Dù là bộ phận có kích thước rất nhỏ nhưng tuyến giáp lại là nơi sản xuất ra nhiều hormone quan trọng cho cơ thể. Khi các bệnh về tuyến giáp xuất hiện, chúng sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng do sự rối loạn chức năng sản xuất hormone, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về các bệnh của tuyến giáp, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

Vạch mặt các bệnh về tuyến giáp thường gặp

Các bệnh về tuyến giáp như: Viêm tuyến giáp Hashimoto (Suy giáp), Basedow (cường giáp), bướu cổ đơn thuần, ung thư tuyến giáp,... sẽ khởi phát khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường về cấu trúc hay chức năng của tuyến giáp. Cụ thể như:

Viêm tuyến giáp Hashimoto (Suy giáp)

Tình trạng tuyến giáp kém hoạt động dẫn đến không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết cho cơ thể được gọi là suy giáp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giáp, trong đó nguyên nhân chính là do sự suy giảm chức năng của tuyến giáp dẫn đến thiếu hụt hormone T3, T4 - hai hormone có vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất và sự phát triển của cơ thể.

Bên cạnh đó, suy giáp còn có thể do các nguyên nhân khác gây nên như: Thiếu iod, bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto, điều trị cường giáp quá mức. Hay do ảnh hưởng của các phương pháp phẫu thuật tuyến giáp như xạ trị, phẫu thuật một phần hoặc toàn phần,... Trong đó suy giáp do viêm tuyến giáp Hashimoto chiếm tỷ lệ lớn.

Người mắc suy giáp sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, tăng cân, cơ thể kém nhanh nhẹn, suy giảm trí nhớ và khả năng tư duy,...

Suy-giap-thuong-xay-ra-o-phu-nu-sau-30-tuoi.webp

Suy giáp thường xảy ra ở phụ nữ sau 30 tuổi

Bệnh Basedow (Cường giáp)

Trái lại với suy giáp trong viêm tuyến giáp Hashimoto, cường giáp trong bệnh lý Basedow là hiện tượng tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến tình trạng sản xuất nhiều hormone giáp hơn nhu cầu bình thường của cơ thể, từ đó làm tăng nồng độ hormone giáp trong máu.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cường giáp chính là bệnh Basedow (hay còn gọi là bệnh Graves). Ở bệnh Basedow, nữ giới trong độ tuổi từ 20-50 thường là đối tượng có tỷ lệ mắc cao. Khả năng mắc bệnh này ở nam giới thấp hơn nữ giới từ 7-8 lần.

Ngoài ra, tình trạng các nhân tuyến giáp hoạt động quá mức, viêm tuyến giáp, tăng tiêu thụ iod hay sử dụng quá nhiều thuốc hormone tuyến giáp cũng là nguyên nhân góp phần gây nên cường giáp.

Sự gia tăng bất thường của hormone tuyến giáp sẽ làm cho mọi chức năng của cơ thể đều có xu hướng tăng lên. Vì vậy, người bệnh cường giáp sẽ có cảm giác sợ nóng, da nóng, toát mồ hôi và sốt nhẹ khoảng 37,5-38℃. Bị đánh trống ngực, khi xúc động hoặc làm việc quá sức thường có biểu hiện hồi hộp, khó thở. Dễ rơi vào trạng thái bồn chồn, lo lắng, khó ngủ, dễ cáu gắt. Thường sụt cân nhanh mặc dù chế độ ăn không thay đổi.

Ngoài ra, ở người mắc bệnh Basedow còn có thêm các biểu hiện ở mắt như: Nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt thường xuyên hoặc khô mắt quá mức, cảm giác mắt bị kích thích gây khó chịu,…

Bướu cổ đơn thuần

Bướu cổ đơn thuần được hiểu là tình trạng phì đại tuyến giáp thường gặp nhất. Chiếm tới 80% trong số các loại bệnh bướu cổ hiện nay. Bệnh không liên quan đến tình trạng suy giáp hoặc cường giáp và ung thư.

Sự thiếu hụt iod trong cơ thể là nguyên nhân chính gây ra tình trạng bướu cổ đơn thuần. Khi thiếu iod, tuyến giáp sẽ phải hoạt động hết công suất để tạo ra đủ lượng hormone cần thiết nhằm duy trì mọi hoạt động chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Điều này vô hình chung sẽ khiến kích thước của tuyến giáp tăng lên.

