Bướu giáp lan tỏa là một dạng của bướu cổ. Bướu giáp lan tỏa có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi trước giờ, chúng ta chỉ biết đến những tên gọi phổ biến như bướu cổ, bướu tuyến giáp. Vậy bướu giáp lan tỏa là gì? Bệnh này có nguy hiểm không?

Bướu giáp lan tỏa có nguy hiểm không?

Để trả lời cho câu hỏi bướu giáp lan tỏa có nguy hiểm không, trước tiên bài viết sẽ đưa ra khái niệm về bệnh lý này.

Bệnh bướu giáp lan tỏa là gì?

Bướu giáp lan tỏa còn gọi là bướu cổ hay bướu tuyến giáp. Đây là tình trạng tuyến giáp to đều ở cả hai bên thùy. Đa số bướu giáp lan tỏa là lành tình, không nguy hại đến tính mạng người bệnh.

Bệnh này gồm hai loại: Bướu giáp lan tỏa không độc và bướu giáp lan tỏa nhiễm độc.

- Bướu giáp lan tỏa không độc: Lành tính, còn gọi là bướu cổ đơn thuần

- Bướu giáp lan tỏa nhiễm độc: Còn gọi là bệnh Basedow hay cường tuyến giáp kèm với bướu ở cổ.

Biến chứng của bệnh bướu giáp lan tỏa

Tùy theo loại bướu tuyến giáp mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Đối với bướu cổ đơn thuần, thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh nên không đáng lo ngại. Trong khi đó, bướu giáp lan tỏa nhiễm độc lại có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Một số biến chứng của bướu giáp lan tỏa bao gồm:

- Cơn cường giáp cấp: Với biểu hiện sốt cao, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh, nôn nhiều, tiêu chảy, vàng da, mê sảng và cuối cùng có thể hôn mê. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.

- Lồi mắt: Có thể xảy ra ở bệnh nhân bị bệnh bướu cổ Basedow với các triệu chứng như nhức mắt, cảm giác như có cát trong mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, tăng áp lực nhãn cầu, phù mi mắt, đỏ. Giác mạc của người bệnh thường khô, dễ nhiễm trùng và cuối cùng có thể gây mù lòa.

- Biến chứng tim mạch: Ở người mắc bệnh bướu giáp lan tỏa độc có thể gặp các biến chứng tim mạch như nhịp nhanh, rung nhĩ, suy tim hay suy mạch vành. Trong đó rung nhĩ hay gặp trong nhiễm độc giáp

- Suy giáp: Ít gặp hơn, thường xuất hiện ở người lớn tuổi đã từng mắc bướu giáp trước đó. Biểu hiện của suy giáp là rụng tóc, da khô, mệt mỏi, kinh nguyệt không đều, suy giảm ham muốn tình dục, tăng cân không kiểm soát được, táo bón,…

- Chèn ép: Khi bướu cổ rất to sẽ gây chèn ép các cơ quan xung quanh như khí quản, thanh quản, thực quản, dẫn đến triệu chứng khó nuốt, khó thở, khàn tiếng.

- Chảy máu: Nếu bướu cổ đột nhiên to ở một vùng sẽ gây đau, sờ vào thấy căng và thậm chí gây chảy máu.

- Nhiễm khuẩn: Bướu cứng, đỏ, nóng, toàn thân có thể sốt

- Ung thư hóa: Ít gặp nhưng có thể xảy ra khi nhân tuyến giáp trở thành ác tính. Khi đó, bướu cổ sẽ phát triển rất nhanh gây khó thở, khó nuốt, có thể kèm hạch nổi lên ở cổ.

>>>Xem thêm: Bướu giáp lan tỏa là gì?

Điều trị bướu giáp lan tỏa như thế nào?

Người bệnh bướu giáp cần đi khám chuyên khoa nội tiết để được chẩn đoán và điều trị. Đối với bướu giáp lan tỏa không độc (bướu cổ đơn thuần), các triệu chứng ít và không gây hại nhiều đến sức khỏe nên thường không cần điều trị. Chỉ khi bướu giáp quá to chèn ép các cơ quan, dẫn tới khó nuốt, khó thở hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì mới cần can thiệp. Biện pháp điều trị lúc này đó là sử dụng thuốc hormone tuyến giáp và phẫu thuật. Levothyroxine có thể sử dụng để ức chế tuyến yên tiết TSH, từ đó sẽ thu nhỏ khối bướu giáp.

