Chắc hẳn các bạn đã biết tới vai trò của nguyên tố vi lượng iod với chức năng tuyến giáp. Thiếu hụt iod sẽ dẫn đến các bệnh lý tuyến giáp và khuyết tật ở thai nhi. Vậy iod có vai trò cụ thể như thế nào với tuyến giáp? Khi thiếu iod có thể dẫn đến các bệnh lý tuyến giáp nào? Làm thế nào để cải thiện tình trạng thiếu hụt iod? Mời bạn xem ngay bài viết dưới đây!

Iod có vai trò gì với tuyến giáp?

Iod là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, cần cho hoạt động của tế bào. Cơ thể không thể tự tổng hợp iod mà phải đưa từ bên ngoài vào thông qua thực phẩm. Nếu thiếu iod, tuyến giáp sẽ không thể sản xuất đủ hormone đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Thiếu iod có thể gây ra một số bệnh lý tuyến giáp.

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết hình bướm, nằm ở phía trước cổ, ngay bên dưới thanh quản. Tuyến giáp cần iod để sản xuất hormone tuyến giáp T3 (triiodothyronine) và T4 (thyroxine). T3 và T4 có vai trò điều hòa quá trình chuyển hóa, ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan như tim, não, cơ…

 Iod có vai trò quan trọng với tuyến giáp

Iod có vai trò quan trọng với tuyến giáp

>>>Xem thêm: Iod có vai trò như thế nào với tuyến giáp?

Mối liên hệ giữa thiếu iod và các bệnh lý tuyến giáp

Mối liên quan giữa thiếu hụt iod và bệnh tuyến giáp đã được biết đến từ thế kỷ 20. Thiếu hụt iod có thể gây ra một số bệnh như suy giáp, bướu cổ và các biến chứng liên quan đến thai kỳ.

Bướu cổ

Nếu không có đủ iod, tuyến giáp sẽ không có đủ nguyên liệu để sản xuất hormone tuyến giáp. Nồng độ hormone tuyến giáp thấp sẽ kích hoạt tuyến yên tiết TSH (thyroid stimulating hormone). Dưới tác dụng của TSH, tuyến giáp sẽ tăng sinh, phì đại và dẫn đến bướu cổ. Khi bướu cổ xuất hiện, có thể thấy nhân bên trong tuyến giáp. Khối bướu cổ lớn có thể gây các triệu chứng chèn ép như nghẹt thở, khó nuốt, nghẹn cổ, khàn giọng.

 Thiếu iod có thể gây bướu cổ

Thiếu iod có thể gây bướu cổ

Suy giáp

Sự thiếu hụt iod cũng có thể dẫn đến suy giáp. Do iod tham gia cấu tạo nên các hormone tuyến giáp nên khi không đủ iod, quá trình sản xuất hormone tuyến giáp sẽ bị gián đoạn. Điều này gây thiếu hormone tuyến giáp trong cơ thể và người bị sẽ có các triệu chứng điển hình như: Khô da, rụng tóc, sợ lạnh, tăng cân đột ngột, mệt mỏi, trầm cảm…

Các biến chứng khi mang thai

Iod rất cần cho hoạt động của tuyến giáp, nhất là khi người phụ nữ mang thai, nhu cầu iod lại càng cao hơn. Nếu sự thiếu hụt iod xảy ra trong thai kỳ, tuyến giáp sẽ không thể sản xuất đủ hormone để đáp ứng nhu cầu cao của cả mẹ và thai nhi. Điều này đặc biệt nguy hiểm. Bởi 3 tháng đầu thai kỳ, não bộ của thai nhi sẽ phát triển mạnh nhất và cần có hormone tuyến giáp từ mẹ truyền sang. Người mẹ không có đủ hormone trong máu sẽ khiến não, tuyến giáp và một số cơ quan khác của trẻ không được phát triển đầy đủ, bình thường. Hậu quả của sự thiếu hụt iod có thể là: Sảy thai, thai chết lưu, sinh non, dị tật bẩm sinh. Trẻ được sinh ra từ người mẹ thiếu hụt iod nặng có thể bị đần độn, khuyết tật các chức năng nghe, nói. Suy giáp bẩm sinh ở trẻ cũng là một hậu quả của thiếu hụt iod ở người mẹ khi mang thai, có thể dẫn đến bệnh đần độn (chậm phát triển não bộ).

 Phụ nữ mang thai mà thiếu iod có thể bị sảy thai

Phụ nữ mang thai mà thiếu iod có thể bị sảy thai

>>>Xem thêm: Tại sao iod là thủ phạm gây bướu cổ?

Bổ sung iod cho cơ thể bằng cách nào?

Iod thường có tự nhiên ở trong đất và nước biển. Một số loại thực phẩm cũng rất giàu iod. Nếu được chẩn đoán bị thiếu hụt iod, bạn có thể bổ sung loại vi chất dinh dưỡng này từ thực phẩm, muối iod hoặc các sản phẩm khác.

