Ung thư tuyến giáp là loại ung thư nội tiết thường gặp nhất hiện nay, bệnh thương tiến triển âm thầm, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh nhân sẽ sống lâu hơn. Ung thư tuyến giáp gặp nhiều ở bệnh nhân nữ, cách điều trị hiện nay chủ yếu là phẫu thuật và dùng i-ốt 131. Sau phẫu thuật để bệnh được cải thiện tốt hơn thì cần có một chế độ dinh dưỡng thích hợp không phải kiên hoàn toàn i-ốt mà phải đảm bảo được  3 nhóm thực phẩm đó là giàu i-ốt, có i-ốt và ít i-ốt.

1. Nhóm giàu i-ốt.

Với nhóm thực phẩm này nên tránh sử dụng như muối iốt, muối biển, thực phẩm có tẩm ướp muối biển, hải sản và các thực vật sống trong biển gồm rau câu, rong biển, tảo biển. Lòng đỏ trứng và các thực phẩm chế biến từ trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa như chocolate, yaourt, phô mai, kem, thực phẩm có nhuộm phẩm màu đỏ, cam, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành.

2. Nhóm có i-ốt.

Đối với nhóm này cần hạn chế sử dụng như thịt không ăn quá 150g thịt/ngày (tương đương 100mcg iốt), gạo và ngũ cốc nhất là được trồng ở vùng đất giàu iốt, bệnh nhân nên ăn vừa phải (dưới 4 bát cơm/ngày).

3. Nhóm ít i-ốt.

Thông thường nhóm thực phẩm này là nhóm thực phẩm tươi, ít năng lượng, ít chất béo, ít gây tăng cân rất phù hợp cho bệnh nhân đang chờ uống iốt có khuynh hướng tăng cân do suy giáp. Chúng bao gồm trái cây (ngoại trừ sơ ri), rau cải tươi (không qua sơ chế với muối, hay đông lạnh), đậu (ngoại trừ đậu đỏ), mật ong, nước uống có ga như soda, cola, trà và cà phê loại không hòa tan, bia, rượu.

Nhiều người hay nhầm lẫn giữa hạn chế và không ăn iốt. Chỉ hạn chế iốt chứ không phải có một chế độ không hề có muối i-ốt. Tránh sử dụng thực phẩm chế biến sẵn vì không biết được thành phần của nó, trong thời gian này bệnh nhân nên ăn những thức ăn tự nấu tại nhà để đảm bảo chế độ dinh dưỡng, vì không biết được hàng quán bên ngoài có sử dụng muối i-ốt trong chế biến không.

Để được tư vấn về các bệnh lý tuyến giáp và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài:  0902207582 (ZALO/VIBER).