Bệnh bướu giáp lan tỏa nhiễm độc chính là bệnh Basedow. Bệnh Basedow xuất hiện do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone. Trong các phương pháp điều trị bướu tuyến giáp lan tỏa nhiễm độc, phẫu thuật cũng thường được sử dụng. Tuy nhiên trong quá trình phẫu thuật, người bệnh có thể gặp một số biến chứng. Vậy các biến chứng này là gì? Cách xử trí ra sao?
Bướu tuyến giáp lan tỏa nhiễm độc là bệnh gì?
Bướu tuyến giáp lan tỏa nhiễm độc, còn gọi là bệnh Basedow hay Graves. Đây là tình trạng phổ biến, gặp ở 2-5% dân số và cũng là nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm độc giáp, gây nên bởi sự dư thừa kéo dài và dai dẳng của hormone tuyến giáp trong cơ thể.
Bướu tuyến giáp lan tỏa nhiễm độc là một bệnh nội tiết nặng, trong đó tổ chức tuyến giáp tăng sinh và phì đại lan tỏa, đồng thời tiết quá nhiều hormone giáp trạng so với nhu cầu của cơ thể, dẫn tới nhiễm độc nội sinh. Bệnh còn có các tên gọi khác như: Bệnh Graves, bướu tuyến giáp lồi mắt, bệnh gầy sút lồi mắt...
Bướu tuyến giáp lan tỏa nhiễm độc chính là bệnh Basedow
>>>Xem thêm: Bướu tuyến giáp đa nhân là gì?
Biến chứng của phẫu thuật bướu tuyến giáp lan tỏa nhiễm độc và cách xử trí
Mổ bướu tuyến giáp lan tỏa nhiễm độc khá nguy hiểm bởi các biến chứng có thể rất nặng. Điều quan trọng với một bác sĩ phẫu thuật giỏi là nhận biết được và xử lý kịp thời các tai biến này.
Dưới đây bài viết sẽ trình bày một cách đầy đủ nhất cho độc giả về các tai biến khi mổ và biến chứng sau mổ bướu tuyến giáp lan tỏa nhiễm độc (bệnh Basedow).
1. Ngạt thở cấp tính
Xảy ra do co thắt thanh – khí quản. Có thể xuất hiện do động tác mổ quá mạnh, gây kích thích khí quản, trong khi không đặt ống nội khí quản cho người bệnh.
Cách xử trí trong trường hợp này đó là dừng ngay các kích thích lên khí quản, bơm lidocain hoặc novocain vào vùng mổ. Nếu chưa được thì cần đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu ngay.
2. Tổn thương khí quản:
Hãy lập tức bịt vết thương khí quản lại bằng tay hoặc bông, rồi dùng kim chỉ khâu lại.
Mổ bướu tuyến giáp có thể gây tổn thương khí quản
3. Tổn thương dây thần kinh quặt ngược
Dây thần kinh quặt ngược có vai trò quan trọng trong kiểm soát giọng nói và chức năng thở. Nó có thể bị cắt phải trong quá trình phẫu thuật và gây ra khàn tiếng, mất giọng, thở khó, thậm chí suy hô hấp cấp.
Cách xử trí tai biến này đó là: Sử dụng khí dung có kháng sinh và corticoid, vitamin B12,…
4. Chảy máu
Tai biến này thường do cầm máu không tốt khi mổ hoặc người bệnh cử động cổ quá mạnh sau phẫu thuật. Nhận biết dễ dàng thông qua băng quấn vết mổ bị thấm ướt đỏ, chảy thành vệt ra sau gáy, thậm chí có trường hợp ứ máu vết mổ gây chèn ép đường thở.
Khi đó, cần nhanh chóng tháo băng kiểm tra vết mổ, nếu cần sẽ phải phẫu thuật lần hai để cầm máu.
5. Cơn cường giáp kịch phát sau mổ
Đây là một biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Dấu hiệu nhận biết người bệnh bị cơn cường giáp kịch phát sau mổ đó là: Sốt cao (40-41 độ), mạch nhanh (140 nhịp/ phút), hạ huyết áp, bồn chồn, mê sảng, cuối cùng là hôn mê. Không cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ rất dễ tử vong.
Mục tiêu và phương pháp cấp cứu sẽ là: Hạ nồng độ hormone tuyến giáp xuống (có thể sử dụng thuốc kháng giáp tổng hợp), hỗ trợ chức năng của tim mạch (thuốc trợ tim, thuốc chẹn beta), hạ sốt, bù nước điện giải, thở oxy nhân tạo…
6. Chứng tetani
Trong quá trình phẫu thuật tuyến giáp, có thể vô tình làm tổn thương hoặc cắt bỏ các tuyến cận giáp. Nếu điều này xảy ra, người bệnh sẽ xuất hiện chứng tetani sau mổ khoảng 8-12 giờ. Đây là một tình trạng biểu hiện bởi cơn co quắp các cơ ngón tay, ngón chân, đôi khi đi kèm với co thắt thanh quản và cơ hoành gây ngạt thở cấp tính.
