Bệnh tuyến giáp đang ngày càng gia tăng trong cuộc sống hiện đại. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp như bệnh tự miễn hay thiếu hoặc thừa iod. Iod từ lâu đã được biết đến là một nguyên tố vi lượng quan trọng với tuyến giáp. Việc bổ sung iod dù là thừa hay thiếu đều có thể dẫn đến một số bệnh tuyến giáp. Để biết cách bổ sung muối iod cho cơ thể, các bạn đừng bỏ lỡ bài viết nhé!
Iod có thể là thủ phạm gây bệnh tuyến giáp
Iod là một vi chất rất cần thiết đối với sự phát triển của cơ thể con người. Thiếu iod có thể dẫn đến nhiều căn bệnh phức tạp, nhất là ở trẻ em và phụ nữ mang thai như: Đần độn, thiểu năng trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, điếc, sảy thai, thai lưu hoặc sinh non… Tổ chức Y tế Thế giới đã thống kê: Thiếu iod, dù là thể nhẹ, ít nhất cũng lấy mất của mỗi trẻ 13,5 điểm IQ (chỉ số thông minh), làm giảm khả năng tư duy, trí tuệ. Đồng thời, trên toàn thế giới từ năm 1993 - 2003 cũng có 707 triệu trẻ em 6 - 12 tuổi bị bướu cổ trên tổng số 848 triệu trẻ em, chiếm 83,5% trẻ em ở lứa tuổi này mắc bệnh.
Bên cạnh thiếu iod thì thừa iod cũng hết sức nguy hiểm cho cơ thể. Thừa iod có thể là nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp, bướu tim, u độc tuyến giáp, viêm tuyến giáp… Các bác sĩ còn cảnh báo: Dùng iod với liều cao có thể gây tử vong. Vì theo thí nghiệm của y học, liều tử vong trên chuột là 15g/kg; trên chó là 800mg/kg. Còn trên người là 30 - 40mg/kg. Trong trường hợp bị ngộ độc iod do ăn quá nhiều có thể gây bệnh suy giáp, phù toàn thân, phù phổi, viêm phổi, thậm chí tử vong. Vì thế, việc bổ sung iod đúng cách để không bị thừa, thiếu là vô cùng quan trọng.
Iod có vai trò quan trọng với tuyến giáp
>>>Xem thêm: Thiếu iod có thể gây ra những bệnh tuyến giáp nào?
Bổ sung iod như thế nào cho đúng?
Vậy như thế nào là đủ iod cho cơ thể? Các bác sĩ cho biết: “Liều cơ bản của iod với người lớn là 150 mcg/người/ngày, trẻ em là khoảng 100mcg/ngày/người, phụ nữ mang thai và cho con bú thì cần lượng iod cao hơn do sự chuyển hóa mạnh mẽ, lượng cần thiết bổ sung vào cơ thể là khoảng 200mcg/ngày/người với bà mẹ mang thai và 290mcg/ngày/người với bà mẹ cho con bú”. Nếu sử dụng cao hơn mức khuyến cáo, cơ thể sẽ đào thải ra ngoài, nhưng với điều kiện chỉ sử dụng trong thời gian ngắn. Còn trong thời gian dài, iod sẽ tích tụ gây nên những bệnh nguy hiểm.
Hiện nay, có nhiều người nhầm lẫn, trong muối thường (không bổ sung i-ốt) cũng có iod và ăn thật nhiều. Đây là quan niệm rất sai lầm bởi iod là chất độc lập được bổ sung vào muối chứ không phải có sẵn trong muối. Bởi vậy, đã có rất nhiều người do hiểu lầm khái niệm này nên ăn nhiều muối thường và hậu quả là phải đi cấp cứu do cơ thể mất nước, suy thận vì hoạt động liên tục nhằm loại muối ra khỏi cơ thể, huyết áp tăng cao…
Bữa ăn hằng ngày thường không cung cấp đủ iod cho nhu cầu của cơ thể. Một số ít thực phẩm có lượng iod cao như: Phô mai (200µg /100g), trứng gà (169µg/100g), lươn, hải sản (60µg/100g), sữa bột tách béo (130µg/100g ), sữa bột toàn phần (110 µg/100g), tảo biển (92 µg/100g), bắp cải (20µg/100g). Còn phần lớn thực phẩm rất nghèo iod.
