Chế độ ăn uống phù hợp không chỉ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể mà còn giúp hồi phục sức khỏe. Vậy người bị suy tuyến giáp nên ăn gì và kiêng ăn gì để cải thiện bệnh? Nếu bạn cũng đang có chung những thắc mắc này thì đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích trong nội dung bài viết sau đây. ĐỌC NGAY!

Thông tin chung về tình trạng suy tuyến giáp

Suy tuyến giáp (hay còn gọi nhược giáp, suy giáp, giảm năng tuyến giáp) là rối loạn tuyến giáp thường gặp, gây ra bởi hiện tượng tự miễn. Tuyến giáp là cơ quan nội tiết, có vai trò sản xuất, lưu trữ và giải phóng hormone vào máu, chịu trách nhiệm chính trong việc điều hòa sự trao đổi chất cũng như hoạt động của một số cơ quan như: Hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ tiêu hóa,... Hội chứng suy giáp xảy ra khi kháng thể tự sinh nhận diện nhầm những tế bào bị tổn thương của mô tuyến giáp (do nhiễm khuẩn, yếu tố môi trường,…) là vật thể ngoại lai và tấn công, phá hủy chúng, làm suy giảm chức năng tổng hợp hormone tuyến giáp, khiến tuyến yên tăng tiết TSH (hormone kích thích tuyến giáp - thyroid stimulating hormone). Dưới tác dụng kích thích của TSH, tuyến giáp sẽ phì đại ra.

 Suy tuyến giáp là một trong những rối loạn thường gặp, gây ra bởi hiện tượng tự miễn

Suy tuyến giáp là một trong những rối loạn thường gặp, gây ra bởi hiện tượng tự miễn

Một số triệu chứng suy giáp thường gặp bao gồm: Mệt mỏi, nhịp tim chậm, sợ lạnh, táo bón, khô da, khàn giọng, tăng cân không rõ nguyên nhân, cơ bắp đau nhức, cứng hoặc sưng đau khớp xương, mức cholesterol máu tăng cao, tâm trạng bất ổn, luôn cảm thấy buồn phiền, một số trường hợp còn bị trầm cảm,… Đàn ông, thanh thiếu niên và thậm chí trẻ sơ sinh đều có thể bị suy giáp. Theo thống kê, suy giáp ảnh hưởng từ 1 - 2% dân số trên thế giới và tỷ lệ mắc ở phụ nữ cao gấp 10 lần so với nam giới.

Điều trị suy giáp như thế nào? Mời các bạn cùng lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn tư vấn cụ thể trong video sau:

>>> XEM THÊM: Bướu keo tuyến giáp điều trị như thế nào?

Người bị suy tuyến giáp nên ăn gì?

Theo các chuyên gia nội tiết, người bệnh có thể tăng cường chức năng tuyến giáp bằng cách thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy người bị suy giáp nên ăn gì? Hãy ghi nhớ một số thực phẩm hữu ích sau đây:

Thực phẩm giàu iod

Sự thiếu hụt iod là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tuyến giáp, trong đó có suy giáp. Vì vậy, để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh nhân cần sử dụng những thực phẩm giàu iod như: Hải sản, rong biển, tảo biển,… để bù vào lượng iod bị thiếu hụt.

 Rong biển – Thực phẩm giàu iod tốt cho người bị suy tuyến giáp

Rong biển – Thực phẩm giàu iod tốt cho người bị suy tuyến giáp

Uống nước hoa quả

Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, hoa quả và nước ép từ chúng chứa rất nhiều khoáng chất, các loại vitamin, enzym cũng như chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể, giúp cho tuyến giáp hoạt động hiệu quả hơn.

Axit béo và protit

Người bị suy giáp nên bổ sung thực phẩm có chứa axit béo và protit trong các bữa ăn hàng ngày để cân bằng quá trình chuyển hóa protit và cải thiện sự trao đổi chất, tăng lưu thông máu trong cơ thể.

Thực phẩm chứa nhiều kẽm

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, kẽm giúp điều chỉnh hormone kích thích tuyến giáp TSH. Vì thế người bị suy giáp nên ăn những thực phẩm giàu kẽm như: Hàu, thịt gà, thịt bò,... sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.

