Bệnh tuyến giáp có lây không là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp hiện nay khá cao. Mức độ ảnh hưởng của bệnh cũng khá nghiêm trọng. Để trả lời cho vấn đề này, bài viết sẽ phân tích cho các bạn về các bệnh tuyến giáp hay gặp và nguyên nhân gây ra các rối loạn này. (306)

Bệnh tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp thuộc hệ nội tiết, có vai trò quan trọng trong điều chỉnh nhiều quá trình trao đổi chất của cơ thể. Hoạt động của tuyến được điều khiển bởi tuyến yên và vùng dưới đồi. Khi nồng độ hormone tuyến giáp thấp, vùng dưới đồi trong não sẽ tiết ra hormone TRH (thyrotropin releasing hormone). TRH sẽ kích hoạt tuyến yên (nằm ở đáy não) tiết ra hormone kích thích tuyến giáp TSH (thyroid stimulating hormone). Cuối cùng, TSH sẽ kích thích tuyến giáp sản xuất hormone. Do đó, khi vùng dưới đồi hoặc tuyến yên bị rối loạn cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp.

 Bệnh tuyến giáp có thể là rối loạn chức năng hoặc thực thể

Bệnh tuyến giáp có thể là rối loạn chức năng hoặc thực thể

Bệnh tuyến giáp là rối loạn về thực thể hoặc chức năng của tuyến giáp.

Các bệnh tuyến giáp hay gặp bao gồm: Cường giáp, suy giáp, bướu cổ, u tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, viêm tuyến giáp.

Cường giáp là tình trạng sản xuất quá mức hormone của tuyến giáp, gây ra các triệu chứng như run tay, căng thẳng, lo lắng, tim đập nhanh, thân nhiệt cao, tăng tiết mồ hôi…

Suy giáp là kết quả của tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Các biểu hiện của suy giáp có thể là mệt mỏi, táo bón, da khô, thân nhiệt thấp, chịu lạnh kém, trầm cảm, đau cơ khớp, rong kinh…

Bướu cổ là sự mở rộng, phì đại của tuyến giáp do bất kỳ nguyên nhân nào, không phải một bệnh cụ thể. Bướu cổ có thể liên quan đến cường giáp, suy giáp hoặc chức năng tuyến giáp vẫn bình thường.

Viêm tuyến giáp là tình trạng viêm xảy ra ở các mô, tế bào tuyến giáp. Có nhiều loại viêm tuyến giáp, trong đó bệnh Hashimoto phổ biến nhất. Bệnh cuối cùng thường dẫn đến suy giáp.

>>>Xem thêm: Các dấu hiệu nhận biết bệnh tuyến giáp mà bạn không thể bỏ qua!

Bệnh tuyến giáp có lây không?

Để trả lời được câu hỏi bệnh tuyến giáp có lây không, các bạn cần hiểu về nguyên nhân gây ra các vấn đề này. Nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp sẽ tùy thuộc vào từng loại rối loạn cụ thể như suy giáp, cường giáp.

Chúng ta cùng điểm danh các nguyên nhân gây cường giáp:

- Bệnh Basedow (còn gọi là bệnh Graves, bệnh Parry): Đây được coi là nguyên nhân số 1 của cường giáp. Bệnh Basedow là một rối loạn tự miễn, trong đó cơ thể sản sinh ra kháng thể khiến tuyến giáp bị rối loạn, tăng cường sản xuất hormone dẫn đến cường giáp.

- U tuyến yên: Như bên trên đã đề cập, các rối loạn của tuyến yên có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp. Trong bệnh u tuyến yên, hormone TSH được tiết ra liên tục, có thể dẫn đến bệnh cường giáp.

- Viêm tuyến giáp cấp tính: Bệnh lý này sẽ gây ra hiện tượng rò rỉ các hormone, dẫn đến dư thừa và gây cường giáp tạm thời.

- U độc, ung thư tuyến giáp: Các nhân giáp trong bệnh u độc hay ung thư tuyến giáp cũng có thể sản xuất hormone và dẫn đến cường giáp.

Các nguyên nhân gây suy giáp lại trái ngược với cường giáp. Một số nguyên nhân có thể là:

- Tuyến giáp bị cắt bỏ: Những người mắc cường giáp, bướu cổ hoặc ung thư tuyến giáp mà có chỉ định phải phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp thường bị suy giáp sau đó.

