Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, gây tăng nồng độ hormon tuyến trong máu từ đó dẫn đến tăng tác dụng của hormon tuyến giáp và kết quả là tăng chuyển hóa của các tế bào trong cơ thể. Điều trị tiên quyết của tình trạng này là sử dụng liều thích hợp thuốc kháng giáp trạng tổng hợp. Như bất kì một loại thuốc nào, thuốc kháng giáp cũng có những tác dụng phụ bên cạnh tác dụng hạn chế hoạt động của hormon tuyến giáp. Do đó, người bệnh khi sử dụng cần hết sức chú ý. 

Tác dụng của thuốc điều trị cường giáp

Điều trị cường giáp bằng thuốc kháng giáp là phổ biến, đặc biệt là rối loạn tự miễn bệnh Basedow. Người bệnh sẽ được điều trị tích cực bằng thuốc nội tiết trước khi xem xét phẫu thuật hoặc sử dụng iod phóng xạ. Ở Mỹ hai loại thuốc chính được sử dụng để điều trị cường giáp là: propylthiouracil (PTU) và methimazole (Tapazole). Mỗi loại thuốc đều có ưu điểm cũng như tiềm ẩn các nguy cơ tác dụng phụ khác nhau, bên cạnh tác dụng chính là ngăn chặn tác dụng của các hormon tuyến giáp, từ đó hạn chế việc tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormon tuyến.

 Lợi và hại của thuốc cường giáp

Cẩn thận khi sử dụng thuốc điều trị cường giáp

Ưu điểm của thuốc kháng giáp tổng hợp là giúp ngăn chặn được tình trạng cường giáp mà không gây phá hủy tuyến giáp. Đa số các trường hợp đều đáp ứng tốt với điều trị nội khoa, và các triệu chứng của cường giáp sẽ nhanh chóng được cải thiện. Tuy nhiên, thời gian điều trị nội khoa thường kéo dài, và người mắc cần hết sức kiên trì. Bên cạnh đó, để điều trị cường giáp bằng nội khoa có hiệu quả tốt nhất thì ngoài việc sử dụng thuốc kháng giáp tổng hợp, người mắc có thể kết hợp cùng sản phẩm hỗ trợ. Một sản phẩm được nhiều người chia sẻ, đã sử dụng có hiệu quả là sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương, sản phẩm có thành phần chính là hải tảo, kết hợp với ba chạc, bán biên liên, khổ sâm, neem, giúp tăng hiệu quả điều hòa miễn dịch, ổn định hoạt động tuyến giáp, từ đó cải thiện các triệu chứng của bệnh tuyến giáp, nhất là cường giáp do rối loạn tự miễn như bệnh Basedow. Sản phẩm đã được nhiều người sử dụng cho thấy hiệu quả tốt. 

*Tác dụng của sản phẩm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Tác dụng phụ của thuốc kháng giáp

Cả 2 loại thuốc kháng giáp trên đều có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe bao gồm tổn thương gan, mặc dù tác dụng phụ này hiếm có, nhưng người bệnh vẫn cần chú ý. Trong đó, PTU gây tổn thương gan nghiêm trọng nhất, vì vậy thuốc được chỉ định khi bệnh nhân không dung nạp Tapazole và ưu tiên các bệnh nhân không có bệnh lý gan, thận. Bên cạnh đó, cả 2 loại thuốc đều gây tăng nguy cơ nhiễm trùng. Một số tác dụng phụ thường gặp hơn của thuốc điều trị cường giáp bao gồm ngứa, phát ban da, rụng tóc, và sốt. Một số bệnh nhân có thể gặp: sưng, tê, đau đầu, ợ nóng, đau cơ và khớp, và buồn nôn. Đây cũng là lý do, hầu hết bệnh nhân không dùng thuốc kháng giáp quá 18 tháng, nếu điều trị nội khoa không hiệu quả sẽ được xem xét điều trị bằng phương pháp khác như phẫu thuật hoặc iod phóng xạ.

Do vậy, bệnh nhân cường giáp nên tăng hiệu quả kiểm soát bệnh của thuốc kháng giáp bằng các sản phẩm hỗ trợ thích hợp, từ đó sẽ giúp rút ngắn thời gian sử dụng thuốc kháng giáp, và hạn chế được các tác dụng phụ của thuốc. Một điều quan trọng hơn cả là cần thăm khám định kì để có liều dùng phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Để biết thêm về cách phòng ngừa bệnh Basedow tái phát, bạn có thể tham khảo video dưới đây:


Làm gì để phòng ngừa bệnh tuyến giáp tái phát?

Thanh Huyền