Bị nhân tuyến giáp có nên mang thai không? Đó là mối quan tâm của rất nhiều người. Nhân tuyến giáp là bệnh lý thường gặp, gây không ít ảnh hưởng đến chất lượng công việc cũng như cuộc sống của người mắc, đặc biệt là nữ giới. Để giải đáp băn khoăn về vấn đề có nên mang thai khi bị nhân tuyến giáp hay không, hãy ĐỌC NGAY bài viết sau.

Nhân tuyến giáp là gì?

Qua khám lâm sàng, phát hiện nhân tuyến giáp ở khoảng 4 - 7% dân số, tỷ lệ mắc ở nữ cao gấp 5 lần so với nam giới, phổ biến nhất là từ 36 – 55 tuổi. Đây là tổn thương dạng khối khu trú trong tuyến giáp, có thể là đặc hoặc dịch hay hỗn hợp. Biểu hiện của bệnh là vùng trước cổ bị mất cân đối.

Phần lớn các trường hợp là bướu nhân lành tính. Tuy nhiên, để biết được đó là lành hay ác tính (ung thư tuyến giáp), người mắc cần tiến hành một số xét nghiệm, siêu âm vùng cổ để xác định chính xác vị trí, kích thước và số lượng nhân tuyến giáp, chúng ở dạng đặc hay dạng nang chứa dịch. Ngoài ra, siêu âm còn giúp bác sĩ thực hiện thủ thuật chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ (FNA) để tìm tế bào ác tính. Kết quả sinh thiết có thể là:

- Ác tính (dương tính): Chiếm khoảng 4 – 5% các trường hợp, khối u có thể ở các dạng: Thể nhú, thể nang, thể tủy và ung thư thể không biệt hóa.

- Lành tính (âm tính): Chiếm khoảng 69 – 74%, bướu nhân ở các dạng như bướu keo, viêm tuyến giáp bán cấp, viêm tuyến giáp Hashimoto, nang tuyến giáp.

- Không xác định (nghi ngờ): Quá sản nang, quá sản tế bào Hurthle hoặc có kết quả nghi ngờ (nhưng không khẳng định) ung thư.

- Không có chẩn đoán hoặc không đầy đủ: Chiếm khoảng 5% trong số các trường hợp sinh thiết dưới hướng dẫn siêu âm. Kết quả đó là do lúc làm thủ thuật FNA không lấy được nhiều tế bào nhân tuyến giáp, thường gặp ở nhân giáp dạng nang. Đối với trường hợp này, thường sẽ phải tiến hành FNA lần 2 hoặc phẫu thuật phụ thuộc vào đánh giá của bác sĩ.

Ngoài ra còn có các phương pháp chẩn đoán đánh giá nhân tuyến giáp khác như: Xạ hình tuyến giáp, xét nghiệm sinh hóa.

Để hiểu rõ hơn nhân tuyến giáp là gì? Có nguy hiểm không? Mời các bạn cùng lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn phân tích trong video sau:

>>> XEM THÊM: Bướu cổ cường giáp kiêng ăn gì?

Phụ nữ bị nhân tuyến giáp có nên mang thai không?

Một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm là: Khi bị nhân tuyến giáp có nên mang thai không? Chuyên gia nội tiết cho biết, những chị em mắc bệnh nếu được điều trị sớm và ổn định thì hoàn toàn có thể mang thai, sinh con khỏe mạnh bình thường. Đối với trường hợp nhân tuyến giáp ác tính, mặc dù rất nguy hiểm, nhưng có thể kiểm soát nếu điều trị đúng hướng và tích cực.

Sau 5 năm điều trị ung thư tuyến giáp, phụ nữ có thể mang thai vì lúc đó sức khỏe người mẹ đã ổn định và đặc biệt thuốc điều trị ung thư cũng hết tác dụng, không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, để tầm soát tốt các vấn đề do bệnh tuyến giáp gây ra đối với cả mẹ và bé, người mắc cần tái khám định kỳ để nhận lời khuyên từ chuyên gia nội tiết uy tín trước khi mang thai.

>>> XEM THÊM: Bị cường giáp có nguy hiểm không? Biện pháp khắc phục như thế nào?

Các phương pháp điều trị bướu nhân tuyến giáp

Sau khi có kết quả chẩn đoán chính xác, tùy thuộc vào đặc điểm kết quả tế bào học tế bào nhân giáp, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với bệnh nhân. Các phương pháp điều trị bướu nhân tuyến giáp hiện nay bao gồm:

- Điều trị bằng Thyroxine: Thường áp dụng cho người có nhân giáp nhỏ, bướu giáp keo và chắc chắn loại trừ khả năng u ác tính.

- Phẫu thuật loại bỏ nhân giáp: Bác sĩ chỉ định phẫu thuật đối với trường hợp là ung thư hoặc nghi ngờ ung thư dựa trên kết quả tế bào học, hay bướu giáp quá to gây chèn ép.