Thực phẩm

Có rất nhiều thực phẩm chứa iod, chẳng hạn như:

- Động vật biển: Cá thu, cá ngừ, tôm, cua…

- Rong biển: Hải tảo, tảo bẹ…

- Sữa: Sữa bò, sữa chua, phô mai, kem…

- Trứng, thịt

- Một số loại trái cây và rau xanh: Khoai tây, rau chân vịt, ngô, cải thảo

Hải tảo giúp bổ sung iod 

Hải tảo giúp bổ sung iod

Muối iod

Sử dụng muối iod để làm gia vị trong bữa ăn cũng là một cách đơn giản để điều trị thiếu hụt iod. Muối iod thường có chứa kali iodua (KI) hoặc natri iodua (NaI). Để tránh thừa iod, người bệnh nên chú ý khi bổ sung các thực phẩm khác cũng có chứa iod như đồ ăn chế biến sẵn (cơm hộp, thịt hộp, đồ ăn đông lạnh).

Sản phẩm bổ sung iod

Để điều trị tình trạng thiếu hụt iod, người bệnh có thể sử dụng một số chế phẩm có chứa iod. Có nhiều sản phẩm trên thị trường, hầu hết chứa iod dưới dạng KI, NaI. Với phụ nữ mang thai nên bổ sung 220 gam iod hàng ngày, phụ nữ cho con bú là 290 gam iod/ ngày. Để sử dụng một cách an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Lưu ý: Bổ sung quá nhiều iod có thể gây nhiều rối loạn, trong đó có bệnh tuyến giáp, bao gồm: Cường giáp, nhân tuyến giáp và bệnh tuyến giáp tự miễn. Những người sống trong vùng bị thiếu hụt iod, khi di dời sang nơi khác định cư, sẽ dễ mắc bệnh cường giáp. Lý do đó là tuyến giáp của họ đã quen với việc sử dụng một lượng nhỏ iod.

>>>Xem thêm: Bổ sung iod cho người bệnh tuyến giáp bằng hải tảo

Ngăn ngừa các bệnh lý tuyến giáp nhờ thảo dược

Như vậy, iod rất cần thiết với cơ thể, đặc biệt là tuyến giáp. Thiếu iod có thể gây ra một số bệnh lý tuyến giáp như bướu cổ, suy giáp. Để phòng tránh các bệnh lý tuyến giáp, bạn cần bổ sung đầy đủ iod cho cơ thể từ thực phẩm hoặc muối iod.

Với người bị các bệnh lý tuyến giáp, ngoài bổ sung iod, lời khuyên của giới chuyên gia là nên kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương. Sản phẩm này có thành phần chính là hải tảo, một loại rong biển giúp bổ sung iod cho người bị thiếu hụt. Hơn nữa, hải tảo còn có tác dụng làm mềm bướu, nhân giáp, vì thế có thể thu nhỏ khối bướu cổ. Ích Giáp Vương còn có chứa các thành phần khác như khổ sâm, ba chạc, bán biên liên, KI, MgCl2 giúp chống viêm, bảo vệ tuyến giáp khỏi các tác nhân có hại và giảm nhẹ triệu chứng của suy giáp, cường giáp như: Điều chỉnh nhịp tim, điều chỉnh thân nhiệt, giảm mệt mỏi... Với các thành phần từ thiên nhiên, không có tác dụng phụ nên sản phẩm này rất an toàn cho người sử dụng.

 

 Cơ chế tác động của Ích Giáp Vương với các bệnh lý tuyến giáp

Cơ chế tác động của Ích Giáp Vương với các bệnh lý tuyến giáp

Cảm nhận khách hàng

Bà Dương Thị Hiệu (SĐT: 0915522412) đã kiểm soát hiệu quả bướu cổ bằng sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương. Hãy cùng xem chi tiết chia sẻ của bà Hiệu TẠI ĐÂY.

>>>Xem thêm: Kinh nghiệm kiểm soát rối loạn tuyến giáp của những người khác Tại Đây!

Tư vấn của chuyên gia

Lắng nghe PGS. TS. Trần Đình Ngạn trả lời câu hỏi: “Bị bệnh lý tuyến giáp nên ăn gì?” trong video dưới đây nhé:

>>>Xem thêm: Chuyên gia đánh giá về hiệu quả của Ích Giáp Vương với bệnh lý tuyến giáp

Qua bài viết, chắc hẳn các bạn đã biết được tầm quan trọng của iod với tuyến giáp cũng như hậu quả của sự thiếu hụt iod. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra giải pháp an toàn giúp bổ sung iod, cải thiện triệu chứng cho người bị bệnh lý tuyến giáp từ sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương. Nếu đang bị bệnh tuyến giáp, hãy sử dụng Ích Giáp Vương ngay hôm nay, bạn nhé!

Để được tư vấn về bệnh lý tuyến giáp và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER).

Trọng Minh