Ung thư tuyến giáp là một bệnh mà các tế bào ác tính (ung thư) có thể được tìm thấy trong các mô của tuyến giáp. Các tế bào ung thư có thể xâm nhập và phá hủy các mô và các cơ quan ở gần. Đồng thời các tế bào ung thư có thể tách khỏi các nhân u ác tính để xâm nhập vào dòng máu và hệ thống bạch mạch. Đây là cơ chế để ung thư tuyến giáp lan tràn từ ung thư nguồn gốc (u nguyên phát) để tạo thành một u mới trong các cơ quan khác. Sự lan tràn của ung thư được gọi là di căn.

Dịch tễ ung thư tuyến giáp

Phân loại ung thư tuyến giáp

Đối tượng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp

Triệu chứng của ung thư tuyến giáp

Giai đoạn của ung thư tuyến giáp

Điều trị ung thư tuyến giáp

Dịch tễ ung thư tuyến giáp

chiếm khoảng 1% các loại ung thư. Tỷ lệ này tăng cao hơn ở các nước có bướu cổ lưu hành (địa phương). Tỷ lệ mắc theo tuổi ở nữ giới cao gấp nam giới 2-3 lần. Những người bị chiếu tia xạ, tia X vào vùng cổ khi còn trẻ để chữa các bệnh lành tính khác cũng bị nguy cơ ung thư giáp nặng hơn.

Ung thư tuyến giáp có thể gặp ở mọi giới, mọi lứa tuổi tỷ lệ nam nữ là 1/2 hoặc 1/3.

Phân loại ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp gồm 3 typ chính:

-         Ung thư biểu mô nhú và nang chiếm tới 80-90 % tất cả các ung thư tuyến giáp. Cả hai loại bắt nguồn từ các tế bào nang tuyến giáp. Hầu hết các ung thư nhú và nang có xu hướng phát triển chậm. Nếu chúng được phát hiện sớm, hầu hết có thể được điều trị có hiệu quả.

-         Ung thư tuyến giáp thể tủy chiếm 5-10 % các trường hợp ung thư tuyến giáp. Nó phát sinh từ các tế bào C, không phải từ các tế bào nang. Ung thư tuyến giáp thể tủy có thể dễ dàng kiểm soát nếu nó được tìm thấy và điều trị trước khi nó lan tràn sang các phần khác của cơ thể.

 

Ung thư tuyến giáp là một bệnh lý nguy hiểm

-         Ung thư tuyến giáp mất biệt hóa là loại ung thư ít phổ biến nhất (chỉ chiếm 1-2% các trường hợp). Nó phát sinh trong các tế bào nang. Các tế bào ung thư bất thường cao và khó nhận biết. Loại này của ung thư rất khó kiểm soát vì các tế bào ung thư có xu hướng phát triển và lan tràn rất nhanh.

Đối tượng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp

Hiện nay, chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, rõ ràng ung thư tuyến giáp không lây truyền từ người này sang người khác.

Có một số yếu tố nguy cơ dễ phát sinh ung thư tuyến giáp hơn những người khác. Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng phát sinh ung thư tuyến giáp bao gồm:

-         Xạ trị

Những người phơi nhiễm với các mức cao của tia xạ dễ bị phát sinh ung thư tuyến giáp nhú hoặc nang hơn người khác.  Các nguồn của nhiễm xạ là điều trị bằng tia X, bụi phóng xạ (bụi từ các vụ nổ hạt nhân, vụ thử vũ khí hạt nhân, tai nạn nhà máy điện nguyên tử…).

-         Lịch sử gia đình

Ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy có thể gây nên  do một biến đổi hoặc tổn hại trong một gen gọi là RET. Gen RET bị tổn hại có thể được truyền từ bố mẹ cho con. Hầu hết những người mang gen này bị tổn hại sẽ phát sinh ung thư tuyến giáp thể tủy.

Ngoài ra, một số nhỏ người có lịch sử gia đình mắc bệnh bướu giáp hoặc một số polyp tiền ung thư ở đại tràng có nguy cơ phát sinh ung thư tuyến giáp thể tủy.