- Viêm tuyến giáp Hashimoto: Đây là một rối loạn tự miễn dịch trong đó cơ thể sản sinh ra các kháng thể tấn công các mô tuyến giáp cuối cùng sẽ dẫn đến suy giáp.

- Lithium: Các thuốc có chứa nguyên tố lithium (thuốc chống loạn thần) có thể gây suy giáp

 Rối loạn tự miễn là nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp hay gặp

Rối loạn tự miễn là nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp hay gặp

Bệnh lý tuyến giáp hay gặp khác là bướu cổ đơn thuần, nguyên nhân hay gặp nhất là do chế độ ăn uống bị thiếu iod. Bệnh lý này thường quan sát được ở những người sống ở miền núi, vùng sâu vùng sa, xa biển, điều kiện kinh tế khó khăn.

Ung thư tuyến giáp ngày càng phổ biến hiện nay. Nguyên nhân của bệnh lý này thường liên quan đến việc xạ trị vùng đầu, cổ ngực hoặc có tiếp xúc với phóng xạ trước đó.

Bên cạnh các nguyên nhân trên, một số yếu tố nguy cơ có thể góp phần vào việc quyết định một người có khả năng mắc bệnh tuyến giáp thấp hay cao như:

- Trong gia đình có người thân từng mắc bệnh tuyến giáp

- Là nữ giới, trên 60 tuổi

- Mắc các bệnh tự miễn dịch

- Từng xạ trị vùng đầu, cổ, ngực

- Phụ nữ mang thai

Như vậy, các nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp không liên quan đến vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hay nấm. Vì vậy bệnh tuyến giáp không lây nhiễm từ người bệnh sang người lành. Do đó, chúng ta không nên xa lánh hay kỳ thị người bệnh. Khi chăm sóc cho người nhà bị bệnh tuyến giáp, chúng ta hoàn toàn yên tâm không sợ lây bệnh.

 Bệnh tuyến giáp không lây

Bệnh tuyến giáp không lây

>>>Xem thêm: Phương pháp chẩn đoán và cách chữa bệnh tuyến giáp

Sản phẩm thảo dược giúp kiểm soát bệnh tuyến giáp an toàn, hiệu quả

Bài viết đã trả lời cho các bạn độc giả về vấn đề bệnh tuyến giáp có lây không. Câu trả lời là không. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường về tuyến giáp, hãy đi thăm khám để được phát hiện và điều trị kịp thời nhé.

Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh tuyến giáp, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương.

Sản phẩm này có thành phần chính là hải tảo, một loại rong biển giúp bổ sung iod thiếu hụt cho người mắc bướu cổ đơn thuần. Hơn nữa, hải tảo còn có tác dụng làm mềm bướu, nhân giáp vì thế có thể thu nhỏ khối bướu cổ. Ích Giáp Vương còn có chứa các thành phần khác như khổ sâm, ba chạc, bán biên liên, KI, MgCl2 có tác dụng chống viêm, bảo vệ tuyến giáp khỏi các tác nhân có hại và giảm nhẹ các triệu chứng của suy giáp cũng như cường giáp như điều chỉnh nhịp tim, điều chỉnh thân nhiệt, giảm mệt mỏi... Với các thành phần từ thiên nhiên, không có tác dụng phụ nên sản phẩm này rất an toàn cho người sử dụng.

 Cơ chế tác động của Ích Giáp Vương với bệnh tuyến giáp

Cơ chế tác động của Ích Giáp Vương với bệnh tuyến giáp

Cảm nhận khách hàng

Điển hình là trường hợp của bà Dương Thị Hiệu (SĐT: 0915522412) đã kiểm soát hiệu quả bướu cổ bằng sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương. Hãy cùng xem chi tiết chia sẻ của bà Hiệu TẠI ĐÂY.

Mời độc giả xem thêm kinh nghiệm kiểm soát rối loạn tuyến giáp của những người khác Tại Đây!

Tư vấn của chuyên gia

Lắng nghe PGS. TS Trần Đình Ngạn phân tích về vấn đề bệnh bướu cổ có lây không?

Xem thêm chuyên gia phân tích về các triệu chứng bệnh tuyến giáp

Qua thông tin mà bài viết chia sẻ, các bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc bệnh tuyến giáp có lây không. Bệnh tuyến giáp không lây, vì thế các bạn có thể an tâm khi người thân hay bạn bè của mình bị mắc nhé. Đặc biệt, giải pháp từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương sẽ giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh tuyến giáp.

Để được tư vấn về bệnh tuyến giáp và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER).

Tú Anh