Ngoài ra, sự rối loạn nội tiết tố nữ trong các giai đoạn dậy thì, mang thai, sau khi sinh nở hay việc sử dụng thuốc kháng giáp trong thời gian dài,... cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Các triệu chứng thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu của bệnh bởi khi đó, bướu cổ đơn thuần hầu như không gây nhiều ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy nhiên khi bướu giáp đã to ra, cơ thể sẽ có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại như khó thở, cảm giác thắt nghẹn ở cổ họng gây khó nuốt, khàn tiếng thậm chí mất giọng. Hơn thế nữa, trong một số trường hợp người bệnh còn có thể bị phù ở mặt, cổ, hai cánh tay, tĩnh mạch cổ sưng to.

Khi-buou-co-to-ra-se-keo-theo-nhieu-bien-chung-nghiem-trong.webp

Khi bướu cổ to ra sẽ kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng

Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là một trong các bệnh về tuyến giáp nguy hiểm và đang ngày càng có xu hướng gia tăng. Nhưng may mắn thay, ung thư tuyến giáp lại được cho là bệnh có khả năng chữa khỏi cao nhất trong các loại ung thư nếu được phát hiện sớm, với tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%.

Cho đến hiện tại, nguyên nhân gây ra ung thư tuyến giáp vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến các yếu tố là nguy cơ dẫn đến tình trạng này. Cụ thể:

  • Rối loạn hệ miễn dịch: Được xem là yếu tố nguy cơ đầu tiên bởi khi sự mất cân bằng miễn dịch xảy ra, khả năng sản xuất kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn sẽ bị suy giảm. Tạo cơ hội cho chúng tấn công vào các bộ phận bên trong cơ thể, trong đó có tuyến giáp. Từ đó gây ung thư tuyến giáp.
  • Do di truyền: Thực tế cho thấy, có đến 70% số người bị ung thư tuyến giáp có yếu tố di truyền gây bệnh.
  • Nhiễm xạ: Cơ thể bị nhiễm phóng xạ sẽ ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, gây ung thư tuyến giáp.
  • Tuổi tác, giới tính: Ung thư tuyến giáp thường gặp ở mọi độ tuổi nhưng từ 10–20 và từ 40–60 chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Bên cạnh đó, nữ giới sẽ có khả năng mắc ung thư tuyến giáp cao gấp khoảng 2-3 lần so với nam giới.
  • Các yếu tố nguy cơ khác: Việc cơ thể thiếu iod hoặc sử dụng quá nhiều các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,... hay tình trạng thừa cân, béo phì,... cũng là những nguyên nhân khiến sức khỏe suy giảm, từ đó tạo nguy cơ cao cho ung thư tuyến giáp xảy ra.

>>>Xem thêm: Bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không, có gây ung thư không?

Các bệnh về tuyến giáp có nguy hiểm không?

Các hormone được sinh ra từ tuyến giáp có mặt trong rất nhiều quá trình chuyển hóa của cơ thể. Chính vì thế, sự rối loạn chức năng tuyến giáp sẽ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe như tổn thương hệ thần kinh ngoại biên, giảm thị lực, ảnh hưởng tới nhiều bệnh lý về tim mạch,... sức khỏe tinh thần của người bệnh cũng theo đó giảm sút.

Bên cạnh đó, các bệnh về tuyến giáp thường diễn biến âm thầm, các triệu chứng cũng khó phân biệt nên số trường hợp phát hiện ra bệnh muộn là không hề ít. Lúc này, không những việc điều trị bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn mà những biến chứng nguy hiểm cũng đang rình rập.

Đặc biệt đối với ung thư tuyến giáp là tình trạng cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để có khả năng chữa khỏi cao nhất. Nếu được phát hiện muộn khi tế bào ung thư đã di căn, thì tỷ lệ điều trị thành công là rất thấp và nhiều khả năng sẽ dẫn đến tử vong.

Đối với phụ nữ mang thai, nếu mắc bệnh về tuyến giáp sẽ gây ra nhiều nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt là trong những tháng đầu của thai kỳ, sự rối loạn hormone tuyến giáp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành và phát triển các cơ quan trong cơ thể thai nhi, gây dị tật bẩm sinh.

Phu-nu-mang-thai-can-than-trong-voi-cac-benh-ve-tuyen-giap.webp

Phụ nữ mang thai cần thận trọng với các bệnh về tuyến giáp

Những ai là đối tượng bị ảnh hưởng bởi các bệnh về tuyến giáp?

