Bị bướu cổ cường giáp kiêng ăn gì để bệnh không nặng thêm? Đó là câu hỏi nhận được rất nhiều mối quan tâm hiện nay. Cường giáp là một trong những hội chứng phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mắc. Bên cạnh các phương pháp điều trị cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý thì bị cường giáp kiêng ăn gì cũng là vấn đề rất đáng lưu tâm. Hãy ĐỌC NGAY bài viết sau!
Thế nào là bướu cổ cường giáp?
Bướu cổ cường giáp còn được biết đến với tên gọi là cường giáp hay cường tuyến giáp trạng. Bình thường, một tuyến giáp khỏe mạnh sẽ sản xuất đủ lượng hormone để cơ thể sử dụng. Vì một số lý do mà hoạt động của tuyến giáp bị sai lệch và rối loạn, thường gặp nhất là bệnh tự miễn. Bướu cổ cường giáp là một hội chứng, trong đó, hormone tuyến giáp được sản xuất quá mức bình thường, kèm theo hiện tượng cổ bị sưng lên. Nguyên nhân phổ biến nhất của bướu cổ cường giáp đó là bệnh Graves – một rối loạn tự miễn dịch. Trong bệnh lý này, cơ thể tạo ra kháng thể kích thích tuyến giáp tăng sản xuất hormone. Bệnh Graves có xu hướng di truyền trong gia đình.
Buớu cổ cường giáp là tình trạng hormone tuyến giáp được sản xuất quá mức bình thường
Cường giáp cũng có thể gây ra bởi bướu giáp đơn nhân hoặc đa nhân. Ngoài ra, tình trạng viêm tuyến giáp do virus hoặc rối loạn tự miễn dịch có thể tạm thời gây ra các triệu chứng của cường giáp. Hơn nữa, một số người tiêu thụ nhiều iod (từ thực phẩm hoặc thuốc) cũng khiến cho tuyến giáp sản xuất hormone quá mức. Bên cạnh đó, một số phụ nữ có thể phát triển bệnh cường giáp trong khi mang thai hoặc sau khi sinh.
Người bị bướu cổ cường giáp có thể xuất hiện các triệu chứng như: Mệt mỏi, yếu cơ, run tay, lo lắng, căng thẳng, tim đập loạn nhịp, da khô, khó ngủ, sút cân mặc dù chế độ ăn bình thường, tiêu chảy, bướu cổ (tuyến giáp phì đại).
>>> XEM THÊM: Bệnh u nang tuyến giáp có nguy hiểm không?
Bị bướu cổ cường giáp kiêng ăn gì?
Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị cùng với xây dựng chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt lành mạnh. Người bị bướu cổ cường giáp cần tránh xa 5 loại thực phẩm sau:
Không nên ăn những món ăn đã từng bị dị ứng
Tiêu thụ thức ăn từng khiến bạn bị dị ứng có thể làm cho các triệu chứng cường giáp trở nên tồi tệ hơn với tình trạng: Phát ban, khó thở, đau bụng, tiêu chảy,… Trung tâm Y tế Đại học Maryland khuyến nghị người bị bướu cổ cường giáp nên tránh những thủ phạm tiềm ẩn gây dị ứng như: Sữa, gluten lúa mì, đậu nành, ngô và phụ gia thực phẩm nhân tạo. Tuy nhiên, khi bỏ qua các sản phẩm từ sữa, hãy đảm bảo vẫn cung cấp đầy đủ canxi từ nguồn khác như gạo hoặc sữa hạnh nhân, hải sản trong chế độ ăn uống hàng ngày. Để thay cho lúa mì, người mắc nên tiêu thụ các loại tinh bột nhiều dinh dưỡng, không chứa gluten như: Bột yến mạch, gạo lứt và khoai lang. Nếu thấy khó khăn trong việc thay đổi thực phẩm, bạn có thể cần tới sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng.
Thực phẩm nhiều carbohydrate
Rối loạn tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa carbohydrate và kiểm soát lượng đường trong máu - nhưng bạn không thể bỏ carbohydrate hoàn toàn vì chúng là nguồn năng lượng chính cho cơ thể.
