Suy giáp là một trong những bệnh tuyến giáp phổ biến có thể mắc phải ở bất kì ai, trong mọi giai đoạn của cuộc đời. Vậy suy giáp bẩm sinh có chữa được không? Đây là băn khoăn của rất nhiều bậc cha mẹ đang nuôi con nhỏ hiện nay. Để giải đáp cho nỗi lo lắng này, mời các bạn cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây!

Nguyên nhân suy giáp bẩm sinh là gì?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết hình con bướm nằm ở phía trước cổ, có chức năng tạo ra các hormone tuyến giáp và giải phóng vào máu, sau đó được đưa đến mọi mô trong cơ thể. Ở trẻ em, hormone tuyến giáp giúp đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển diễn ra bình thường, tham gia vào quá trình sử dụng năng lượng, trao đổi chất, đảm bảo hoạt động của tim, cơ bắp và các cơ quan khác trong cơ thể.

Trước khi em bé được sinh ra và đến khi 2 - 3 tuổi, hormone tuyến giáp rất quan trọng cho sự phát triển của não. Sau thời gian này, hormone tuyến giáp lại tiếp tục tham gia vào quá trình phát triển cả về thể chất cũng như cho phép cơ thể sử dụng năng lượng trao đổi chất, giúp não, tim, cơ và các cơ quan khác hoạt động bình thường.

 Nguyên nhân suy giáp bẩm sinh là gì?

Nguyên nhân suy giáp bẩm sinh là gì?

Sự phát triển của tuyến giáp được bắt đầu rất sớm, ngay khi trẻ còn đang ở trong bụng mẹ. Tuyến giáp hình thành từ mặt sau của lưỡi, sau đó di chuyển đến phía trước cổ khi thai được 8 tuần tuổi. Các nguyên nhân phổ biến nhất của suy giáp bẩm sinh là:

- Tuyến giáp không di chuyển đến vị trí bình thường.

- Tuyến giáp bị thiếu, hình thành kém hoặc nhỏ bất thường, gọi là rối loạn chức năng tuyến giáp.

- Tuyến giáp di chuyển về đúng vị trí nhưng không thể sản xuất ra lượng hormone cần thiết.

- Quá ít iốt trong chế độ ăn của mẹ khi mang thai.

 Quá ít iốt trong chế độ ăn của mẹ khi mang thai cũng có thể khiến trẻ bị suy giáp bẩm sinh

Quá ít iốt trong chế độ ăn của mẹ khi mang thai cũng có thể khiến trẻ bị suy giáp bẩm sinh

- Người mẹ điều trị ung thư tuyến giáp bằng iốt phóng xạ hoặc antithyroid khi mang thai.

- Người mẹ sử dụng các loại thuốc làm gián đoạn sản xuất hormone tuyến giáp, chẳng hạn như: Antithyroid, sulfonamid hoặc lithium trong khi mang thai.

>>> XEM THÊM: Điều trị suy giáp tại nhà với 4 lời khuyên hữu ích của chuyên gia

Triệu chứng suy giáp bẩm sinh

Hầu hết trẻ sơ sinh không có dấu hiệu suy giáp rõ ràng. Vì thế, trẻ cần được khám sàng lọc sau sinh để kiểm tra chức năng tuyến giáp. Điều này sẽ giúp chẩn đoán sớm trẻ bị suy giáp bẩm sinh và có phương án điều trị kịp thời. Một vài trẻ bị suy giáp bẩm sinh có thể xuất hiện những đặc điểm sau khi sinh hoặc trong vài tháng đầu đời như:

- Khuôn mặt sưng húp

 Trẻ bị suy giáp bẩm sinh thường có khuôn mặt sưng húp

Trẻ bị suy giáp bẩm sinh thường có khuôn mặt sưng húp

- Lưỡi to và dày

- Khóc khàn

- Bụng trướng

- Táo bón

- Trương lực cơ kém

- Vàng da (xuất hiện màu vàng của da và mắt)

- Thân nhiệt thấp

- Chậm lớn

Trẻ bị suy giáp bẩm sinh nếu không được điều trị có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển của não bộ như: Đần độn, trí tuệ thấp, ảnh hưởng đến việc học tập sau này.

>>> XEM THÊM: Bệnh suy giáp có nguy hiểm không?

Bị suy giáp bẩm sinh có chữa được không?

Câu hỏi đặt ra lúc này là: Suy giáp bẩm sinh có chữa được không? Suy giáp bẩm sinh xảy ra khi trẻ sơ sinh chào đời mà không có khả năng tạo ra lượng hormone tuyến giáp bình thường, đây là bệnh mạn tính và cần phải điều trị suốt đời. Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng quá lo lắng, bởi nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, trẻ hoàn toàn có khả năng sống khỏe mạnh bình thường.

Suy giáp bẩm sinh được điều trị bằng cách sử dụng thuốc hormone tuyến giáp gọi là levothyroxin. Levothyroxine có 2 dạng bào chế là dung dịch và viên nén. Khi trẻ chưa uống được dạng viên, có thể cho trẻ dùng dạng dung dịch hoặc bẻ viên nén ra hòa tan cùng nước hay sữa.

Thuốc hormone tuyến giáp levothyroxine điều trị suy giáp bẩm sinh 

Thuốc hormone tuyến giáp levothyroxine điều trị suy giáp bẩm sinh

Không nên trộn levothyroxine với sữa có chứa protein đậu nành vì sẽ làm giảm sự hấp thu từ ruột. Điều cực kỳ quan trọng là cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra lượng hormone tuyến giáp, tránh trường hợp bổ sung quá liều, dẫn đến các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Khi liều lượng của levothyroxine quá cao so với nhu cầu cơ thể, trẻ có thể gặp một số triệu chứng của cường giáp như: Tiêu chảy, sụt cân, quấy khóc, ngủ ít, phát triển nhanh.

Nếu liều levothyroxine chưa đủ, trẻ có thể biểu hiện một số triệu chứng của suy giáp như táo bón, thân nhiệt thấp, tăng cân, chậm phát triển. Vì thế, việc xác định nồng độ hormone tuyến giáp, tuân thủ việc sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của chuyên gia nội tiết là rất cần thiết.

>>> XEM THÊM: Đọc ngay kẻo muộn: Suy giáp có thể biến chứng thành tiểu đường

Hỗ trợ điều trị suy giáp bẩm sinh an toàn, hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược

Bệnh suy giáp bẩm sinh có thể được chẩn đoán sớm bằng kỹ thuật sàng lọc sau sinh. Việc phát hiện muộn, điều trị không kịp thời sẽ dẫn đến trẻ bị chậm phát triển cả về thể lực và trí tuệ. Do đó, nếu nghi ngờ con bạn có bất cứ dấu hiệu nào của suy giáp, hãy cho trẻ đi khám để được chẩn đoán sớm và áp dụng biện pháp khắc phục đúng cách.

Bên cạnh việc dùng thuốc levothyroxine, các chuyên gia nội tiết khuyến cáo nên sử dụng kết hợp sản phẩm thảo dược, điển hình là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương cho trẻ bị suy giáp. Đây là sản phẩm được bào chế từ các vị thảo dược quý như hải tảo (thành phần chính), khổ sâm, ba chạc, bán biên liên, cao neem và KI, MgCl2. Hải tảo là một loại rong biển với rất nhiều công dụng: Bổ sung iốt cho cơ thể, điều hòa hệ miễn dịch, điều hòa quá trình sản xuất hormone tuyến giáp, tác dụng nhuyễn kiên của hải tảo giúp làm mềm và tiêu khối bướu cổ. Các thành phần khác như: Khổ sâm, ba chạc, cao neem,… giúp cải thiện các triệu chứng của suy giáp, tăng cường sinh lực cơ thể. Ích Giáp Vương có nguồn gốc từ thảo dược nên rất an toàn khi sử dụng cho trẻ em. Với các bé chưa nuốt được cả viên nén thì các bậc cha mẹ có thể nghiền nát cho trẻ sử dụng.

 Cơ chế tác động của Ích Giáp Vương với bệnh suy giáp

Cơ chế tác động của Ích Giáp Vương với bệnh suy giáp

CẢM NHẬN NGƯỜI DÙNG

Chị Nguyễn Thị Mai Trang (sinh năm 1974, ở số 5 đường 4, khu phố 4, Linh Trung, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) từng bị suy giáp sau khi phẫu thuật cường giáp basedow. Trình trạng bệnh khiến chị luôn mệt mỏi, chân tay run, thở yếu, đờ đẫn, bỏ bê nhà cửa, chồng con. Chị có uống thuốc nhưng mãi mà không thấy đỡ, lại mệt hơn, người lúc nào cũng nóng nảy, hay cáu gắt. Thế nhưng chỉ sau 2 tháng dùng Ích Giáp Vương, các triệu chứng của bệnh đã được cải thiện. Chị thấy mình khỏe mạnh, nhanh nhẹn, làm được nhiều việc, ăn ngủ ngon hơn,... Mời các bạn cùng theo dõi chia sẻ cụ thể về quá trình điều trị bệnh của chị Trang trong video sau đây:

>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm đẩy lùi bệnh tuyến giáp của những người khác

ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA

Mời các bạn cùng lắng nghe chuyên gia Doãn Thị Hương phân tích về tác dụng của Ích Giáp Vương đối với bệnh lý tuyến giáp trong video sau đây:

>>> XEM THÊM: Chuyên gia Nguyễn Huy Cường phân tích về các bệnh tuyến giáp thường gặp

Hy vọng rằng với thông tin bài viết chia sẻ, các bạn đã giải đáp được băn khoăn suy giáp bẩm sinh có chữa được không và những giải pháp an toàn, hữu hiệu giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Hãy cho trẻ dùng Ích Giáp Vương ngay từ bây giờ để nâng cao sức khỏe tuyến giáp, bạn nhé!


Để được giải đáp về vấn đề suy giáp bẩm sinh có chữa được không hoặc tìm hiểu thêm về sản phẩm Ích Giáp Vương, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER).

Minh Đức