 Bị suy tuyến giáp nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều kẽm

Bị suy tuyến giáp nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều kẽm

Các loại cá giàu omega-3

Virginia Turner, MS, RD, LDN, quản lý dinh dưỡng lâm sàng của Đại học Tennessee, Hoa Kỳ, cho biết: Axit béo omega-3 trong các loại cá như cá hồi hoang dã, cá hồi, cá ngừ hoặc cá mòi là sự lựa chọn tuyệt vời cho bữa trưa và tối. Bệnh tuyến giáp, nhất là suy giáp không được kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ  mắc bệnh tim do mức lipoprotein trọng lượng thấp (LDL), cholesterol “xấu” tăng cao. Omega-3 được biết giúp giảm viêm, tăng cường miễn dịch, và giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch. Cá cũng là một nguồn cung cấp selen - nguyên tố cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp.

Các loại hạt

Một nguồn cung cấp selen khác đó là các loại hạt như: Hạt dừa, hạt macca, và hạt phỉ đỏ, giúp đảm bảo hoạt động bình thường của tuyến giáp. Với hạt dừa Brazil, bạn chỉ cần ăn một hoặc hai hạt mỗi ngày; Với các hạt khác, bạn có thể ăn một lượng ít hàng ngày. Tuy nhiên, các hạt này có hàm lượng chất béo cao nên người bệnh cũng phải chú ý không nên sử dụng quá nhiều.

Trái cây và rau tươi

Một triệu chứng điển hình của suy giáp là tăng cân. Vì thế, thức ăn ít calo, các loại hoa quả, trái cây tươi là những thực phẩm cần thiết cho quá trình giảm cân. Các loại trái cây và rau tươi đặc biệt như quả việt quất, anh đào, khoai lang, ớt xanh cũng giàu chất chống oxy hoá, chất dinh dưỡng, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

 Trái cây và rau tươi rất tốt cho người bị suy tuyến giáp

Trái cây và rau tươi rất tốt cho người bị suy tuyến giáp

Sữa

Các chuyên gia cho biết: Sự thiếu hụt vitamin D có liên quan mật thiết đến bệnh Hashimoto, nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng suy giáp. Sữa không chỉ giúp bổ sung vitamin D, mà còn giúp bổ sung lượng canxi, protein và iod cho cơ thể cũng như tuyến giáp.

Các loại đậu, đỗ

Đậu có chứa chất đạm, chất chống oxy hoá, carbohydrate phức tạp và rất nhiều vitamin, khoáng chất. Chúng cũng có nhiều chất xơ - giúp cải thiện tình trạng táo bón ở những người suy giáp. Tuy nhiên, lượng chất xơ quá dư thừa có thể cản trở việc điều trị suy giáp, do vậy các chuyên gia khuyên người bệnh chỉ nên bổ sung 20 - 35g chất xơ mỗi ngày.

>>> XEM THÊM: Người mắc bệnh basedow có nên mổ không?

Những thực phẩm nào người bị suy tuyến giáp nên kiêng?

Bên cạnh việc lựa chọn những thực phẩm tốt hỗ trợ điều trị thì người mắc suy giáp kiêng ăn gì cũng là vấn đề quan trọng, bởi nó góp phần hạn chế sự phát triển của bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm mà bệnh nhân suy giáp không nên ăn.

- Đạm thực vật: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những chế phẩm có nguồn gốc từ lúa mì, lúa mạch, một số hạt giàu đạm chứa nhiều gluten sẽ gây kích thích ruột non khiến cơ thể không hấp thụ được tác dụng của thuốc điều trị, gây cản trở quá trình hồi phục của bệnh nhân.

- Thực phẩm giàu nội tiết tố nữ: Các thực phẩm giàu nội tiết nữ như estrogen và phytoestrogen sẽ làm giảm khả năng sản xuất ra thyroxin (hormone giáp trạng – T4) của tuyến giáp. Các chất này có nhiều ở đậu nành, chế phẩm từ đậu nành, hạt kê. Do đó, tốt nhất bệnh nhân suy giáp chỉ nên ăn một lượng rất nhỏ các thực phẩm này.