Người bị bướu cường giáp không nên ăn thực phẩm nhiều carbohydrate
Để giữ cho lượng đường trong máu luôn ở mức bình thường, người mắc hội chứng cường giáp nên hạn chế nguồn thực phẩm chứa hàm lượng carbohydrate cao như: Bột mì trắng, ngũ cốc ít chất xơ, bánh gạo, khoai tây ăn liền, đồ uống có gas,… Hãy chọn nguồn carbohydrate giàu chất xơ, khiến đường huyết không bị tăng cao, ví dụ các thực phẩm dinh dưỡng bao gồm lúa mạch, bột yến mạch, mì ống nguyên hạt, khoai mỡ và đậu lăng.
Chất béo không lành mạnh
Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, cả chất béo bão hòa và không bão hòa đều làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, khiến cho tuyến giáp hoạt động quá mức. Vì thế, hãy hạn chế ăn những thực phẩm có chứa hàm lượng chất béo cao như: Thịt đỏ, đồ chiên, rán,.... Thay vào đó, bạn cần tăng cường ăn thêm cá, thịt gia cầm, thịt trắng không da và các loại đậu. Bên cạnh đó cần hạn chế chất béo không bão hòa phổ biến trong các món nướng, bánh quy giòn, bánh ngọt, và khoai tây chiên - và bất kỳ thực phẩm nào chứa dầu thực vật đã được hydro hóa một phần.
Để kiểm soát triệu chứng của bướu cường giáp, người mắc nên bổ sung các thực phẩm như trái cây, rau, quả hạch, hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, chất béo omega-3 lành mạnh được tìm thấy trong cá hồi, hạt lanh, quả óc chó có tác dụng giảm viêm, tăng cường miễn dịch rất tốt.
Không sử dụng các sản phẩm từ caffeine
Caffeine ảnh hưởng đến sự cân bằng tâm trạng, giấc ngủ, chức năng tuyến giáp và có tương tác với thuốc điều trị. Đặc biệt, trong caffeine có chứa chất kích thích, vì thế, nếu sử dụng những thực phẩm có chứa caffeine sẽ làm cho tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone, khiến hoạt động của cơ thể thay đổi bất thường, tỏa nhiều nhiệt nên người lúc nào cũng nóng nảy, khó chịu. Vì thế, trước khi tiêu thụ các sản phẩm có chứa caffeine như nước ngọt, cà phê và trà, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
Caffeine không tốt cho người bị bướu cổ cường giáp
Người bị cường giáp nên uống nhiều nước lọc hoặc các đồ uống không có cồn như: Sữa ít chất béo hoặc sữa không đường, trà thảo mộc, trái cây tươi ít đường, rau và súp.
Thực phẩm giàu nitrate
Nitrates có thể khiến tuyến giáp tăng hấp thu iod, từ đó làm trầm trọng thêm bệnh cường giáp. Nitrates hay có trong các đồ ăn chế biến sẵn. Do vậy, người bị cường giáp nên kiêng hoặc hạn chế ăn nhiều các thực phẩm giàu nitrates như: Thịt chế biến sẵn (xúc xích, thịt xông khói), cần tây, rau diếp, củ cải đường, rau mùi tây, tỏi tây, thì là, cà rốt, bí ngô, dưa chuột.
>>> XEM THÊM: Bướu keo tuyến giáp điều trị như thế nào?
Hỗ trợ điều trị cường giáp bằng sản phẩm thảo dược
Chế độ ăn tuy không phải là phương pháp điều trị chính nhưng cũng ảnh hưởng đến các triệu chứng của cường giáp. Bên cạnh tuân thủ chỉ định của bác sĩ cùng với chế độ ăn uống hợp lý, giới chuyên gia khuyên người mắc nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược. Tiêu biểu trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương.
Ích Giáp Vương – Hỗ trợ điều trị cường giáp an toàn, hiệu quả
Ích Giáp Vương là sản phẩm từ thiên nhiên, chứa thành phần chính hải tảo - một loại rong biển có công dụng điều hòa miễn dịch, tác động vào nguyên nhân gây cường giáp. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa khổ sâm, ba chạc, bán biên liên, neem, vừa giúp tác động đến nguyên nhân, vừa cải thiện các triệu chứng như nhịp tim nhanh, lo lắng, thân nhiệt tăng,… và hạn chế cường giáp tái phát một cách an toàn, hiệu quả.
