Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp đang ngày càng gia tăng nhanh chóng. Nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp rất đa dạng, trong đó thiếu iod cũng rất hay gặp ở những nước kém phát triển. Ở Việt Nam, sự thiếu hụt iod thường thấy ở vùng núi xa biển, nơi cuộc sống của người dân vẫn còn khó khăn. Cách đơn giản nhất để đẩy lùi các bệnh tuyến giáp đó là bổ sung iod thông qua thực phẩm.

7 thực phẩm giàu iod mà người bệnh tuyến giáp nên bổ sung

Iod là một nguyên tố vi lượng khoáng rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt đối với tuyến giáp. Cơ thể con người không thể tự sinh tổng hợp được iod, mà phải bổ sung thông qua thực phẩm, nước uống. Tuyến giáp cần iod để sản xuất ra hormone. Lượng iod mà một người lớn cần bổ sung là 150 microgam mỗi ngày. Nhu cầu này sẽ tăng lên với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Thực tế cho thấy, 1/3 dân số trên toàn thế giới bị thiếu hụt iod, nhất là những đối tượng sống ở miền núi cao.

Thiếu hụt iod có thể dẫn đến một số bệnh tuyến giáp như bướu cổ, suy giáp, khiến cơ thể mệt mỏi, yếu cơ và tăng cân. Vì vậy, việc bổ sung iod hàng ngày cho cơ thể là rất quan trọng. Đơn giản nhất là thông qua các loại thực phẩm giàu iod. Dưới đây, bài viết sẽ mách bạn 7 loại thực phẩm giàu iod có lợi cho người mắc bệnh tuyến giáp:

1. Tảo biển

Tảo biển có chứa các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Loại thực vật biển này cũng rất giàu calo. Đặc biệt, đây được coi là nguồn cung cấp iod tự nhiên dồi dào nhất. Hàm lượng iod sẽ thay đổi theo từng loại tảo biển, vùng trồng và cách chế biến chúng. Có ba loại tảo biển phổ biến đó là: Tảo bẹ Kombu, Wakame và Nori.

- Tảo bẹ Kombu: Là một loại rong biển màu nâu được bán dưới dạng khô hoặc bột. Nó thường được dùng làm nguyên liệu cho món canh dashi của người Nhật. Tảo bẹ Kombu giàu iod nhất trong 3 loại tảo biển. 1 gam tảo bẹ Kombu chứa khoảng 2984 microgam iod, tương ứng với 2000% nhu cầu iod hàng ngày.

- Wakame: Là một loại tảo màu nâu, vị hơi ngọt, thường được sử dụng trong món canh miso. Hàm lượng iod trong tảo Wakame phụ thuộc vào nơi nó được trồng. Một nghiên cứu cho thấy: Trong 1 gam tảo Wakame có chứa 66 microgam iod, tương đương với 44% nhu cầu iod hàng ngày.

- Nori: Là một loại tảo có màu đỏ, không có nhiều iod. Tảo Nori thường được sử dụng làm nguyên liệu cho món sushi. 1 gam tảo Nori chỉ chứa 16 – 43 microgam iod, tương đương với 11 – 29% nhu cầu hàng ngày.

2. Sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa cũng được xem là một nguồn cung cấp iod chính cho cơ thể. Hàm lượng iod trong sữa sẽ phụ thuộc vào lượng iod có trong thức ăn hàng ngày của bò và một số chất phụ gia sử dụng để chế biến sữa. Một ly sữa 230ml chứa khoảng 88 microgam iod, tương đương với 59 – 112% nhu cầu iod hàng ngày.

Sữa chua cũng là một loại thực phẩm giàu iod. Một cốc sữa chua cung cấp khoảng 1 nửa nhu cầu iod hàng ngày. Pho mát cũng là một nguồn cung cấp iod khác, ngoài sữa và sữa chua.

 Sữa rất giàu iod

Sữa rất giàu iod

3. Muối iod

Iod bắt đầu được cho vào muối ở nước Mỹ từ những năm 1920, với mục đích làm giảm nguy cơ mắc bệnh bướu cổ. Trong khoảng ¼ thìa muối iod có chứa 71 microgam iod, tương đương với 47% nhu cầu hàng ngày. Tuy nhiên, muối thường có chứa natri, vì vậy những người bị các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp nên cẩn trọng khi sử dụng.

4. Tôm biển

Tôm được coi là một nguồn protein và nhiều chất dinh dưỡng khác, trong đó có iod. Tôm và các loại động vật biển khác rất giàu iod là do chúng hấp thu iod tự nhiên từ nước biển. 85 gam tôm có thể chứa 35 microgam iod, tương đương 23% lượng iod khuyến cáo hàng ngày. Bên cạnh đó, tôm cũng chứa vitamin B12, selen và photpho.