Các bệnh về tuyến giáp sẽ có thể xảy ra với bất kỳ ai, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới thường cao hơn so với nam giới khoảng 7-8 lần. Các bệnh về tuyến giáp có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh (thường là bệnh suy giáp) và sẽ phát triển ở độ tuổi trung niên trở đi (thường sau thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ).

Nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp sẽ cao hơn nếu người bệnh có thêm những yếu tố sau:

  • Người trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh về tuyến giáp, bởi di truyền là yếu tố quan trọng gây bệnh.
  • Có thêm các tình trạng bệnh lý khác như thiếu máu ác tính, đái tháo đường type 1, suy tuyến thượng thận nguyên phát, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjögren và hội chứng Turner.
  • Dùng thuốc có chứa nhiều iod.
  • Đã từng điều trị các bệnh về tuyến giáp hoặc ung thư như phẫu thuật hoặc xạ trị.

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị các bệnh về tuyến giáp

Thông thường, các triệu chứng của bệnh lý tuyến giáp không xuất hiện rõ ràng nên dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, đa số người bệnh sẽ khó phát hiện để có các biện pháp điều trị kịp thời. Tuy nhiên, hiện nay đã có những xét nghiệm giúp bạn xác định chính xác các bệnh về tuyến giáp.

Các xét nghiệm chẩn đoán

Các xét nghiệm sau đây có thể giúp bạn tìm ra chính xác các vấn đề về tuyến giáp:

  • Xét nghiệm máu: Đây là một trong những phương pháp tối ưu nhất để chẩn đoán các bệnh về tuyến giáp. Thông qua việc xác định lượng hormone tuyến giáp, người bệnh có thể biết được liệu rằng tuyến giáp của mình có đang hoạt động bình thường hay không. Từ đó cùng với bác sĩ đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp.
  • Siêu âm tuyến giáp: Giúp phát hiện bệnh thông qua việc quan sát hình ảnh của tuyến giáp. Bác sĩ sẽ dựa trên các dữ liệu về kích thước, hình dạng và sự phát triển của các cục bướu nhỏ (nếu có) để đưa ra chẩn đoán về tình trạng của người bệnh.
  • Xạ hình tuyến giáp: Trong phương pháp này, người bệnh sẽ được uống một lượng nhỏ đồng vị Iod phóng xạ. Thông qua một camera đặc biệt, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán nhờ nhận biết được những vùng tuyến giáp nào hấp thụ đồng vị phóng xạ Iod này.

Xa-hinh-tuyen-giap-o-nguoi-binh-thuong-(hinh-A)-va-nguoi-bi-cuong-giap-(hinh-B).webp

Xạ hình tuyến giáp ở người bình thường (hình A) và người bị cường giáp (hình B)

Cách điều trị các bệnh về tuyến giáp

Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ của bệnh mà sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị đều dựa trên một mục tiêu duy nhất là đưa mức hormone tuyến giáp của người bệnh trở về mức bình thường. Có hai phương pháp chính trong điều trị các bệnh về tuyến giáp là:

  • Điều trị bằng thuốc: Người bệnh suy giáp sẽ có thể sử dụng liệu pháp hormone thay thế để bổ sung lượng hormone bị thiếu hụt. Người mắc bệnh cường giáp sẽ được điều trị bằng các thuốc đặc hiệu có tác dụng kìm hãm quá trình sản xuất hormone tuyến giáp. Trong quá trình điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ theo dõi các biến chứng sức khỏe xuất hiện ở người bệnh để có những chỉ định bổ sung thuốc phù hợp.
  • Phẫu thuật tuyến giáp: Phương pháp này thường sẽ được chỉ định cho người mắc ung thư tuyến giáp, hạt giáp lớn, bướu ở tuyến giáp. Nếu người bệnh phải cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp, họ cần phải sử dụng liệu pháp hormone hàng ngày trong suốt cuộc đời bởi cơ thể đã không còn cơ quan đảm nhiệm vai trò sản xuất hormone.
  • Iod phóng xạ: Iod phóng xạ có tác dụng thu nhỏ kích thước khối bướu bằng cách phá hủy một phần tuyến giáp. Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp bướu cổ cường giáp, ung thư tuyến giáp,...

Ngoài các phương pháp điều trị kể trên, bạn cũng có thể thực hiện những lưu ý sau đây để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về tuyến giáp.

Thực hiện một lối sống khoa học và lành mạnh

Một cơ thể sống theo đúng nhịp sinh học, kiểm soát được cân nặng, sức khỏe tinh thần luôn được đảm bảo tốt,... sẽ có sức đề kháng tốt hơn và giảm thiểu được tối đa các yếu tố nguy cơ gây bệnh nói chung và các bệnh về tuyến giáp nói riêng.

Chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp với tình trạng bệnh

Bên cạnh các phương pháp điều trị chính, việc thay đổi chế độ ăn phù hợp với tình trạng bệnh sẽ giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả. Người bị bệnh tuyến giáp nên ăn các nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Vì đây là nguồn giàu vitamin và khoáng chất giúp cải thiện bệnh tuyến giáp an toàn, hiệu quả,

Bổ sung thêm các thảo dược hỗ trợ và khoáng chất tự nhiên

Các bài thuốc có nguồn gốc từ các thảo dược thiên nhiên luôn được biết đến với độ an toàn và lành tính cao, đồng thời đem lại hiệu quả tốt cho người sử dụng. Trong đó bài thuốc có sự kết hợp hài hòa giữa chiết xuất hải tảo, cao khổ sâm nam, cao ba chạc, cao bán biên liên, ca lá neem,... đang được nhiều người ưa dùng. Theo nghiên cứu, vào năm 2012, tại Trung Quốc, hải tảo có tác dụng tiêu u, giảm bướu, chống oxy hóa hiệu quả. Các hoạt chất sinh học có trong hải tảo như: Meroterpenoids, phlorotanins và fucoidan,... giúp hạ huyết áp, giảm triệu chứng tăng huyết áp ở người bị bướu cổ cường giáp và thậm chí tiêu diệt những gốc tự do có thể gây ung thư tuyến giáp.

Ngoài các thảo dược, việc bổ sung thêm các khoáng chất như magnesi, kali iodid,... sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch, kháng viêm, chống oxy hóa, ngăn ngừa sự hình thành các khối u hiệu quả.

Thấy được tác dụng tuyệt vời của các vị thảo dược trong điều trị bệnh tuyến giáp các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm Ích Giáp Vương. Thực phẩm bảo vệ Ích Giáp Vương có thành phần chính là chiết xuất hải tảo kết hợp với cao khổ sâm nam, cao bán biên liên, cao ba chạc,... giúp cải thiện triệu chứng của bệnh tuyến giáp và hỗ trợ giảm kích thước của khối bướu cổ. Sản phẩm đã được nhiều người dùng và chuyên gia đánh giá cao về tác dụng cải thiện các bệnh lý tuyến giáp.

Ich-Giap-Vuong-duoc-danh-gia-cao-ve-hieu-qua-phong-ngua-bien-chung-benh-tuyen-giap.webp

Ích Giáp Vương được đánh giá cao về hiệu quả phòng ngừa biến chứng bệnh tuyến giáp

nut-dat-mua-ich-giap-vuong.png

Thông tin hữu ích

Kể từ khi ra đời, sản phẩm Ích Giáp Vương đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá do các tổ chức uy tín trao tặng như: Thương hiệu gia đình tin dùng; Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em; Thương hiệu vàng chất lượng quốc tế;… Mới đây, khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam cho thấy: Có đến 97% người dùng cảm thấy hài lòng và rất hài lòng về chất lượng sản phẩm Ích Giáp Vương.

Danh-gia-cua-nguoi-dung-ve-chat-luong-san-pham Ich-Giap-Vuong.webp

Đánh giá của người dùng về chất lượng sản phẩm Ích Giáp Vương

Cảm nhận của người dùng

Ông Vũ Ngọc (SĐT: 0377811787) đã cải thiện các triệu chứng của bệnh tuyến giáp hiệu quả nhờ sản phẩm Ích Giáp Vương. Mời các bạn cùng xem chi tiết chia sẻ của ông TẠI ĐÂY.

Các bệnh về tuyến giáp gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của cơ thể, tuy nhiên các triệu chứng của chúng lại rất dễ nhầm lẫn, khó phân biệt với các bệnh lý khác. Chính vì vậy, khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ là các bệnh về tuyến giáp, bạn hãy đừng ngần ngại đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ những thông tin của các bệnh về tuyến giáp và cách đối phó, phòng ngừa hiệu quả cho bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến các bệnh về tuyến giáp, bạn đọc hãy để lại số điện thoại ở phần bình luận phía dưới để được tư vấn và hỗ trợ thêm. Chúc bạn luôn vui khỏe!

Link tham khảo nước ngoài

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8541-thyroid-disease

https://www.webmd.com/women/guide/understanding-thyroid-problems-basics

https://www.healthline.com/health/common-thyroid-disorders#goiter