Bệnh tuyến giáp có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng, lứa tuổi nào, nhưng thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ. Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và cả chức năng sinh sản. Thiên chức làm mẹ có thể bị tước đi khi bệnh tuyến giáp ở nữ giới không được điều trị. Vậy mối liên hệ giữa các rối loạn tuyến giáp với thai kỳ là gì? Có giải pháp nào giúp kiểm soát bệnh tuyến giáp hiệu quả không?

Bệnh tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết hình bướm, nằm ở phía trước cổ. Vai trò của nó là điều hòa các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Bệnh tuyến giáp sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc chức năng của tuyến.

Tuyến giáp sử dụng iod để sản xuất hormone T4 (tetraiodothyronine, thyroxine). T4 sau khi vào máu sẽ được chuyển thành T3 (triiodothyronine) – hormone tuyến giáp có hoạt tính sinh học cao hơn. Chức năng của tuyến giáp được điều hòa bởi cơ chế feedback ngược có liên quan đến não. Khi nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể thấp, vùng dưới đồi ở não sẽ sản xuất ra TRH (thyrotropin releasing hormone), kích thích tuyến yên (nằm ở đáy não) tiết TSH (thyroid stimulating hormone). TSH sẽ kích thích tuyến giáp giải phóng T4. Do tuyến giáp bị ảnh hưởng bởi tuyến yên và vùng dưới đồi nên rối loạn ở những cơ quan này sẽ gây ra bệnh tuyến giáp.

Bệnh tuyến giáp bao gồm các loại như: Suy giáp, cường giáp, bướu cổ, nhân tuyến giáp, ung thư tuyến giáp. Những triệu chứng của bệnh tuyến giáp sẽ tùy thuộc vào từng thể này.

Phụ nữ bị bệnh tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Vậy mức độ ảnh hưởng của bệnh tuyến giáp đến phụ nữ khi mang thai là như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu về vấn đề này ngay trong phần dưới đây của bài viết nhé!

Bệnh tuyến giáp hay gặp ở phụ nữ

Bệnh tuyến giáp hay gặp ở phụ nữ

>>>Xem thêm: Khám bệnh tuyến giáp ở đâu tốt?

Bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Các bệnh tuyến giáp ở phụ nữ khi không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây khó thụ thai hoặc dẫn đến các vấn đề trong thai kỳ.

Cường giáp và mang thai

Nguyên nhân gây cường giáp phổ biến nhất là bệnh Graves. Cường giáp ở phụ nữ khi không được điều trị có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và khả năng thụ thai. Người bệnh sẽ bị rối loạn kinh nguyệt, thậm chí có thể vô sinh. Sau điều trị, nếu người phụ nữ có kế hoạch mang thai sẽ phải cần làm xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng tuyến giáp. Nếu bạn đang mang thai và mắc bệnh Graves, việc quan trọng là cần phải nói với bác sĩ về các bệnh lý mắc kèm này. Cho dù chức năng tuyến giáp đã trở về bình thường và đang dùng levothyroxine, nhưng bạn vẫn có kháng thể Graves trong máu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ trong bụng.

Phụ nữ trong khi mang thai mà bị cường giáp vẫn cần duy trì sử dụng thuốc kháng giáp. Các loại thuốc này có thể đi qua hàng rào nhau máu – nhau thai, vì thế nên sử dụng với liều thấp nhất để lượng thuốc vào cơ thể thai nhi là thấp nhất. Nếu đang sử dụng carbimazole mà có dự định mang thai, bác sĩ sẽ thay thế thuốc này bằng propylthiouracil. Propylthiouracil được coi là thuốc điều trị cường giáp an toàn cho phụ nữ có thai, đặc biệt quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đôi khi, các thuốc kháng giáp này có thể gây mất bạch cầu hạt (giảm bạch cầu trong máu) và suy gan nặng. Khi liều thuốc kháng giáp quá cao, tuyến giáp của đứa trẻ có thể suy giảm chức năng và dễ bị bướu cổ. Tuy nhiên, người bị bệnh cường giáp muốn có thai thì cũng không nên dừng uống thuốc kháng giáp khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.

Phụ nữ mang thai bị cường giáp không được điều trị có thể gặp một số biến chứng sau đây: Tăng huyết áp, thai chậm phát triển, sinh non, hoặc sẩy thai. Người bệnh sẽ cần làm các xét nghiệm chức năng tuyến giáp để đảm bảo liều thuốc sử dụng là phù hợp.