 Tôm giúp bổ sung iod và các chất dinh dưỡng cho người mắc bệnh tuyến giáp

Tôm giúp bổ sung iod và các chất dinh dưỡng cho người mắc bệnh tuyến giáp

5. Trứng gà

Trứng gà cũng được xem là một nguồn bổ sung iod dồi dào. Trứng gà còn giàu protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Phần lòng đỏ trứng gà chứa nhiều dinh dưỡng nhất, bao gồm cả iod. Hàm lượng iod trong lòng đỏ trứng sẽ tùy thuộc vào lượng iod có trong thức ăn chăn nuôi của gà. Trung bình, một quả trứng sẽ chứa khoảng 24 microgam iod, tương đương với 16% nhu cầu hàng ngày.

 Người bị thiếu hụt iod nên ăn trứng gà

Người bị thiếu hụt iod nên ăn trứng gà

6. Mận khô

Mận khô cũng rất giàu iod. Những người ăn chay có thể sử dụng mận khô thay cho protein để bổ sung iod hàng ngày. Mận khô cung cấp khoảng 13 microgam iod, tương ứng với 9% nhu cầu mỗi ngày. Mận khô còn giàu vitamin, chất dinh dưỡng khác như vitamin K, vitamin A, kali và sắt. Loại thực phẩm này còn giúp tăng cường sức khỏe của tim, giảm nguy cơ ung thư ruột và giúp giảm cân.

7. Cá ngừ

Cá ngừ rất giàu protein, ít chất béo và cũng chứa nhiều iod. Loại cá này còn rất dồi dào kali, sắt và vitamin B. Bên cạnh đó, cá ngừ còn là nguồn bổ sung aicd béo omega – 3, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. 85 gam cá ngừ có thể chứa đến 17 microgam iod, tương đương với 11% nhu cầu hàng ngày.

 Cá ngừ tốt cho người bệnh tuyến giáp

Cá ngừ tốt cho người bệnh tuyến giáp

>>>Xem thêm: Tại sao thiếu iod là thủ phạm gây bướu cổ - một bệnh tuyến giáp hay gặp?

Bổ sung iod, cải thiện bệnh tuyến giáp an toàn hiệu quả nhờ thảo dược

Để ngăn ngừa các bệnh tuyến giáp, việc bổ sung iod mỗi ngày rất cần thiết. Các bạn có thể tham khảo 7 loại thực phẩm bổ dưỡng mà bài viết đã trình bày ở trên. Bên cạnh đó, hiện nay, có một cách hiệu quả hơn mà nhiều người áp dụng, đó là sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương.

Sản phẩm này có thành phần chính là hải tảo, một loại rong biển giúp bổ sung iod cho người bị thiếu hụt. Hơn nữa, hải tảo còn làm mềm bướu, nhân giáp vì thế có thể thu nhỏ khối bướu cổ. Ích Giáp Vương còn chứa các thành phần khác như khổ sâm, ba chạc, bán biên liên, KI, MgCl2 giúp chống viêm, bảo vệ tuyến giáp khỏi các tác nhân có hại và giảm nhẹ triệu chứng của suy giáp, cường giáp như: Điều chỉnh nhịp tim, điều chỉnh thân nhiệt, giảm mệt mỏi... Với các thành phần từ thiên nhiên, không có tác dụng phụ nên sản phẩm này rất an toàn cho người sử dụng.

 

 Cơ chế tác động của Ích Giáp Vương với bệnh tuyến giáp

Cơ chế tác động của Ích Giáp Vương với bệnh tuyến giáp

Cảm nhận khách hàng

Ông Đặng Đức Tạ (SĐT: 0961656028) bị cường giáp đã 4 năm. Nhờ biết đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương, tình trạng cường giáp của ông đã được cải thiện đáng kể. Mời các bạn xem chi tiết chia sẻ của ông trong video dưới đây nhé:

>>>Xem thêm: Kinh nghiệm kiểm soát bệnh tuyến giáp của những người khác Tại Đây!

Tư vấn của chuyên gia

Mời các bạn cùng lắng nghe chuyên gia Vũ Thị Tư Hằng phân tích về vấn đề: “Iod có phải thủ phạm gây bệnh tuyến giáp không?” trong video dưới đây nhé:

>>>Xem thêm: Chuyên gia đánh giá về hiệu quả của Ích Giáp Vương với bệnh tuyến giáp

Bài viết đã cung cấp cho bạn 7 loại thực phẩm giàu iod, giúp ngăn ngừa các bệnh tuyến giáp. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra giải pháp an toàn giúp bổ sung iod, cải thiện triệu chứng cho người bị bệnh tuyến giáp từ sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương. Nếu đang bị bệnh tuyến giáp, hãy sử dụng Ích Giáp Vương ngay hôm nay, bạn nhé!

Để được tư vấn về bệnh tuyến giáp và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER).

Đức Thanh