Bướu tim… vì thừa i-ốt
Theo bác sĩ Yên Lâm Phúc, Học viện Quân y: phần đông người dân trong xã hội chỉ “biết 1 mà không biết 10” về i-ốt như vậy mà nguyên nhân chính là bắt đầu từ việc việc tuyên truyền không đến nơi đến chốn về i-ốt. Đáng lẽ, trong việc sử dụng i-ốt phải nói ngọn ngành bên cạnh hiệu quả thì tác dụng phụ của i-ốt như thế nào giống hệt khuyến cáo sử dụng thuốc. Đồng thời nói rõ liều lượng cần dùng mỗi ngày đối với từng đối tượng ra sao… Đằng này, chỉ tuyên truyền một khía cạnh nên mới dẫn đến người dân không hiểu toàn diện về i-ốt.
Dùng nhiều muối i-ốt có tốt không?
Trong khi để hiểu đúng phải là: i-ốt là một vi chất rất cần thiết đối với sự phát triển của đời sống con người do đó cơ thể không thể thiếu vi chất này. Vì nếu thiếu, nó dẫn đến nhiều căn bệnh phức tạp nhất là ở trẻ em và phụ nữ mang thai như: đần độn, thiểu năng trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, điếc, sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non… Tổ chức Y tế Thế giới đã thống kê: Thiếu i-ốt, dù là thể nhẹ, ít nhất cũng lấy mất của mỗi trẻ 13,5 điểm IQ (chỉ số thông minh), làm giảm khả năng tư duy, trí tuệ của trẻ. Đồng thời trên toàn thế giới từ năm 1993 đến 2003, cũng có 707 triệu trẻ em 6-12 tuổi bị bướu cổ trên tổng số 848 triệu em, chiếm 83,5% trẻ em ở lứa tuổi này.
Nhưng bên cạnh việc thiếu i-ốt gây ra những bệnh nan y thì thừa i-ốt cũng hết sức nguy hiểm cho cơ thể khi là nguyên nhân của những bệnh bướu tim, u độc tuyến giáp, viêm tuyến giáp… Thậm chí, bác sĩ Yên Lâm Phúc còn cảnh báo: “Nếu dùng i-ốt với liều cao có thể gây tử vong. Vì theo thí nghiệm của y học liều tử vong trên chuột là 15g/kg; trên chó là 800mg/kg. Còn trên người là 30-40mg/kg. Trong trường hợp bị ngộ độc i-ốt do ăn quá nhiều có thể gây ra suy chức năng giáp, phù toàn thân, phù phổi, viêm phổi dẫn dến tử vong”. Cho nên: “Cần phải biết thế nào là đủ liều lượng i-ốt cần thiết”, bác sĩ Phúc khuyến cáo.
Vậy như thế nào là đủ i-ốt cho cơ thể? Bác sĩ Hoàng Kim Ước, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết: “Liều cơ bản của i-ốt với người lớn là 150 micrôgam (mcg)/người/ngày, với trẻ em khoảng 100mcg/ngày/người, phụ nữ mang thai và cho con bú thì cần lượng i-ốt cao hơn do họ cần sự chuyển hóa nhiều hơn, lượng cần thiết vào khoảng 200mcg/ngày/người với bà mẹ mang thai và 290mcg/ngày/người với bà mẹ cho con bú”. Bác sĩ Ước cũng khuyến cáo thêm: “Nếu sử dụng cao hơn mức khuyến cáo, cơ thể sẽ đào thải ra ngoài, nhưng với điều kiện chỉ sử dụng trong thời gian ngắn. Còn trong thời gian dài, i-ốt sẽ tích tụ gây nên những bệnh nguy hiểm như đã nói”.
Hiện nay, có nhiều người nhầm lẫn, trong muối thường (không bổ sung i-ốt) cũng có i-ốt và cố “ăn lấy ăn để”. Đây là quan niệm rất sai lầm bởi i-ốt là chất độc lập được bổ sung vào muối chứ không phải có sẵn trong muối. Bởi vậy, theo bác sĩ Yên Lâm Phúc đã có rất nhiều trường hợp, do hiểu lầm khái niệm này mà đã bị cấp cứu do cơ thể khát nước, khô tế bào, suy thận vì hoạt động liên tục nhằm loại muối ra khỏi cơ thể, huyết áp tăng cao…
Để được tư vấn về các bệnh lý tuyến giáp, vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER)
Sưu tầm.