-         Giới tính là phụ nữ

Tại Mỹ, phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn nam giới từ 2-3 lần.

-         Tuổi

Hầu hết các bệnh nhân ung thư tuyến giáp ở tuổi trên 40. Những người với ung thư tuyến giáp mất biệt hóa thường trên 65 tuổi.

-         Chủng tộc

Tại Mỹ, những người Mỹ nguồn gốc châu Phi thường bị ung thư tuyến giáp nhiều hơn. Bệnh phổ biến ở châu Á.

-         Không đủ iod trong chế độ ăn

Tuyến giáp cần iod để sản xuất hormon. Tại một số nước và ở Việt Nam iod được bổ sung vào muối để bảo vệ người dân khỏi bị bệnh tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp hình như ít phổ biến hơn ở những nước mà iod không là một phần của khẩu phần ăn.

-         Những người bị nhiễm phóng xạ

Những người bị nhiễm phóng xạ hoặc chiếu tia xạ để điều trị các bệnh thuộc vùng đầu và cổ hoặc đối với trẻ nhỏ thì nguy cơ ung thư tuyến giáp cao hơn. Ung thư có thể phát triển sau 5 năm bị nhiễm phóng xạ hoặc có thể sau 20 năm.

-         Những người có bướu giáp (tuyến giáp giãn rộng)

Những người có bướu giáp hoặc gia đình có tiền sử bệnh về tuyến giáp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.

Tuy nhiên, nhiều người có các yếu tố nguy cơ đã biết không bị ung thư tuyến giáp và ngược lại, nhiều người mắc ung thư tuyến giáp nhưng không có bất kỳ yếu tố nào trong các yếu tố nguy cơ trên.

Triệu chứng của ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp sớm thường không gây các triệu chứng. Tuy nhiên, khi bệnh phát triển, các triệu chứng có thể bao gồm:

-         Một u hay một nhân ở trước cổ vùng tuyến giáp.

-         Giọng khàn hoặc khó nói giọng bình thường.

-         Hạch bạch huyết sưng to, đặc biệt là các hạch cổ.

-         Khó nuốt hoặc khó thở.

-         Đau ở họng hoặc ở cổ.

Các dấu hiệu này không phải là dấu hiệu chắc chắn của ung thư tuyến giáp. Một nhiễm trùng, một bướu giáp lành tính hoặc một vấn đề khác cũng có thể gây nên các triệu chứng này. Nếu gặp phải các triệu chứng này cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Giai đoạn của ung thư tuyến giáp

Nếu một chẩn đoán tuyến giáp là ung thư bác sĩ cần biết giai đoạn bệnh (hay sự lan tràn của bệnh) để lập kế hoạch điều trị một cách tốt nhất. Xác định giai đoạn là một việc làm thận trọng để biết liệu ung thư đã làn tràn chưa và nếu đã lan tràn thì ung thư lan tràn tới phần nào của cơ thể.

Điều trị ung thư tuyến giáp

Bệnh ung thư tuyến giáp có nhiều cách điều trị. Phụ thuộc vào loại giải phẫu bệnh và giai đoạn, ung thư tuyến giáp có thể được điều trị bằng phẫu thuật, iod phóng xạ, điều trị bằng hormon, xạ ngoài hoặc hóa trị. Một bệnh nhân có thể được điều trị kết hợp.

-         Phẫu thuật

Là phương pháp điều trị phổ biến nhất với ung thư tuyến giáp. Phẫu thuật viên cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp. Loại phẫu thuật phụ thuộc vào loại và giai đoạn bệnh của ung thư tuyến giáp, kích thước u và tuổi của bệnh nhân.

Cắt tuyến giáp toàn bộ: phẫu thuật lấy toàn bộ tuyến giáp được gọi là cắt tuyến giáp toàn bộ. Phẫu thuật viên lấy tuyến giáp qua một đường rạch ở cổ. Các hạch bạch huyết ở gần cũng được lấy đi.

Cắt bỏ thùy tuyến: một số bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang có thể được điều trị bằng cắt bỏ thùy tuyến. Thùy tuyến có nhân ung thư được cắt bỏ. Bác sĩ phẫu thuật cũng có thể lấy một phần mô giáp còn lại hoặc các hạch bạch huyết ở gần.