Đối với bướu giáp lan tỏa nhiễm độc, phương pháp điều trị sẽ là ức chế tuyến giáp sản xuất hormone bằng thuốc kháng giáp, iod phóng xạ hoặc phẫu thuật. Ngoài ra thuốc chẹn beta được dùng để giảm triệu chứng của cường giáp như nhịp tim nhanh, vã mồ hôi.

Có hai loại thuốc kháng giáp hay được sử dụng đó là methimazol và propylthiouracil. Một số tác dụng phụ của nhóm thuốc này đó là phát ban, buồn nôn, đau cơ, nhức đầu, viêm thận, suy gan,…

Iod phóng xạ cũng hay được dùng để điều trị bệnh Basedow. Những trường hợp bị cường giáp chưa qua bất kỳ phương pháp điều trị nào hoặc bị tái phát sau phẫu thuật hay biến chứng sau điều trị nội khoa đều sử dụng được iod phóng xạ. Ưu điểm của phương pháp này so với phẫu thuật đó là không để lại sẹo. Tuy nhiên, biến chứng của nó là gây suy giáp, viêm tuyến giáp do bức xạ.

Phẫu thuật chỉ được chỉ định trong trường hợp bướu quá to, gây nhiều phiền toái cho người bệnh hay có dấu hiệu ung thư. Các kiểu phẫu thuật đó là cắt bỏ một phần, gần như toàn bộ hoặc toàn bộ tuyến giáp. Các biến chứng của mổ tuyến giáp có thể là khản tiếng, khó thở, suy tuyến cận giáp (với triệu chứng hạ canxi máu), chảy máu.

>>>Xem thêm: Có mấy loại phẫu thuật điều trị bướu giáp lan tỏa?

Không lo bướu giáp lan tỏa vì đã có sản phẩm này!

Như vậy, với thắc mắc bướu giáp lan tỏa có nguy hiểm không, các bạn đã có được câu trả lời khá rõ ràng. Khi không được điều trị kịp thời, nhất là bướu giáp lan tỏa độc, có thể gây ra các biến chứng khó lường. Các phương pháp điều trị tây y ít nhiều đều có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Chính vì vậy, hiện nay, nhiều người có xu hướng lựa chọn sản phẩm thảo dược để cải thiện bướu giáp lan tỏa.

Một trong những dòng sản phẩm chuyên biệt cho các rối loạn về tuyến giáp, trong đó có bướu giáp lan tỏa đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương. Sản phẩm này có thành phần chính là hải tảo, một loại rong biển giúp bổ sung iod thiếu hụt cho người mắc bướu giáp lan tỏa không độc (bướu cổ đơn thuần). Hơn nữa, hải tảo còn có tác dụng làm mềm nhân giáp vì thế có thể thu nhỏ khối bướu cổ. Ích Giáp Vương còn có chứa các thành phần khác như khổ sâm, ba chạc, bán biên liên, KI, MgCl2 có tác dụng chống viêm, bảo vệ tuyến giáp khỏi các tác nhân có hại, giảm nhẹ các triệu chứng của người mắc bướu giáp lan tỏa. Với các thành phần từ thiên nhiên, không có tác dụng phụ nên sản phẩm này rất an toàn cho người sử dụng.

Cảm nhận khách hàng

Điển hình là trường hợp của bà Dương Thị Hiệu (SĐT: 0915522412) đã kiểm soát hiệu quả bướu giáp bằng sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương. Hãy cùng xem chi tiết chia sẻ của bà Hiệu TẠI ĐÂY.

Mời độc giả xem thêm kinh nghiệm kiểm soát bướu tuyến giáp của những người khác Tại Đây!

Tư vấn của chuyên gia

Lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn phân tích về vấn đề sử dụng Ích Giáp Vương trong hỗ trợ điều trị bướu tuyến giáp có cần phẫu thuật nữa không trong video dưới đây nhé:

Xem thêm chuyên gia tư vấn vấn đề uống thuốc điều trị bướu tuyến giáp lâu dài có tác dụng phụ gì không?

Qua thông tin mà bài viết đã chia sẻ bên trên, chắc hẳn các bạn đã giải đáp được cho mình về thắc mắc bệnh bướu giáp lan tỏa có nguy hiểm không. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra một giải pháp giúp giảm kích thước khối bướu giáp an toàn từ sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương.

Để được tư vấn về bệnh bướu giáp lan tỏa và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 0902.207.582 (ZALO/VIBER).