- Hải tảo: Có tác dụng nhuyễn kiên (làm mềm u rắn), tiêu đờm, lợi thủy, tiết nhiệt. Vì vậy, hải tảo giúp làm mềm khối u trong các trường hợp bướu cổ (suy giáp trạng). Đồng thời, hoạt chất natri alginat và các thành phần đa đường chiết được trong hải tảo có tác dụng làm giảm cholesterol huyết, giảm các triệu chứng tăng cholesterol của bệnh nhân suy giáp. Đặc biệt, trong thành phần của hải tảo có chứa nhiều iốt giúp tăng cường miễn dịch, điều hòa hormone tuyến giáp, tăng cường sức khỏe tuyến giáp, dùng cho cả trường hợp cường giáp và suy giáp.
- Cao khổ sâm nam: Vị đắng, hơi ngọt, hơi chát, tính mát. Khổ sâm nam có tác dụng sát khuẩn, thanh nhiệt, tiêu độc giúp giảm độc tính của các chất độc gây nên tình trạng nhiễm độc giáp, điều hòa miễn dịch, từ đó phòng ngừa các bệnh lý tuyến giáp.
- Cao bán biên liên: Vị cay, tính bình, quy vào các kinh tâm, tiểu trường, phế. Bán biên liên có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu thũng giúp giảm độc tính của các chất độc, các thuốc điều trị dễ gây nên tình trạng nhiễm độc giáp (thuốc hóa trị liệu).
- Cao ba chạc: Vị đắng, mùi thơm, tính lạnh. Ba chạc có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, tăng cường miễn dịch, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau. Ở Trung Quốc, lá ba chạc còn dùng ngoài chữa vết thương nhiễm khuẩn, viêm mủ da, áp xe, eczema; dùng trong chữa viêm họng, viêm amidan, ho,…
- Cao lá neem: Có tác dụng làm giảm nhịp tim, ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm tần số hô hấp, trương lực cơ, giảm huyết áp và hạ nhiệt, giúp cải thiện các triệu chứng của cường giáp, tăng cường hệ miễn dịch.
- I-ốt (dưới dạng Kali iodid và chiết xuất Hải tảo): I-ốt tham gia vào quá trình điều hòa sản xuất hormone T3, T4 của tuyến giáp theo cơ chế tự điều hòa, điều hòa hệ miễn dịch, giúp điều hòa hormone tuyến giáp, dùng được trong cả trường hợp cường giáp hoặc suy giáp.
- Magnesi (dưới dạng Magnesium lactate dihydrate): Là một phần quan trọng trong hoạt động của chức năng tim, có tác dụng làm giảm nhu cầu oxy của cơ tim, tăng cường chức năng tim, ổn định tim mạch, ổn định huyết áp.
Kinh nghiệm khắc phục triệu chứng cường giáp thành công
>>> Ông Đặng Đức Tạ, sinh năm 1935, ở số nhà 47 đường An Ninh, khu dân cư Thái Hòa 1, phường Sao Đỏ, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương (SĐT: 0961656028)
Ông Tạ bị cường giáp đã 4 năm. May mắn thay, một lần tình cờ lên mạng, ông tìm thấy sản phẩm mang tên Ích Giáp Vương đã được nhiều người mắc bệnh tuyến giáp như ông sử dụng cho hiệu quả tích cực nên mua về dùng thử. Thật bất ngờ, chỉ sau gần 2 tháng sử dụng Ích Giáp Vương, tình trạng cường giáp của ông Tạ đã cải thiện một cách đáng kể. Mời các bạn theo dõi chi tiết chia sẻ của ông trong video sau:
>>> XEM THÊM: Đánh giá của chuyên gia khác về công dụng của sản phẩm.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho độc giả về thắc mắc: Bị bướu cường giáp kiêng ăn gì để giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh? Đồng thời, bài viết cũng đưa ra giải pháp từ thiên nhiên giúp cải thiện cường giáp an toàn, hiệu quả bằng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương, hãy áp dụng ngay hôm nay, bạn nhé!
Để tìm hiểu thêm về vấn đề bị bướu cường giáp kiêng ăn gì và đặt mua sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 0902207582(ZALO/VIBER).
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh