Hiện nay, bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, để điều trị bệnh cường giáp hiệu quả, người mắc cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Vậy người bị cường giáp có ăn yến được không? Để tìm hiểu về bệnh cường giáp và trả lời thắc mắc trên, mời bạn tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây. Xem ngay đừng bỏ lỡ!
Cường giáp là gì?
Trước khi trả lời câu hỏi: “Cường giáp có ăn yến được không?” thì chúng ta sẽ tìm hiểu chung về bệnh này để có một cái nhìn tổng quát.
Tuyến giáp là cơ quan nội tiết có vai trò sản xuất hormone T3, T4 giúp điều hòa quá trình chuyển hóa của cơ thể. Cường giáp xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức khiến cho nồng độ hormone T3, T4 tăng cao so với nhu cầu của cơ thể, gây ra các triệu chứng tăng chuyển hóa như:
- Mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng (có người sụt 10kg sau 1-2 tháng mắc cường giáp).
- Nóng nảy.
- Nhịp tim nhanh.
- Da khô, tóc rụng.
- Rối loạn tiêu hóa.
- Đau nhức cơ bắp.
Người bị cường giáp thường có biểu hiện tim đập nhanh
Nguyên nhân gây cường giáp
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp như:
- Viêm tuyến giáp do virus làm cho lượng hormone T3, T4 tăng cao trong máu.
- Khối u tuyến yên có thể gây kích thích tuyến giáp sản xuất dư thừa hormone.
- Do tiêu thụ quá nhiều iod.
- Một số phụ nữ có thể bị cường giáp khi mang thai.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia: Nguyên nhân gây cường giáp phổ biến nhất là do sự suy yếu của hệ miễn dịch. Bình thường, hệ miễn dịch có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại xâm nhập như: Viêm nhiễm, thực phẩm độc hại, ô nhiễm môi trường,... Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, dẫn đến rối loạn hoạt động đã tạo ra một kháng thể bất thường có chức năng giống với chất chủ vận của hormone kích thích tuyến giáp TSH. Nó bám vào bề mặt của tế bào tuyến giáp, khiến cơ quan này sản xuất ra quá nhiều hormone so với nhu cầu của cơ thể. Do phải làm việc quá nhiều nên tuyến giáp bị phình to ra với biểu hiện là hình thành nên khối bướu ở cổ, trường hợp này còn gọi là bướu cổ cường giáp. Vì thế, nếu muốn điều trị triệt để cường giáp thì cần phải tác động vào “phần gốc” này.
Rối loạn, suy yếu hệ miễn dịch là nguyên nhân cốt lõi gây cường giáp
>>>Xem thêm: Tại sao cường giáp gây suy tim? Tìm hiểu ngay câu trả lời TẠI ĐÂY!
Cường giáp có nên ăn yến không?
Yến là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Trước đây, chỉ có giới thượng lưu mới dám ăn yến sào do giá thành đắt đỏ. Tuy nhiên hiện nay, yến sào dần trở nên phổ biến hơn. Yến sào có chứa nhiều acid amin, protein và muối khoáng. Theo đông y, yến vị ngọt tính ôn, có tác dụng dưỡng âm, bổ phổi, tiêu đờm, giảm ho, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp. Bên cạnh đó, các lợi ích như: Tăng cường năng lượng tế bào, kích thích tổng hợp ADN trong nguyên bào sợi, nâng cao hệ miễn dịch cũng được y học hiện đại ghi nhận.
Đặc biệt, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: Trong yến còn chứa các chất chống oxy hóa, ngăn ngừa sự tăng sinh của các khối u bướu.
Như vậy, với thắc mắc “Người bị cường giáp có nên ăn yến không?” thì câu trả lời là có. Bởi khi bị cường giáp, hệ miễn dịch của người bệnh suy yếu, sức khỏe giảm sút, cơ thể mệt mỏi. Do vậy, việc ăn yến sào sẽ giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch, chống oxy hóa, giúp tiêu u, giảm bướu, cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Bên cạnh tác dụng hỗ trợ điều trị cường giáp, yến sào còn mang đến nhiều lợi ích khác cho sức khỏe như:
- Giúp an thần bổ não
Người ta thấy rằng, trong tổ yến chứa các khoáng chất như: Kẽm, đồng, mangan, magie,... có tác dụng xoa dịu thần kinh, giúp não bộ hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, thực phẩm này còn giúp an thần, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ.
- Chống lão hóa, cải thiện cấu trúc da
Tổ yến chứa threonine - một chất có tác dụng sản xuất collagen và elastin giúp hỗ trợ thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới, tăng độ đàn hồi cho da.
- Bổ huyết
Thêm một công dụng của yến được nhiều người biết đến đó là bổ máu. Ăn tổ yến có thể giúp làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể. Bởi trong yến chứa nhiều protein và Fe.
Cường giáp có nên ăn yến không?
>>>Xem thêm: Cường giáp có nên mổ không? Sản phẩm thảo dược giúp cải thiện bệnh cường giáp mà không cần phẫu thuật
Giải pháp hỗ trợ điều trị cường giáp an toàn, hiệu quả từ sản phẩm thảo dược
Chế độ ăn tuy không phải là phương pháp điều trị chính nhưng cũng ảnh hưởng đến việc kiểm soát các triệu chứng cường giáp. Bên cạnh tuân thủ chỉ định của bác sĩ, giới chuyên gia khuyên người mắc nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược. Tiêu biểu trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính hải tảo.
Hải tảo - một loại rong biển có công dụng điều hòa miễn dịch, tác động vào nguyên nhân gây cường giáp. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa cao khổ sâm nam, cao ba chạc, cao bán biên liên, cao lá neem, vừa giúp tác động đến nguyên nhân, vừa cải thiện các triệu chứng như nhịp tim nhanh, lo lắng, thân nhiệt tăng,… và hạn chế cường giáp tái phát một cách an toàn, hiệu quả.
- Hải tảo: Có không ít người băn khoăn rằng: Tại sao trong hải tảo có chứa iod lại dùng được cho người bị cường giáp, bởi sự dư thừa iod cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này? Chuyên gia nội tiết cho biết: Iod là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho mọi hoạt động của các cơ quan, cơ thể không thể tự tổng hợp iod mà cần bổ sung từ những thực phẩm bên ngoài. Trong đó, 75% iod được hấp thu tập trung ở tuyến giáp để tham gia vào quá trình tổng hợp hormone, 25% còn lại được phân bố đến các cơ quan khác như nước bọt, tuyến vú, dịch tiêu hóa, thận,… Do đó, thiếu iod dẫn đến giảm tổng hợp hormone tuyến giáp, gây ảnh hưởng đến sự phát triển cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, với người bị cường giáp, quá trình thu bắt iod xảy ra mạnh mẽ, khiến các cơ quan trong cơ thể thiếu iod trầm trọng.
Hải tảo giúp điều hòa hoạt động của tuyến giáp
- Cao khổ sâm nam: Có tác dụng sát khuẩn, thanh nhiệt, tiêu độc, giúp giảm độc tính của những chất độc gây nên tình trạng nhiễm độc giáp, từ đó phòng ngừa các bệnh lý tuyến giáp. Ngoài ra, cao khổ sâm nam còn có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch trong cơ thể, giúp tăng cường năng lượng tế bào.
- Cao bán biên liên: Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu thũng, giúp giảm độc tính của các chất độc, những thuốc điều trị dễ gây nên tình trạng nhiễm độc giáp (thuốc hóa trị liệu).
- Cao ba chạc: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau. Ở Trung Quốc, lá ba chạc còn dùng ngoài chữa vết thương nhiễm khuẩn, viêm mủ da, áp xe, eczema; dùng trong chữa viêm họng, viêm amidan, ho,…
- Cao neem: Có tác dụng làm giảm nhịp tim, ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm tần số hô hấp, trương lực cơ, giảm huyết áp và hạ nhiệt, giúp cải thiện các triệu chứng của cường giáp. Bên cạnh đó, tác dụng chống tự miễn, điều hòa hệ thống miễn dịch của thảo dược này giúp nhanh chóng đẩy lùi các yếu tố gây rối loạn quá trình hoạt động của tuyến giáp.
- I-ốt (dưới dạng Kali iodua): I-ốt tham gia vào quá trình điều hòa sản xuất hormone T3, T4 của tuyến giáp, điều hòa hệ miễn dịch, giúp điều hòa hormone tuyến giáp, dùng được trong cả trường hợp cường giáp hoặc suy giáp.
- Magie: Là một phần quan trọng trong hoạt động của chức năng tim, có tác dụng làm giảm nhu cầu oxy của cơ tim, tăng cường chức năng tim, ổn định tim mạch, huyết áp, từ đó giảm các triệu chứng của cường giáp.
Hải tảo kết hợp với các vị thuốc quý giúp cải thiện hiệu quả bệnh cường giáp
Hy vọng những thông tin trên đã giúp độc giả qqgiải đáp được băn khoăn: Người bị cường giáp có ăn yến được không? Đồng thời, bài viết cũng đưa ra giải pháp từ thiên nhiên giúp cải thiện cường giáp an toàn, hiệu quả bằng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa hải tảo, hãy áp dụng ngay hôm nay, bạn nhé!
Thanh Loan
|