 Người bị suy giáp không nên ăn đậu nành

Người bị suy giáp không nên ăn đậu nành

- Đồ béo và đồ ngọt: Đồ béo và đồ ngọt không chỉ không tốt cho phụ nữ mãn kinh, mà còn đặc biệt không tốt đối với những người suy giáp. Các thực phẩm này có thể khiến phụ nữ mệt mỏi, làm nặng hơn triệu chứng của suy giáp.

>>> XEM THÊM: 3 bài thuốc chữa bướu cổ đơn thuần trong dân gian đơn giản mà hiệu quả

Hỗ trợ điều trị suy tuyến giáp hiệu quả bằng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên

Nguyên nhân chính gây ra suy tuyến giáp là do rối loạn tự miễn. Vì vậy, mục tiêu điều trị trước mắt là khắc phục các triệu chứng của bệnh: Điều hòa lại nhịp tim, điều hòa thân nhiệt, ổn định trọng lượng cơ thể, ổn định nhu động ruột. Quan trọng hơn nữa, về lâu dài, cần phải tăng cường miễn dịch, chống sản xuất ra các kháng thể tự sinh, giúp điều hòa lại hormone tuyến giáp, làm ổn định nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể. Hiện nay, xu hướng lựa chọn sản phẩm thảo dược để kiểm soát các triệu chứng suy tuyến giáp và ổn định bệnh đang được giới chuyên gia đánh giá cao. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương. Sản phẩm có chứa thành phần chính hải tảo, kết hợp với khổ sâm, bán biên liên, ba chạc, neem, KI và MgCl2.

 Ích Giáp Vương – Hỗ trợ điều trị suy tuyến giáp hiệu quả, an toàn

Ích Giáp Vương – Hỗ trợ điều trị suy tuyến giáp hiệu quả, an toàn

Hải tảo là một loại rong biển với rất nhiều công dụng: Bổ sung iod cho cơ thể, điều hòa hệ miễn dịch, điều hòa quá trình sản xuất hormone tuyến giáp, tác dụng nhuyễn kiên của hải tảo giúp làm mềm và tiêu khối bướu cổ, rất có ích trong trường hợp suy giáp có kèm bướu. Cùng với các thành phần khác như khổ sâm, neem, ba chạc,… giúp giảm viêm, giảm sưng, đau ở tuyến giáp. Không chỉ vậy, các thành phần trong Ích Giáp Vương còn giúp giảm các triệu chứng của suy giáp như: Điều hòa thân nhiệt, giảm cholesterol máu, chống mệt mỏi, ổn định tim mạch, huyết áp,...

KINH NGHIỆM CẢI THIỆN SUY GIÁP BẰNG SẢN PHẨM ÍCH GIÁP VƯƠNG

Điển hình là trường hợp của chị Phạm Thị Thanh Huyền (SĐT: 0975226585) đã kiểm soát hiệu quả suy giáp bằng sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương. Hãy cùng xem chi tiết chia sẻ của chị Huyền TẠI ĐÂY.

>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm kiểm soát triệu chứng bệnh tuyến giáp hiệu quả TẠI ĐÂY. 

ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA

Để quý độc giả có cái nhìn chi tiết hơn về sản phẩm, xin mời lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn phân tích tác dụng của sản phẩm Ích Giáp Vương đối với bệnh tuyến giáp: 

>>> XEM THÊM: Đánh giá của chuyên gia khác về công dụng của Ích Giáp Vương trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh tuyến giáp TẠI ĐÂY.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp được băn khoăn: Người bị suy tuyến giáp nên ăn gì và kiêng ăn gì để kiểm soát các triệu chứng của bệnh? Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, đừng quên sử dụng Ích Giáp Vương mỗi ngày để nâng cao sức khỏe tuyến giáp, bạn nhé!

Để được tư vấn cụ thể về vấn đề bị suy tuyến giáp nên ăn gì hay sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER).

Hồng Nhung

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh