Bên cạnh những nguyên nhân thường gặp gây bệnh tuyến giáp như: di truyền, rối loạn tự miễn, thiếu hụt iod, tiền sử mắc bệnh tuyến giáp,… thì vẫn còn nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh tuyến giáp mà chúng ta thường bỏ qua.

Chế độ ăn uống và bệnh tuyến giáp

Chế độ ăn kiêng

Khi cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng do ăn kiêng, tuyến giáp sẽ giảm hoạt động. Nhiều người ăn kiêng bị suy giảm trao đổi chất trong cơ thể mà không thể kiểm soát nếu không được điều trị hỗ trợ kịp thời. Do đó, đối với những người ăn kiêng, việc thiếu hụt calo trong cơ thể kéo dài sẽ gây suy giảm lâu dài chức năng tuyến giáp. Người bệnh nên tránh việc ăn kiêng không khoa học, giảm cân một cách không kiểm soát.

Chế độ ăn chay

Thực hiện một chế độ ăn chay kéo dài có thể làm bạn bị thiếu máu hoặc thiếu sắt. Đồng thời thiếu hụt một số dưỡng chất cần thiết cho chức năng tuyến giáp như selen và kẽm. Những chất dinh dưỡng này chứa nhiều trong thịt đỏ nhưng không được cung cấp bởi một chế độ ăn chay. Do đó, bạn không nên ăn chay trong thời gian dài, nên xen kẽ ăn thịt đỏ mỗi tuần một lần để đảm bảo cho chức năng tuyến giáp được hoạt động tốt nhất.

Nước chứa hóa chất  

Việc cung cấp nước chứa nhiều các halogen như flo, clo, brom sẽ gây cạnh tranh với iod cho sự hấp thụ chất vào trong cơ thể. Từ đó, dẫn đến sự thiếu hụt iod và ngăn chặn chức năng tuyến giáp hoạt động bình thường. Đây là một trong các lý do dẫn đến suy giáp mà nhiều người không để ý. Các nguồn nước sử dụng hiện nay chủ yếu là nước được xử lý bằng chất florua và clo. Mỗi khi bạn tắm vòi hoa sen, làn da của bạn hấp thụ cả các hóa chất này. Hay mỗi khi bạn bơi trong hồ bơi hoặc bể sục, bạn hấp thụ clo hoặc brôm. Do đó, uống nước suối hoặc là nước đã được lọc loại bỏ clo, flo, các hợp chất hydrocarbon khác có thể ức chế hoạt động của tuyến giáp. Vì vậy, nên lựa chọn một loại kem đánh răng không chứa flo cho bạn và cả gia đình.

Vấn đề nội tiết và tuyến giáp

Rối loạn hormon nội tiết tố  

Các rối loạn nội tiết dễ khiến người bệnh rơi vào trạng thái sụt giảm hormon tuyến giáp. Tuổi dậy thì, sẩy thai, phá thai, hoặc mang thai có thể là yếu tố gây suy giảm chức năng tuyến giáp. Trong đó, các triệu chứng của mãn kinh, tiền mãn kinh cũng có thể nhầm lẫn với các triệu chứng của suy giáp. Do đó, phụ nữ cần hết sức chú ý sức khỏe tuyến giáp trong các giai đoạn rối loạn nội tiết trên.

Nồng độ estrogen tăng cao

Tăng estrogen và progesterone khiến hormon tuyến giáp không được sử dụng hữu hiệu trong cơ thể. Một nguyên nhân phổ biến của các bệnh lý tuyến giáp được xác định do nồng độ estrogen tăng cao là do sử dụng thuốc tránh thai. Estrogen tăng cao trong cơ thể cũng có thể được gây ra bởi chức năng gan kém hoặc chất béo dư thừa trong cơ thể gây tăng sản xuất estrogen. Thậm chí nếu bạn có nồng độ estrogen thấp, thì các chất có cấu tạo tương tự estrogen trong cơ thể cũng có thể gây cản trở hoạt động của hormon tuyến giáp.

Bệnh tuyến giáp là rối loạn nội tiết thường gặp ở nữ giới. Để bảo vệ tuyến giáp, mỗi người cần chú ý các vấn đề dinh dưỡng, ăn uống cũng như các giai đoạn thay đổi nội tiết tố nữ. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho việc kiểm soát các rối loạn tuyến giáp cũng như phòng ngừa các rối loạn gây bệnh tuyến giáp, người mắc có thể chủ động sử dụng sản phẩm hỗ trợ nguồn gốc thảo dược như sản phẩm Ích Giáp Vương. Sản phẩm chứa hải tảo, kết hợp cùng các dược liệu khác như: ba chạc, bán biên liên, khổ sâm, neem… giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho tuyến giáp, tăng cường miễn dịch, chống viêm, chống độc và điều hòa hoạt động tim mạch của cơ thể. Đã có nhiều người mắc rối loạn tuyến giáp sử dụng cho hiệu quả rất tốt. Đây cũng là một trong số ít các sản phẩm vinh dự đạt danh hiệu “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn, vì sức khỏe người tiêu dùng” năm 2016, do Hội khoa học và công nghệ lương thực, thực phẩm Việt Nam trao tặng.

*Sản phẩm có tác dụng tùy cơ địa của mỗi người.

Để biết thêm về nguyên nhân gây các bệnh tuyến giáp, mời quý vị theo dõi video dưới đây:

10 dấu hiệu thường gặp của bệnh tuyến giáp