- Điều trị iod phóng xạ: Áp dụng ở những bệnh nhân có bướu nhân hoạt động, có thể kèm theo cường giáp. Không được sử dụng iod phóng xạ điều trị cho phụ nữ đang mang thai. Nếu muốn có con thì người bệnh phải đợi ít nhất sau 6 - 12 tháng kể từ khi hoàn thành quá trình điều trị vì buồng trứng cũng tiềm ẩn nguy cơ tiếp xúc với phóng xạ. Hiện nay, chưa có bằng chứng nào kết luận về việc iod phóng xạ gây vô sinh cho phụ nữ, nhưng nó có thể gây mãn kinh sớm.

- Tiêm cồn qua da: Áp dụng điều trị bướu nhân đặc, u nang hoặc u hỗn hợp.

- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị tiêu dần bướu tuyến giáp: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm hỗ trợ tiêu u bướu tuyến giáp. Và các chuyên gia khuyên rằng, bệnh nhân nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên chứa thành phần chính như: Hải tảo, ba chạc, cao khổ sâm nam,… giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp điều hòa chức năng tuyến giáp hiệu quả.

Nhân tuyến giáp lành tính cần được theo dõi thường xuyên bằng siêu âm mỗi 6 - 12 tháng và thăm khám lâm sàng hàng năm, có thể tiến hành xét nghiệm FT4, TSH cũng như chọc hút tế bào tuyến giáp nếu cần. Sau điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi tình trạng tái phát bướu nhân và đánh giá tình trạng suy giáp để có biện pháp điều trị kịp thời.

>>> XEM THÊM: Bệnh bướu cổ có lây không?

Hỗ trợ điều trị nhân tuyến giáp hiệu quả, an toàn bằng sản phẩm thảo dược

Phác đồ điều trị bướu nhân tuyến giáp hiện nay chủ yếu chỉ tác động vào “phần ngọn” - giảm triệu chứng, thu nhỏ khối bướu chứ chưa “đánh” vào gốc rễ của bệnh đó là điều hòa hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe của cơ thể. Thấu hiểu điều này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Ích Giáp Vương chứa thành phần chính là hải tảo, kết hợp cùng các vị thuốc khác như cao khổ sâm, cao bán biên liên, cao ba chạc, cao neem và KI, MgCl2. Hải tảo là một loại rong biển, chứa hàm lượng iod khá cao, có tác dụng làm mềm khối bướu nhân, do đó giúp thu nhỏ, làm xẹp bướu nhân tuyến giáp.

Hải tảo kết hợp với cao neem, KI và MgCl2 giúp điều hòa hệ miễn dịch, tác động vào nguyên nhân sâu xa của bệnh bướu nhân tuyến giáp. Hải tảo, cao neem và magie giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh như: Làm giảm nhịp tim, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt,... KI có vai trò điều hòa tiết hormone tuyến giáp. Nhờ vậy, Ích Giáp Vương được coi là giải pháp giúp cải thiện bướu nhân tuyến giáp an toàn, hiệu quả.

Kinh nghiệm cải thiện tình trạng bướu nhân tuyến giáp sau khi sử dụng Ích Giáp Vương

Ông Vũ Ngọc (ở số 133 đường Hữu Hưng, Tổ dân phố Tó, phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội, SĐT: 0377811787)

Từ năm 2013, ông Ngọc có biểu hiện mệt mỏi, nghẹt thở, cảm giác như có gì cuốn vào cổ rất khó chịu. Đi khám thì ông được chẩn đoán bị bướu nhân tuyến giáp. Mặc dù đã dùng mọi phương pháp bao gồm phẫu thuật, uống thuốc nhưng bệnh của ông vẫn không có dấu hiệu tốt lên. Nhưng thật vui, nhờ may mắn tìm ra sản phẩm Ích Giáp Vương, ông đã cải thiện được bệnh bướu tuyến giáp của mình. Cùng xem chi tiết chia sẻ của ông Ngọc trong video sau:

>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm kiểm soát bướu nhân tuyến giáp hiệu quả của người khác TẠI ĐÂY.

Tư vấn của chuyên gia

Mời các bạn cùng lắng nghe PGS. TS. Đoàn Văn Đệ hướng dẫn cách điều trị bướu nhân tuyến giáp hiệu quả trong video sau:

>>> XEM THÊM: Đánh giá của các chuyên gia về tác dụng của Ích Giáp Vương đối với bệnh lý tuyến giáp TẠI ĐÂY.

Hy vọng rằng, những thông tin bài viết đã cung cấp trên đây đã giúp độc giả giải đáp được băn khoăn: Bị nhân tuyến giáp có nên mang thai không cũng như biện pháp khắc phục hiệu quả, an toàn. Để nâng cao sức khỏe tuyến giáp, đừng quên sử dụng Ích Giáp Vương mỗi ngày, bạn nhé!

Để được tư vấn về vấn đề bị nhân tuyến giáp có nên mang thai không và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 0902207582 (ZALO/VIBER).

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh