Nguyên nhân u tuyến giáp có thể xuất phát từ những yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Sự xuất hiện của các khối u không chỉ gây rối loạn hoạt động tuyến giáp mà còn tổn hại tới những cơ quan lân cận. Chủ động tìm hiểu và nắm bắt những yếu tố gây bệnh dưới đây sẽ giúp kịp thời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân u tuyến giáp thường gặp

U tuyến giáp bao gồm các tổn thương dạng khối, khu trú trong tuyến giáp. Bên trong các khối u thường chứa dịch lỏng hoặc dạng đặc. Sự tồn tại của chúng có thể làm biến đổi cấu trúc và chức năng của tuyến giáp, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới các cơ quan xung quanh. U tuyến giáp có thể khởi phát do những nguyên nhân bên ngoài và bên trong cơ thể.

Nhiễm phóng xạ từ các chất độc hại

Nguyên nhân bị u tuyến giáp có thể đến từ việc tiếp xúc thường xuyên với các chất phóng xạ, hóa học độc hại. Điều này thường đến từ môi trường sinh sống, làm việc hoặc phải xạ trị liệu chữa ung thư. Sự tác động của các chất phóng xạ đã làm gia tăng nguy cơ biến đổi tính chất và hoạt động của tuyến giáp. Từ đó làm tăng nguy cơ u tuyến giáp, thậm chí là u ác tính.

Nguyen-nhan-u-giap-co-the-do-te-bao-bi-bien-doi-do-nhiem-phong-xa.webp

Nguyên nhân u giáp có thể do tế bào bị biến đổi do nhiễm phóng xạ

U giáp sau phẫu thuật tuyến giáp

 U tuyến giáp có thể là hệ quả không mong muốn sau khi điều trị bệnh lý tuyến giáp. Phẫu thuật tuyến giáp thường gây ra tình trạng suy giáp và tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố nguy cơ khởi phát. Khi đó lượng hormone sẽ bị sụt giảm thiếu hụt nghiêm trọng. Để khắc phục, các bác sĩ thường sẽ chỉ định sử dụng thuốc bổ sung nội tiết trong thời gian dài.

Tuổi tác và giới tính

Phần lớn các trường hợp chẩn đoán mắc u tuyến giáp thường do các tác nhân bên trong cơ thể trong đó tuổi tác cao.  Hệ miễn dịch ở người cao tuổi thường dễ bị suy yếu, rối loạn khiến các tế  bào sinh ra và chết đi không theo quy luật. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc u tuyến giáp.

Theo khảo sát, tỷ lệ mắc u tuyến giáp ở phụ nữ cao gấp 5 lần so với nam giới  nhất là độ tuổi từ 40 - 50.

Nguoi-cao-tuoi-la-doi-tuong-nguy-co-cao-mac-u-tuyen-giap.webp

Người cao tuổi là đối tượng nguy cơ cao mắc u tuyến giáp

Chế độ dinh dưỡng

Sự thiếu hụt hoặc dư thừa iod đều gây ảnh hưởng tới hoạt động tuyến giáp. Một chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng iod có thể là nguyên nhân gây u tuyến giáp. Bên cạnh đó, người có thói quen hút thuốc lá cũng dễ bị mắc u tuyến giáp. Bởi các chất độc hại trong khói thuốc sẽ ảnh hưởng đến quá trình phân chia tế bào và khả năng hấp thu iod của cơ thể.

Rối loạn miễn dịch

Hệ miễn dịch có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể, chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh. Do đó, khi hệ miễn dịch bị suy giảm, sự rối loạn trong hoạt động của các cơ quan có thể là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn tấn công gây bệnh, trong đó có tuyến giáp và các bệnh tự miễn khác.

Bệnh lý tuyến giáp

 Các trường hợp có tiền sử mắc bệnh lý tuyến giáp như cường giáp, nhược giáp, bướu đa nhân, viêm tuyến giáp…thường có nguy cơ mắc u tuyến giáp tương đối cao.

Nguoi-mac-viem-tuyen-giap-co-nguy-co-bi-u-giap-kha-cao.webp

Người mắc viêm tuyến giáp có nguy cơ bị u giáp khá cao

Nguyên nhân u tuyến giáp do di truyền

Những người sinh ra trong gia đình có bà hoặc mẹ từng mắc bệnh tuyến giáp sẽ có nguy cơ bị u giáp cao hơn. Bên cạnh đó, một số bệnh tự miễn như viêm tuyến giáp Hashimoto cũng có liên quan tới yếu tố di truyền.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Theo nghiên cứu của các chuyên gia nội tiết, việc sử dụng kéo dài một số loại thuốc tây y như: Lithium (thuốc chống trầm cảm), Amiodarone (thuốc điều trị rối loạn nhịp tim),... cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ gây u tuyến giáp. Vì thế, khi điều trị bệnh kéo dài với bất kỳ loại thuốc nào, bạn cần tuân thủ theo đúng phác đồ trị liệu của bác sĩ và thăm khám thường xuyên.

Rối loạn hormone

Rối loạn hormone gây ra nhiều bất thường trong cơ thể, đặc biệt là tác động ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến giáp. Sự bất thường này có thể khiến các tế bào tuyến giáp hoạt động mất kiểm soát gây ra các khối u tại tuyến giáp.

