Cũng giống như những bệnh tuyến giáp thường gặp như: bệnh cường giáp, suy tuyến giáp, basedow... Bướu cổ cũng là một căn bệnh nguy hiểm và gây nhiều biến chứng khó lường bao gồm cả vô sinh và tử vong. Điều trị bướu cổ bằng phương pháp phẫu thuật chỉ được chỉ định khi bướu cổ  làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chèn ép các cơ quan khác. Do đó bướu cổ không phải loại nào cũng phẫu thuật, cách tốt nhất Phẩu thuật bướu cổ thường được chỉ định khi bướu cổ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và gây chèn ép các cơ quan khác. Vì vậy khi bị bướu cổ không phải loại nào cũng mổ cách tốt nhất là bạn nên đi khám bệnh và lắng nghe tư vấn của bác sĩ các bạn nhé. 

Thể tích của tuyến giáp thay đổi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Giới tính, lứa tuổi, khí hậu, dinh dưỡng, số lượng máu lưu thông trong tuyến giáp và những biến đổi bên trong cơ thể như sự giao động về tinh thần, đời sống sinh lý… hay bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài cơ thể như nhiễm độc, nhiễm khuẩn…

Cũng như bệnh cường giáp, suy tuyến giáp...bệnh bướu cổ ở giai đoạn đầu cũng không có những biểu hiện đặc trưng nên khá khó khăn để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Chỉ đến khi chúng ta cảm thấy cổ to ra, bị cứng thì mới thấy dấu hiệu rõ ràng, tuy nhiên ở giai đoạn này thì bướu đã lớn hơn nhiều và sẽ mất nhiều thời gian để điều trị bệnh. Mặc dù đã điều trị khỏi song bướu cổ rất dễ tái phát nếu không cẩn thận. Nếu bỗng dưng bạn cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như: cảm thấy đau cổ họng hoặc luôn cảm giác cổ họng bị ứ đầy, khó nuốt, khó thở; cảm thấy hồi hộp, có những cơn đau tim thoáng qua; đổ mồ hôi nhiều, sút cân nhanh; mệt hoặc căng thẳng, trí nhớ giảm sút; bị táo bón, da khô, cảm thấy lạnh…

Khi điều trị nội khoa không có kết quả thì sẽ điều trị ngoại khoa và khi đó các trường hợp điều trị bằng phẫu thuật sẽ được các bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp sau: 

- Tất cả các loại bướu giáp, cường giáp có chỉ định điều trị ngoại khoa, nếu điều trị nội khoa bảo tồn và điều trị bằng Iode đồng vị phóng xạ không có kết quả.
- Bệnh nhân mắc bướu giáp thể nhân nhu mô cần được cắt bỏ sớm vì có thể gây ung thư hóa đặc biệt là ở bệnh nhân nam trên 40 tuổi.  c
- Các loại bướu giáp thể nang to nhanh chứa đầy máu và các bướu chìm sau xương ức, có kèm theo các dấu hiệu chèn ép rõ rệt các cơ quan trong trung thất hoặc đe dọa vỡ. 
- Các u độc tuyến giáp với các dấu hiệu rối loạn chức năng rõ rệt. 
- Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu…

Chống chỉ định phẫu thuật với các trường hợp như:

- Bướu giáp thể lan tỏa điều trị nội khoa bảo tồn có kết quả tốt được thể hiện qua việc thấy bướu nhỏ đi, các dấu hiệu chức năng mất dần.
- Ung thư tuyến giáp ở giai đoạn cuối đã có di căn.
- Bệnh basedow, cường giáp  điều trị nội khoa hoặc bằng chất Iode đồng vị phóng xạ có kết quả tốt.
- Bệnh basedow trong giai đoạn chưa ổn định: mạch còn nhanh hơn 90 lần/phút, chuyển hóa cơ bản cao hơn 20%... Mổ ở giai đoạn này tỉ lệ tử vong cao do biến chứng cơn bão giáp trạng. 
- Các loại bướu giáp sinh lý và viêm tuyến giáp trạng giả bướu loại Hashimoto hoặc Riedel cũng không nên phẫu thuật.

Phẫu thuật bướu cổ, các bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ các nhân hoặc nang bướu cùng với vỏ bọc bên ngoài để tránh sự tái phát của bướu và tránh để sót các tổ chức bướu bị thoái hóa. Gần đây còn áp dụng phương pháp cắt hoàn toàn thùy tuyến giáp có nhân hoặc nang, phương pháp này chủ yếu được áp dụng trong điều trị bệnh basedow hoặc bướu giáp basedow hóa. Ngoài ra, còn có phương pháp cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp và nạo hạch cổ hai bên, được áp dụng cho những trường hợp như ung thư tuyến giáp. Sau mổ cần điều trị tiếp tục với hormone tuyến giáp và cận giáp kết hợp với xạ trị mặc dù xạ trị cho kết quả rất hạn chế trong ung thư tuyến giáp.

Lưu ý sau khi phẩu thuật bướu cổ

Thông thường sau khi mổ cắt bỏ bướu cổ. Bệnh nhân có thể xuất viện sau 3-5 ngày tùy thuộc mức độ lớn nhỏ của bướu và có các bệnh khác đi kèm hay không? Ngoài ra với bệnh nhân lớn tuổi, để bảo đảm an toàn cho bệnh nhân, thời gian nằm bệnh viện cần kéo dài hơn, có thể từ 7-10 ngày

Trong thời gian hậu phẫu và 30 ngày sau mổ, bệnh nhân có thể còn một số khó chịu nhỏ cần lưu ý:

- Đau vết mổ, thường giảm đi khi uống thuốc giảm đau và hết hẳn sau 5-7 ngày.

- Ho do viêm phổi hoặc viêm đường hô hấp trên. Ho làm bệnh nhân đau ít và không dám thở mạnh. Sẽ hết sau 3-4 ngày

- Bầm tím vết mổ, thường hết sau vài ngày. Cần báo với bác sỹ để cho thêm thuốc tan máu bầm.

- Do lý do giữ thẩm mỹ cho vết mổ, thông thường các vết mổ đều được khâu bằng chỉ tan. Một số khâu bằng chỉ không tan, sẽ được cắt chỉ sau 7 ngày.

- Có một số trường hợp do bướu cổ lớn nên Bác sỹ có đặt dẫn lưu tại vết mổ. Dịch dẫn lưu có thể thấm băng và có màu hơi hồng. Không nên quá lo lắng. Dẫn lưu sẽ được rút sau 2-3 ngày

- Vết mổ đỏ và hơi đau, có thể do viêm vết mổ. Bệnh nhân cần tái khám để được điều trị thích hợp.

- Có thể ăn uống bình thường vào ngày hôm sau. Tuy nhiên cũng chỉ nên ăn các thức ăn nhẹ, dễ tiêu và ăn vừa phải, không nên ăn no quá.

Có thể đi làm hay đi học lại sau 7 ngày. Sinh hoạt bình thường sau 7 ngày. Không làm việc nặng trong 01 tháng sau phẫu thuật điều trị bướu cổ, cường giáp.

Để được tư vấn về các bệnh lý tuyến giáp, vui lòng liên hệ tổng đài:  0902207582 (ZALO/VIBER)