Theo công bố của tổ chức y tế WHO, thiếu iốt ảnh hưởng đến 72 % dân số thế giới. Các rối loạn do thiếu hụt iốt là vấn đề cần được đặt ra và quan tâm đúng mức, nhất là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Những rối loạn này đều có thể phòng ngừa bằng lượng iốt thích hợp trong khẩu phần ăn hàng ngày. Các hậu quả do sự thiếu hụt iốt thường gặp nhất là: suy giáp, tăng nồng độ cholesterol, bướu cổ đơn thuần, đần độn, giảm khả năng sinh sản, tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, xơ vữa động mạch và ung thư vú.
Bốn yếu tố nguy cơ có thể liên quan đến sự thiếu hụt iốt
Khi lượng iốt trong máu thấp trở nên nghiêm trọng, tuyến giáp sẽ có biểu hiện bị phì đại, gia tăng kích thước, gọi là bướu cổ. Để cung cấp đủ iốt cho cơ thể và tuyến giáp thì thực phẩm ăn mỗi ngày cần cung cấp tối thiểu 150 microgam iốt. Tuy nhiên, mặc dù thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày của bạn có đủ lượng iốt thì một số yếu tố có thể gây cản trở hấp thu vẫn tiềm ẩn nguy cơ thiếu hụt iốt. Sau đây là những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến thiếu hụt iốt.
1. Iốt được cung cấp không đủ qua chế độ ăn uống.
Không giống như các chất dinh dưỡng như canxi, sắt, vitamin, iốt không được tổng hợp từ cơ thể. Mà iốt có trong tự nhiên, nằm trong đất, nước và được đưa vào cơ thể qua các loại thực phẩm như rau cỏ, các loại động thực vật được trồng hoặc chăn nuôi trên vùng đất đó.
Iốt cung cấp vào cơ thể chủ yếu thông qua chế độ ăn uống, nhưng có thể qua việc bổ sung iốt bằng các chế phẩm hóa dược. Trong đó thực phẩm từ biển là nguồn cung cấp iốt tự nhiên tuyệt vời nhất bao gồm các loại thực vật biển (rong biển) và hải sản. Các nguồn thực phẩm khác như các loại hạt như hạt đậu, củ cải, tỏi và hành tây là những nguồn cung cấp iốt hiệu quả. Nếu chế độ ăn không đa dạng và chứa các loại thực phẩm trên thì rất có thể sẽ bị thiếu Iốt.
2. Mang thai
Theo tạp chí Pediatrics, khoảng một phần ba số phụ nữ mang thai ở Mỹ gặp chứng thiếu hụt iốt. Hiện nay, chỉ có khoảng 15 % phụ nữ cho con bú và phụ nữ mang thai uống bổ sung iốt.
Iốt được bổ sung phổ biến trong các chế phẩm sodium iodide hoặc kali iodide. Thiếu hụt iốt sẽ dẫn đến sự kém phát triển tinh thần và thể chất, thậm chí có thể làm suy yếu hoạt động não ở trẻ. Liều bổ sung iốt ít nhất là 150 microgram mỗi ngày, và sử dụng muối iốt trong bữa ăn hàng ngày.
Sử dụng muối iod mỗi ngày để phòng ngừa bướu cổ
3. Khói thuốc lá
Khói thuốc lá có chứa một hợp chất gọi là thiocyanate. Chất này ức chế sự hấp thu iốt của cơ thể. Các chất khác trong khói thuốc lá có thể làm giảm chức năng tuyến giáp đó là sản phẩm chuyển hóa của hydroxypyridine, nicotine và benzapyrenes. Khói thuốc lá không chỉ ức chế hoạt động sản xuất tuyến giáp, mà còn giảm tác dụng của các hormon tuyến giáp trên các hệ cơ quan.
4. Fluoride và nước clo
Nước máy chứa florua và clo có thể ức chế sự hấp thụ iốt. Các nhà nghiên cứu sử dụng các thử nghiệm xác định chỉ số IQ của tổng số 329 trẻ em từ 8-14 tuổi, sống tại vùng có florua cao và chỉ số iốt thấp, so sánh với vùng chỉ có chỉ số iốt thấp. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra, chỉ số IQ của trẻ em ở vùng thiếu hụt iốt và có chỉ số florua cao thấp hơn so với những trẻ em từ các vùng chỉ có chỉ số iốt thấp.
Nếu chỉ cung cấp Iốt qua chế độ ăn có thể là chưa đủ, vì vậy dù bạn thường xuyên sử dụng muối iốt thì hãy chú ý bổ sung Iốt bằng các sản phẩm và thực phẩm từ tự nhiên. Bên cạnh các thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày thì bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm nguồn gốc từ tự nhiên là Ích Giáp Vương. Thành phần chính của sản phẩm là hải tảo, giúp bổ sung iốt và các dưỡng chất phong phú từ loại thực vật biển này. Ngoài ra, hải tảo còn kết hợp với khổ sâm, neem, bán biên liên, ba chạc, giúp tăng cường hiệu quả điều hòa miễn dịch, ổn định hoạt động tuyến giáp, từ đó giúp ngăn ngừa bướu cổ và hiệu quả trong hỗ trợ điều trị các bệnh tuyến giáp. Năm 2016, sản phẩm vinh dự đạt “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em”.
*Sản phẩm có tác dụng tùy cơ địa của mỗi người.
Để biết thêm tác dụng của hải tảo đối với tuyến giáp, mời các bạn theo dõi video dưới đây:
Video tác dụng của hải tảo đối với tuyến giáp.
Thanh Lan