Khi chức năng tuyến giáp bị rối loạn, gây mất cân bằng hormon tuyến giáp được gọi là bệnh lý tuyến giáp. Tùy thuộc vào chỉ số hormon tuyến giáp mà có thể chia thành các bệnh lý khác nhau như: Bướu cổ đơn thuần, viêm tuyến giáp, suy giáp, cường giáp, ung thư tuyến giáp,… Vậy ai thuộc những đối tượng dễ mắc bệnh lý tuyến giáp? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
5 đối tượng dễ mắc bệnh tuyến giáp
1. Những người ăn uống không đủ hoặc thừa iod đều có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp
Để giúp tuyến giáp hoạt động tốt thì chúng ta cần phải cung cấp đầy đủ lượng iod cho cơ thể mỗi ngày ít nhất 100µg iod. Tuy nhiên, do phong tục tập quán hoặc môi trường sống, nên việc cung cấp iod trong khẩu phần ăn là khác nhau. Nói cách khác, sự hấp thu iod ở mỗi cá thể là khác nhau, dẫn tới người thiếu, người lại thừa iod. Việc bổ sung thiếu hay thừa iod đều có thể dẫn tới các bệnh lý tuyến giáp:
- Thiếu iod thường xảy ra ở miền núi, cao nguyên, những người ở vùng này thường mắc bướu cổ địa phương, làm cho bướu giáp phình to, gây kém phát triển ở trẻ đang trong độ tuổi dậy thì, đần độn,… Các mẹ bầu bị thiếu hụt nhiều iod sẽ làm cho việc sản xuất hormone giáp ở bào thai giảm, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của trẻ. Em bé sinh ra sẽ bị chậm phát triển về trí tuệ ở nhiều mức độ khác nhau.
- Thừa iod có thể dẫn tới tình trạng tăng tiết nhiều hormone tuyến giáp, từ đó gây cường giáp. Rất nhiều trường hợp, khi được chẩn đoán thiếu iod ngay lập tức bổ sung quá nhiều và đột ngột cả chế độ ăn, dùng thuốc… khiến cơ thể không kịp kích ứng, từ đó dẫn đến cường giáp. Một số người bệnh lớn tuổi sau khi sử dụng thuốc cản quang có iod cũng dễ mắc cường giáp do thừa iod.
Nữ giới mắc bệnh tuyến giáp nhiều hơn nam giới
2. Gia đình có người thân mắc bệnh tuyến giáp
Theo nhiều nghiên cứu lâm sàng, khoảng 70% bệnh nhân gặp phải các rối loạn về tuyến giáp có bố, mẹ hay người thân trong gia đình cũng từng mắc bệnh này. Hiện tượng đột biến gen được xác định là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh tuyến giáp.
3. Nữ giới mắc bệnh tuyến giáp nhiều hơn nam giới
Các thống kê cho thấy, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh tuyến giáp cao hơn nam giới. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có liên quan đến quá trình mang thai- ở giai đoạn này, hormone nội tiết của người phụ nữ thay đổi làm kích thích quá trình hình thành bướu hoặc các nhân tuyến giáp. Sau khi sinh, nhiều sản phụ bị viêm tuyến giáp vì sự thay đổi nội tiết, gây suy giáp tạm thời. Người mẹ mắc bệnh lý về tuyến giáp khi mang thai tiềm ẩn một số nguy cơ như: Suy tim, dễ sảy thai, sinh non, hội chứng tiền sản giật,… Chính vì vậy, phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn nam giới. Những chị em đã từng mắc bệnh tuyến giáp cần chú ý thăm khám định kỳ trong quá trình mang thai để có hướng điều trị cụ thể.
4. Người tiếp xúc với chất phóng xạ và hóa chất độc hại
Một nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh lý tuyến giáp (đặc biệt là ung thư tuyến giáp) đó là những đối tượng phải điều trị bằng phóng xạ, hoặc phơi nhiễm trong các sự cố hạt nhân, thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại… Bệnh thường không xuất hiện ngay mà sau đó vài tháng, vài năm thậm chí là vài chục năm. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp nhiễm xạ đều dẫn tới ung thư tuyến giáp. Một điều nữa cần lưu ý, đó là, tuyến giáp của trẻ em thường nhạy hơn người trưởng thành. Do vậy, những trẻ em bị nhiễm xạ từ khi còn nhỏ sẽ có khả năng cao mắc bệnh tuyến giáp lúc trưởng thành.
5. Những người có hệ miễn dịch suy giảm
Những người có hệ miễn dịch hoạt động kém có thể dẫn đến các bệnh lý tuyến giáp như viêm tuyến giáp, suy giáp. Bình thường, hệ miễn dịch có nhiệm vụ chống lại vi khuẩn, virus từ môi trường bên ngoài, nhưng trong bệnh lý tuyến giáp, hệ miễn dịch lại sinh ra kháng thể tấn công nhầm các cơ quan, trong đó có tuyến giáp. Nguy hiểm hơn, các bệnh tuyến giáp thường diễn biến âm thầm nên chúng ta khó phát hiện sớm căn bệnh này.
Sử dụng thảo dược: “CỨU TINH” cho người mắc bệnh tuyến giáp
Các rối loạn tuyến giáp nếu được phát hiện và điều trị sớm thường có tiên lượng tốt, ít khi ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ.
Để giúp mọi người không còn phải lo lắng về các rối loạn tuyến giáp, hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra một giải pháp toàn diện giúp kiểm soát tốt bệnh tuyến giáp mà lại an toàn và không gây bất kỳ tác dụng phụ nào. Đó là thực phẩm chức năng Ích Giáp Vương. Sản phẩm có thành phần chính là hải tảo giúp làm mềm khối u, giảm kích thước khối bướu tuyến giáp, điều hòa hệ miễn dịch và hormone tuyến giáp, cân bằng mức cholesterol máu, chống lại sự phát triển của khối u và ung thư, kết hợp với neem (hay còn gọi là xoan Ấn Độ) cũng được chứng minh tác dụng điều hòa miễn dịch cơ thể; ba chạc giúp chống viêm, giảm sưng đau tại bướu giáp... Đối tượng có nguy cơ mắc và người đã bị bệnh tuyến giáp nên sử dụng từ Ích Giáp Vương từ 3- 6 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ích Giáp Vương giúp hỗ trợ điều trị bướu giáp
Điển hình là trường hợp của ông Vũ Ngọc (SĐT: 0377811787) đã kiểm soát hiệu quả nang keo tuyến giáp bằng sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương. Hãy cùng xem chi tiết chia sẻ của ông Ngọc TẠI ĐÂY.
Sản phẩm Ích Giáp Vương được nhiều chuyên gia nội tiết đánh giá cao về tác dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý tuyến giáp:
PGS. TS. Trần Đình Ngạn đưa ra 2 lời khuyên giúp sử dụng thảo dược để điều trị bệnh bướu cổ hiệu quả qua video dưới đây:
Lê Huyền