Iod có trong một số thực phẩm
Một chế độ ăn có nhiều sữa thì lượng iod thiếu hụt không nhiều vì 1 lít sữa có thể cung cấp 100 µg iod. Ví dụ: Trẻ 6 tháng uống 800 ml sữa đã cung cấp được 90% nhu cầu iod.
Khi sử dụng muối iod, cơ thể được bổ sung một lượng iod đáng kể: 100g muối iod có chứa 2200 µg iod, vậy 3g muối iod cung cấp 66 µg iod đáp ứng được 30 - 50% nhu cầu iod ở tuổi thiếu niên và người trưởng thành. Tuy nhiên, iod trong muối có thể bị hao hụt qua quá trình bảo quản và chế biến (mất 20% khi chiên hoặc nướng, mất 50% khi luộc). Vì vậy, khi dùng muối iod, bạn cần lưu ý:
- Giữ muối iod nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời, dùng xong buộc kín miệng túi hoặc để muối trong lọ đậy nắp kín để tránh bị bay hơi.
- Không rang muối iod.
- Khi ướp thức ăn, bỏ một ít muối iod trước, sau khi nấu chín thì bỏ thêm vào cho vừa đủ.
- Nên cho muối iod vào thức ăn sau khi đã nấu chín.
Bổ sung muối iod cần cẩn trọng để tránh thừa iod
>>>Xem thêm: Bị bệnh tuyến giáp nên ăn gì?
Phòng ngừa bệnh tuyến giáp nhờ sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương
Như vậy, iod có vai trò vô cùng quan trọng với hoạt động của cơ thể. Thiếu iod hoặc thừa iod đều có thể gây ra các bệnh tuyến giáp như suy giáp, bướu cổ. Để bổ sung iod hàng ngày, chúng ta có thể sử dụng muối iod. Tuy nhiên dùng muối iod sao cho đúng lại không hề dễ dàng. Các bạn cần biết nhu cầu hàng ngày của mình cần bao nhiêu iod? Hàm lượng iod trong từng loại thực phẩm bạn ăn là bao nhiêu?
Để phòng ngừa mắc các bệnh tuyến giáp, nhiều người có xu hướng lựa chọn sản phẩm thảo dược, điển hình là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp vương. Sản phẩm này có thành phần chính là hải tảo, một loại rong biển giúp bổ sung iod cho người bị bệnh tuyến giáp. Hơn nữa, hải tảo còn có tác dụng làm mềm bướu, nhân giáp vì thế có thể thu nhỏ khối bướu cổ. Ích Giáp Vương còn chứa các thành phần khác như: Khổ sâm, ba chạc, bán biên liên, KI, MgCl2 có tác dụng chống viêm, bảo vệ tuyến giáp khỏi các tác nhân có hại và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh tuyến giáp như điều chỉnh nhịp tim, điều chỉnh thân nhiệt, giảm mệt mỏi,... Với các thành phần từ thiên nhiên, không có tác dụng phụ nên sản phẩm này rất an toàn cho người sử dụng.
Cơ chế tác động của Ích Giáp Vương với bệnh tuyến giáp
Cảm nhận khách hàng
Điển hình là trường hợp của bà Dương Thị Hiệu (SĐT: 0915522412) đã kiểm soát hiệu quả bướu cổ bằng sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương. Hãy cùng xem chi tiết chia sẻ của bà Hiệu TẠI ĐÂY.
>>>Xem thêm: Kinh nghiệm kiểm soát rối loạn tuyến giáp của những người khác Tại Đây!
Tư vấn của chuyên gia
Lắng nghe chuyên gia Vũ Thị Tư Hằng phân tích về vấn đề: Thiếu hay thừa iod có phải là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý tuyến giáp? trong video dưới đây nhé:
>>>Xem thêm: Chuyên gia phân tích về các triệu chứng bệnh tuyến giáp
Qua thông tin mà bài viết chia sẻ, các bạn đã hiểu được vai trò của việc bổ sung iod thông qua muối iod đúng cách. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra giải pháp giúp ngăn ngừa và cải thiện bệnh tuyến giáp an toàn từ sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương. Hãy sử dụng Ích Giáp Vương ngay hôm nay để phòng ngừa bệnh tuyến giáp, bạn nhé!
Để được tư vấn về bệnh tuyến giáp và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER).
Hữu Thắng