Cách cắt cơn tetani đó là: Tiêm canxi clorua vào tĩnh mạch, sau đó bổ sung thuốc canxi đường uống, vitamin D2…
Chứng tetani có thể xảy ra trong khi phẫu thuật tuyến giáp
7. Nhiễm trùng vết mổ
Biến chứng này thường xảy ra sau 5 – 7 ngày phẫu thuật. Biểu hiện là vết mổ sưng, đỏ, đau nhức, người bệnh sốt kéo dài, mệt mỏi… Kháng sinh (dạng uống hoặc tiêm) sẽ được chỉ định trong trường hợp này. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ phải mở vết mổ để hút dịch.
8. Suy hô hấp sau phẫu thuật
Biến chứng này thường xuất hiện trong vòng 2 – 3 ngày đầu sau mổ. Suy hô hấp có thể do phù nề thanh môn, tăng tiết và ứ đọng đường thở, chèn ép khí quản do phù nề hay tụ máu vết mổ.
Điều trị suy hô hấp cấp cho người bệnh bằng các biện pháp: Thở khí dung, dùng các thuốc chống phù nề, kháng sinh, corticoid, thuốc giãn phế quản. Nếu nặng phải đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản khi không có công cụ hô hấp hỗ trợ.
>>>Xem thêm: Biến chứng của bệnh bướu tuyến giáp lan tỏa nhiễm độc (bệnh Basedow)
Không lo phẫu thuật bướu tuyến giáp lan tỏa vì đã có giải pháp này!
Các tai biến của phẫu thuật bướu tuyến giáp lan tỏa không phải ít và rất nghiêm trọng. Bởi vậy, việc quyết định một người sẽ phẫu thuật tuyến giáp sẽ rất thận trọng. Chỉ với những trường hợp các phương pháp khác không hiệu quả, bác sĩ mới phải lựa chọn cắt bỏ tuyến giáp.
Trên thực tế, có nhiều phương pháp có thể cải thiện bướu tuyến giáp lan tỏa nhiễm độc rất hiệu quả mà không cần đến phẫu thuật. Điển hình là xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương. Sản phẩm này có thành phần chính là hải tảo, một loại rong biển giúp bổ sung iod thiếu hụt cho người mắc bướu giáp lan tỏa (bướu cổ đơn thuần). Hơn nữa, hải tảo còn có tác dụng làm mềm nhân giáp vì thế có thể thu nhỏ khối bướu cổ. Ích Giáp Vương còn có chứa các thành phần khác như khổ sâm, ba chạc, bán biên liên, KI, MgCl2 có tác dụng chống viêm, bảo vệ tuyến giáp khỏi các tác nhân có hại, giảm nhẹ các triệu chứng của người mắc bướu giáp lan tỏa. Với các thành phần từ thiên nhiên, không có tác dụng phụ nên sản phẩm này rất an toàn cho người sử dụng.
Cơ chế tác động của Ích Giáp Vương với bướu giáp lan tỏa nhiễm độc
Cảm nhận khách hàng
Điển hình là trường hợp của bà Dương Thị Hiệu (SĐT: 0915522412) đã kiểm soát hiệu quả bướu giáp bằng sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương. Hãy cùng xem chi tiết chia sẻ của bà Hiệu TẠI ĐÂY.
Mời độc giả xem thêm kinh nghiệm kiểm soát bướu tuyến giáp của những người khác Tại Đây!
Tư vấn của chuyên gia
Lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn phân tích về vấn đề sử dụng Ích Giáp Vương trong hỗ trợ điều trị bướu tuyến giáp có cần phẫu thuật nữa không trong video dưới đây nhé:
Xem thêm chuyên gia tư vấn vấn đề uống thuốc điều trị bướu tuyến giáp lâu dài có tác dụng phụ gì không?
Qua thông tin mà bài viết đã chia sẻ bên trên, chắc hẳn các bạn đã biết thêm được về các biến chứng của phẫu thuật bướu tuyến giáp lan tỏa nhiễm độc là rất nguy hiểm. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra một giải pháp giúp giảm kích thước khối bướu giáp và cải thiện triệu chứng an toàn từ sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương.
Để được tư vấn về bệnh bướu giáp lan tỏa nhiễm độc và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER).
Phương Thảo