnh.
- Thay đổi giọng nói: Giọng nói thay đổi là một biến chứng xảy ra do chấn thương các dây thần kinh thanh quản quặt ngược hoặc bị viêm nhiễm sau khi phẫu thuật. Tình trạng này sẽ tự biến mất sau một khoảng thời gian.
- Tổn thương cơ quan lân cận: Thủng khí quản, tổn thương thực quản hoặc rách hoặc đứt các mạch máu lớn do tác động mạnh trong quá trình phẫu thuật và có thể để lại di chứng lâu dài về sau.
- Di chứng sau gây mê: Sử dụng thuốc gây mê toàn thân trước phẫu thuật có thể tăng nguy cơ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như tai biến, tim mạch…
- Hạ canxi máu: Tổn thương tuyến cận giáp trong quá trình phẫu thuật sẽ dẫn đến tình trạng canxi trong máu thấp, gây ra các triệu chứng như ngứa ran ở bàn chân, bàn tay, co quắp ngón tay,…
- Suy giáp: Sau cắt bỏ khối u tuyến giáp, người bệnh có thể gặp phải tình trạng suy giáp phải bổ sung hormone thay thế suốt đời. Khi bị suy giáp người mắc sẽ có biểu hiện: Mệt mỏi,tăng cân, huyết áp thấp,..
Để hạn chế những rủi ro sau quá trình phẫu thuật, đặc biệt là hội chứng suy giáp, người bệnh có thể bổ sung các thực phẩm bổ trợ tuyến giáp từ thảo dược thiên nhiên. Nổi bật trong số đó, các chuyên gia đánh giá cao Ích Giáp Vương, giúp bồi bổ, tăng cường chức năng tuyến giáp, điều hòa hormone và giúp hỗ trợ điều trị và làm giảm triệu chứng các bệnh về tuyến giáp. Ích Giáp Vương có thành phần chính là hải tảo kết hợp với các thảo dược thiên nhiên như bán biên liên, ba chạc, lá neem, khổ sâm nam,... Trong đó, hải tảo được chứng minh tiêu viêm, giảm bướu, điều hòa miễn dịch (nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2012). Người bệnh có thể an tâm sử dụng Ích Giáp Vương để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp.
Ích Giáp Vương giúp cải thiện u tuyến giáp an toàn, hiệu quả
Mổ u tuyến giáp ở đâu tốt nhất?
Sau khi mổ, người bệnh cần nằm hồi sức khoảng 3 tiếng. Thời gian theo dõi và hồi phục sau mổ sẽ mất khoảng 5 - 10 ngày tùy theo thể trạng của mỗi người. Quá trình mổ thường tiềm ẩn nhiều rủi ro đòi hỏi người bệnh nên cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn cơ sở y tế điều trị. Dưới đây là một số tiêu chí giúp bạn tìm kiếm đơn vị phẫu thuật phù hợp:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, không gian sạch sẽ.
- Khả năng chuyên môn của đội ngũ bác sĩ. Ưu tiên những người nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh nội tiết.
- Khi lựa chọn các cơ sở y tế tư nhân, người bệnh nên tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin, giấy phép và phản hồi của những người điều trị trước để cân nhắc.
- Ưu tiên các bệnh viện chuyên về nội tiết như bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện nội tiết, viện K…
Bên cạnh đó, chi phí mổ u tuyến giáp cũng là chủ đề được rất nhiều độc giả quan tâm. Trên thực tế, mức phí điều trị phụ thuộc vào phương pháp áp dụng, mức độ bệnh, địa chỉ mổ,…Để giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế, người bệnh nên tham gia bảo hiểm y tế và thăm khám định kỳ để phát hiện sớm.
Dưới đây là mức giá mổ u tuyến giáp tham khảo tại một số bệnh viện (chưa bao gồm phí sinh hoạt, khám chữa, đi lại, thuốc…):
Chi phí mổ u tuyến giáp bệnh viện ung bướu:
- Mổ thông thường: Khoảng 10.000.000 – 20.000.000(vnđ)
- Mổ nội soi: Khoảng 20.000.000 – 30.000.000 (vnđ)
Chi phí mổ u tuyến giáp bệnh viện nội tiết:
- Mổ thông thường: Khoảng 8.000.000 – 15.000.000 (vnđ)
- Mổ nội soi: Khoảng 17.000.000 – 25.000.000 (vnđ)
Chi phí mổ u tuyến giáp bệnh viện K:
- Mổ thông thường: khoảng 10.000.000 – 17.000.000 (vnđ)
- Mổ nội soi: khoảng 18.000.000 – 30.000.000 (vnđ)
Bệnh viện nội tiết là địa chỉ uy tín cho người bệnh mổ u tuyến giáp
Sau khi mổ tuyến giáp nên làm gì và kiêng gì?
Để hạn chế tối đa các di chứng sau phẫu thuật và thúc đẩy lành vết thương, người bệnh nên nghỉ ngơi tuyệt đối trong khoảng 7 - 10 ngày. Trong suốt khoảng thời gian đó, bạn cần đặc biệt chú ý:
- Không nên vận động quá mạnh, có thể thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng để cải thiện thể lực.
- Tránh chạm tay lên vết thương, vệ sinh sạch sẽ vùng mổ bằng nước muối sinh lý.
- Mặc đồ thoáng mát, cổ rộng tránh loại ôm sát hoặc che kín vết mổ.
- Sau khi mổ, người bệnh cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất giúp vết thương nhanh lành như vitamin C, kẽm, canxi.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, đậu nành hoặc rau cải để tránh cản trở quá trình sản xuất hormone tuyến giáp.
- Ưu tiên chế biến món ăn thành các dạng mềm, dễ nuốt như canh, cháo, súp để giảm tổn thương thanh quản, thực quản.
Người bệnh nên ăn bổ sung các món ăn từ tảo biển, rong biển tốt cho tuyến giáp
Mổ u tuyến giáp là phương pháp chỉ được áp dụng cho những trường hợp nhất định, đòi hỏi được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao. Để biết chính xác tình trạng bệnh và phương pháp điều trị phù hợp, bạn nên chủ động thăm khám y tế ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng để lại bình luận hoặc số điện thoại để được chúng tôi tư vấn chi tiết.
Link tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/thyroidectomy/about/pac-20385195
https://www.thyroid.org/thyroid-surgery/
https://www.cancer.org/cancer/thyroid-cancer/treating/by-stage.html