Nữ giới trong giai đoạn mang thai, sau sinh hoặc mãn kinh là những đối tượng thường gặp phải tình trạng bệnh lý u giáp do những bất thường của nội tiết tố nữ.

Phu-nu-bi-roi-loan-hormone-dac-biet-trong-giai-doan-mang-thai-co-nguy-co-mac-benh-cao.webp

Phụ nữ bị rối loạn hormone đặc biệt trong giai đoạn mang thai có nguy cơ mắc bệnh cao

>>>Xem thêm: Dấu hiệu u tuyến giáp lành tính và ác tính không thể bỏ qua

Cách điều trị u tuyến giáp

U tuyến giáp có thể không cần can thiệp bằng thuốc hay phẫu thuật. Dựa vào từng trường hợp cụ thể, mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị phù hợp nhất.

  • Theo dõi định kỳ: Nếu kích thước khối u còn tương đối nhỏ < 1cm, không ghi nhận biểu hiện tăng sinh thì người bệnh sẽ được chỉ định theo dõi định kỳ.
  • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc kháng giáp hoặc bổ sung hormone thiếu hụt thường được chỉ định dùng trong các trường hợp có liên quan tới rối loạn tuyến giáp.
  • Đốt sóng cao tần (RFA): Đây là phương pháp hiện đại có khả năng phá hủy khối u bằng nhiệt độ cao, đảm bảo tính thẩm mỹ, lành vết thương nhanh.
  • Phẫu thuật: Trường hợp có u tuyến giáp kích thước lớn hoặc nghi ngờ u ác tính sẽ được chỉ định cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp để loại bỏ khối u và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
  • Xạ trị: Chiếm khoảng từ 2 - 5% người mắc u tuyến giáp được chẩn đoán ác tính (ung thư tuyến giáp). Xạ trị liệu là phương pháp phổ biến để làm giảm kích thước u tuyến giáp, ngăn ngừa sự di căn sang các bộ phận khác.

Dieu-tri-u-tuyen-giap-co-the-phai-thuc-hien--phau-thuat-neu-khoi-u-qua-lon.webp

Điều trị u tuyến giáp có thể phải thực hiện  phẫu thuật nếu khối u quá lớn

Cách phòng ngừa u tuyến giáp

Để ngăn ngừa nguy cơ mắc u tuyến giáp, độc giả có thể tham khảo một số chỉ dẫn dưới đây:

  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất phóng xạ, tia bức xạ…sử dụng đồ bảo hộ để bảo vệ trong trường hợp bất khả kháng.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cung cấp cho cơ thể lượng iod cần thiết.
  • Tránh xa những thực phẩm gây cản trở quá trình hấp thụ iod và ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất hormone của tuyến giáp như rau họ cải, măng, đậu nành,…
  • Lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp, kiểm soát cân nặng.
  • Tầm soát ung thư, thăm khám tổng quát định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường.

Ngoài ra, người bệnh u tuyến giáp có thể bổ sung thêm các sản phẩm điều chế từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa  u tuyến giáp. Nổi bật trên thị trường hiện nay là Ích Giáp Vương với công dụng chính là hỗ trợ làm làm giảm kích thước khối u, điều hòa miễn dịch, kháng viêm và giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp.

Ích Giáp Vương có thành phần chính là hải tảo kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như: Khổ sâm nam, ba chạc, bán biên liên, lá neem,... Trong đó, nổi bật nhất là hải tảo. Đây là thảo dược đã được y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh tuyến giáp trong gần 2000 năm nay. Theo nghiên cứu hiện đại, hải tảo có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ làm giảm kích thước u tuyến giáp.

Bên cạnh đó, hải tảo còn giúp điều hòa miễn dịch và nồng độ hormone giáp giúp cải thiện các hội chứng cường giáp, suy giáp do u tuyến giáp gây ra. Khi kết hợp hải tảo với các vị thuốc như: Khổ sâm, bán biên liên, lá neem,... thì hiệu quả điều trị u tuyến giáp sẽ được tăng cường. Do các thành phần trong Ích Giáp Vương đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên người bệnh yên tâm sử dụng.

Ich-Giap-Vuong-la-san-pham-tu-thao-duoc-co-tac-dung-nang-cao-hieu-qua-dieu-tri-u-giap.webp

Ích Giáp Vương là sản phẩm từ thảo dược có tác dụng nâng cao hiệu quả điều trị u giáp

nut-dat-mua-ich-giap-vuong.webp

Trên đây là những nguyên nhân u tuyến giáp phổ biến nhất. Nhận diện và nắm bắt các yếu tố nguy cơ sẽ giúp bạn kịp thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. U tuyến giáp hoàn toàn có khả năng tiến triển thành ác tính, chính vì vậy thường xuyên thăm khám y tế và thiết lập lối sống lành mạnh, kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chính là chìa khóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Nếu còn thắc mắc hay chưa rõ về nội dung, hãy để lại bình luận để được chúng tôi tư vấn chi tiết.

https://www.verywellhealth.com/constipation-and-hypothyroidism-3233144

https://www.endocrineweb.com/conditions/thyroid-cancer/thyroid-cancer

https://www.slideshare.net/alshomimi/thyroid-tumor

https://www.webmd.com/a-to-z-guides/benign-tumors-causes-treatments