Bướu cổ hay bệnh tuyến giáp thường gặp nhất là bướu cổ đơn thuần, suy giáp và cường giáp. Khi nghi ngờ mình bị bướu cổ hãy tới gặp bác sĩ để tiến hành kiểm tra và chẩn đoán cho chính xác.
Trước tiên hãy trau dồi cho mình những kiến thức dưới đây để biết mình có đang bị bướu cổ hay không nhé!
1. Tìm hiểu về bệnh bướu cổ.
Bướu cổ là tình trạng phình to bất thường của tuyến giáp, nằm ở vị trí phía trước và gần cuối của cổ. Bệnh phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Khi bị bướu cổ, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu vùng cổ hoặc các triệu chứng khác tùy thuộc vào bướu cổ là cường giáp hay suy giáp. Hãy tìm hiểu các thông tin về bệnh bướu cổ để có những hiểu biết nhất định, giúp bạn sớm nhận ra dấu hiệu của bướu cổ.
2. Kiểm tra các triệu chứng của bệnh bướu cổ.
Các triệu chứng chính của bệnh bướu cổ là bướu to vùng cổ, xảy ra khi tuyến giáp gia tăng về kích thước, có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc qua sờ nắn vùng cổ. Nếu bướu cổ phát triển đủ lớn, nó cũng có thể gây ra các triệu chứng sau: sưng hoặc tức ở cổ, khó thở, nuốt khó khăn, ho, thở khò khè, khàn tiếng…
Đừng lo lắng khi phát hiện bướu cổ
3. Xem xét yếu tố nguy cơ gây bướu cổ
Một số yếu tố tăng nguy cơ khởi phát bệnh bướu cổ mà bạn cần lưu ý.
+ Thiếu i-ốt
Thiếu i-ốt làm tăng nguy cơ suy giáp và bướu cổ. Vì i-ốt là nguyên tố vi lượng mà cơ thể không tự sản xuất được, tham gia trực tiếp vào việc điều hòa và tổng hợp hormon tuyến giáp. Do đó, nếu bạn không được cung cấp đủ i-ốt qua thực phẩm thì bạn có nguy cơ cao bị bướu cổ. Những người mà sử dụng ít muối, sống ở các vùng miền núi hoặc nơi có nồng độ i-ốt thấp hơn trong đất và thực phẩm thì cần cảnh giác với bệnh lý này.
+ Tuổi
Thường gặp bệnh bướu cổ ở những người 50 trở lên, cả nam giới và phụ nữ.
+ Bệnh sử bản thân và gia đình
Nếu bạn hoặc trong gia đình bạn có người bị bệnh tuyến giáp, đây là yếu tố liên quan đến sự xuất hiện bệnh bướu cổ. Đặc biệt, nếu bạn từng bị bướu cổ sinh lý giai đoạn mang thai và sau sinh thì bạn có nguy cơ cao khởi phát bướu cổ sau này.
Ngoài ra, nếu bạn hoặc người trong gia đình bị các bệnh lý tự miễn dịch khác cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bướu cổ tự miễn dịch như bệnh Hashimoto hoặc bệnh Basedow.
+ Mang thai hoặc sau sinh
Nguy cơ phát triển bệnh tuyến giáp tự miễn hay viêm tuyến giáp tăng trong khi mang thai hoặc trong một năm đầu tiên sau khi sinh.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể làm khởi phát bệnh tuyến giáp, trên đây chỉ là những yếu tố điển hình. Do đó, khi bạn có yếu tố nguy cơ bị bướu cổ mà lại thấy các dấu hiệu bất thường vùng tuyến giáp và sức khỏe thì hãy nhanh chóng đến các chuyên khoa nội tiết gần nhất để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Để phòng ngừa bướu cổ thì quan trọng nhất là bổ sung đủ lượng i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày. Trong khi hàm lượng i-ốt trong muối ăn hàng ngày không được đảm bảo thì một biện pháp an toàn và hữu hiệu hơn là sử dụng các thực phẩm giàu i-ốt từ tự nhiên, đứng đầu trong số đó là hải tảo (hay còn gọi là rong biển). Đây là một loài thực vật biển chứa hàm lượng i-ốt hữu cơ cũng như các khoáng chất và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động tuyến giáp. Tác dụng của hải tảo đối với tuyến giáp đã được chứng minh và được nhiều chuyên gia y tế thừa nhận. Các bạn có thể tham khảo trong Video dưới đây:
Tác dụng của hải tảo đối với tuyến giáp
Hiện nay, để phục vụ nhu cầu phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bướu cổ, nhà sản xuất đã cho ra đời sản phẩm viên nén Ích Giáp Vương bào chế từ hải tảo kết hợp với các dược liệu quý cho tuyến giáp khác. Những người có nguy cơ bị bướu cổ, tiền sử có bướu cổ hoặc những người đang điều trị các rối loạn tuyến giáp đều có thể sử dụng sản phẩm Ích Giáp Vương, đây là sản phẩm giúp hỗ trợ và nâng cao sức khỏe cho tuyến giáp. Sản phẩm có nguồn gốc thảo dược nên được dùng duy trì mỗi đợt 3-6 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. Năm 2015, Ích Giáp Vương vinh dự nhận giải thưởng “ Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng năm 2015” do Hội Khoa học và Công nghệ lương thực – thực phẩm Việt Nam trao tặng.
Hộp sản phẩm Ích Giáp Vương và cúp giải thưởng
Thanh Hoa