Sau khi cắt bỏ toàn bộ hay một thùy tuyến giáp hầu như tất cả các bệnh nhân đều được dùng viên hormon tuyến giáp để thay thế hormon tự nhiên.

-         Xạ trị iod (như xạ trị)

Điều trị iod phóng xạ sử dụng iod phóng xạ (I131) để phá hủy các tế bào ung thư ở mọi nơi trong cơ thể. Điều trị thường được dùng theo đường miệng với liều nhỏ không gây tác dụng phụ cho những người dị ứng với iod.

Các bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp thể tủy hoặc ung thư tuyến giáp mất biệt hóa nói chung không được điều trị bằng
I131.

-         Điều trị nội tiết tố

Điều trị nội tiết tố sau phẫu thuật thường là một phần của kế hoạch điều trị các ung thư nhú và nang. Khi bệnh nhân uống viên hormon tuyến giáp, sự phát triển của các tế bào ung thư tuyến giáp còn lại, điều đó làm chậm nguy cơ bệnh tái phát trở lại.

Được sử dụng sau điều trị bằng I131 (cắt bỏ hoặc phát hủy mô tuyến giáp), các bệnh nhân với ung thư tuyến giáp có thể cần dùng viên hormon tuyến giáp để thay thế hormon tuyến giáp tự nhiên.

-         Điều trị tia xạ (xạ trị)

Xạ trị ngoài sử dụng các tia X năng lượng cao để giết các tế bào ung thư, một máy lớn hướng các tia phóng xạ vào vùng cổ hoặc vào các vùng của cơ thể có ung thư đã lan tràn.

Đây là phương pháp điều trị tại chỗ, chỉ tiêu diệt các tế bào ung thư ở vùng được điều trị. Xạ trị ngoài cũng được sử dụng để làm giảm đau hoặc chữa các triệu chứng khác.

-         Điều trị hóa chất (hóa trị)

Là dùng thuốc để giết các tế bào ung thư, đôi khi được sử dụng để điều trị ung thư tuyến giáp. Hóa trị được biết là một điều trị hệ thống vì thuốc đi vào dòng máu và đi khắp cơ thể. Với một số bệnh nhân hóa trị có thể kết hợp với xạ trị ngoài. 

-         Hỗ trợ điều trị bằng sản phẩm thiên nhiên

Việc sử dụng các sản phẩm thảo dược trong hỗ trợ điều trị các rối loạn tuyến giáp đang là xu hướng chung và được các chuyên gia khuyến cáo. Trong y học cổ truyền, các thầy thuốc đã dùng hải tảo trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh tuyến giáp. Ngày nay, hải tảo đã được y học hiện đại chứng minh tác dụng dược lý phong phú trong hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp và ngăn ngừa ung thư như: Tăng cường công năng miễn dịch của cơ thể; chống suy giảm bạch cầu; chống phóng xạ; giảm cholesterol máu; bổ sung lượng i-ốt phong phú cho cơ thể, giúp phòng chống bướu cổ do thiếu i-ốt; kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, chống độc tố; chống oxy hóa và thải trừ các gốc tự do; chống khối u và ung thư… (NC của Kumar TT, Senthilsl và cộng sự). Ngày nay, hải tảo là thành phần chính, kết hợp cùng nhiều vị thuốc quý khác như khổ sâm, bán biên liên, ba chạc… tạo nên sản phẩm Ích Giáp Vương giúp cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa ung thư tái phát. 

Ích Giáp Vương có tác dụng đối với bệnh tuyến giáp như thế nào? Mời quý vị theo dõi video dưới đây:

Ích giáp Vương - tăng cường sức khỏe tuyến giáp

Một kết quả nghiên cứu về hải tảo được công bố trong hiệp ung thư Nhật Bản lần thứ 55 đã một lần nữa khẳng định tác dụng của loại dược liệu quý này đó là: Tăng cường sức khoẻ, nâng cao khả năng miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành khối u; hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, tim mạch, huyết áp...

Để được tư vấn về bệnh và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER).

Chuyên gia nội tiết