 Phụ nữ mắc cường giáp có thai rất nguy hiểm

Phụ nữ mắc cường giáp có thai rất nguy hiểm

Suy giáp và thai kỳ

Người mắc suy giáp khi không được điều trị có thể sẽ khó thụ thai. Phụ nữ thường có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường, vì thế tiềm ẩn nguy cơ mất máu. Nhưng bạn có thể mang thai trở lại khi nồng độ hormone tuyến giáp trở về bình thường. Nếu có dự định mang thai, bạn nên cho bác sĩ biết để làm xét nghiệm máu kiểm tra chức năng tuyến giáp.

Khi mang thai, người bệnh sẽ cần liều thuốc levothyroxine cao hơn, nhất là trong 20 tuần đầu của thai kỳ, để đảm bảo cung cấp đủ hormone tuyến giáp cho cả mẹ và bé. Nếu đang uống levothyroxine, bạn nên tăng liều lên 25mcg trên ngày ngay khi biết mình có thai. Phụ nữ mang thai bị suy giáp nên đi kiểm tra chức năng tuyến giáp định kỳ để điều chỉnh liều lượng của thuốc sử dụng.

Nếu chức năng của tuyến giáp không lý tưởng vào lúc mang thai, phụ nữ có thể gặp phải một số biến chứng trên thai kỳ. Phụ nữ mang thai nên cẩn thận với các chế phẩm hoặc thuốc có chứa canxi và sắt bởi chúng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của levothyroxine.

 Suy giáp khi mang thai không điều trị tốt có thể gây đần độn ở thai nhi

Suy giáp khi mang thai không điều trị tốt có thể gây đần độn ở thai nhi

>>>Xem thêm: Bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không?

Kiểm soát bệnh tuyến giáp ở phụ nữ hiệu quả từ thảo dược

Như vậy, bệnh tuyến giáp ở phụ nữ có thể ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ. Cả hai hội chứng chính là suy giáp và cường giáp khi không được điều trị tốt sẽ khiến người phụ nữ khó thụ thai hoặc gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, khi được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh tuyến giáp, phụ nữ vẫn có thể mang thai bình thường.

Để kiểm soát bệnh tuyến giáp một cách an toàn, hiệu quả, các chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ nữ nên điều trị ổn định các bệnh tuyến giáp trước khi có dự định mang thai bằng việc kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe nguồn gốc thiên nhiên như Ích Giáp Vương. Đây là một sản phẩm được bào chế từ các vị thảo dược quý như hải tảo (thành phần chính), khổ sâm, ba chạc, bán biên liên, cao neem và KI, MgCl2. Hải tảo là một loại rong biển với rất nhiều công dụng: Bổ sung iod cho cơ thể, điều hòa hệ miễn dịch (tác động vào nguyên nhân sâu xa của bệnh tuyến giáp), tác dụng nhuyễn kiên nên làm mềm, tiêu khối bướu cổ. Các thành phần khác như khổ sâm, ba chạc, cao neem,… giúp làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh tuyến giáp và điều hòa tiết hormone. Ích Giáp Vương có nguồn gốc từ thảo dược nên rất an toàn khi sử dụng.

 

 Cơ chế tác động của Ích Giáp Vương với bệnh tuyến giáp ở phụ nữ

Cơ chế tác động của Ích Giáp Vương với bệnh tuyến giáp ở phụ nữ

Cảm nhận khách hàng

Điển hình là trường hợp của bà Dương Thị Hiệu (SĐT: 0915522412) đã kiểm soát hiệu quả bướu cổ bằng sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương. Hãy cùng xem chi tiết chia sẻ của bà Hiệu TẠI ĐÂY.

>>>Xem thêm: Kinh nghiệm kiểm soát rối loạn tuyến giáp của những người khác Tại Đây!

Tư vấn của chuyên gia

Lắng nghe PGS. TS Trần Đình Ngạn tư vấn về vấn đề khám bệnh tuyến giáp ở đâu tốt trong video sau đây:

>>>Xem thêm: Chuyên gia phân tích về các triệu chứng bệnh tuyến giáp

Với phụ nữ không may bị bệnh tuyến giáp, hãy kiểm soát bệnh thật tốt trước khi dự định có con để đảm bảo việc mang thai an toàn, ít biến chứng. Giải pháp từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương chính là một sự lựa chọn an toàn và tối ưu giúp hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp, không chỉ ở phụ nữ mà cả các lứa tuổi khác.

Để được tư vấn về bệnh tuyến giáp ở phụ nữ và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER).

Tú Anh