Tuyến giáp tiết hormon đóng vai trò điều hòa sự phát triển của các cơ quan, thúc đẩy sự trưởng thành, hoạt động của mọi tế bào. Suy giúp hay cường giáp lúc mang thai đều không có lợi cho bà mẹ và thai nhi. Do vậy, cần tránh mang thai khi đang bị bệnh. Tuy nhiên, nếu có thai thfi vẫn có thể dùng thuốc nhằm bảo vệ thai.
Suy giáp
Biểu hiện
Rất mơ hồ, không đặc trưng, dễ nhầm với suy nhược cơ thể: mệt mỏi, buồn ngủ, trí nhớ giảm sút, táo bón, nhức mỏi cơ bắp, khan tiếng, phù nhẹ mặt và mắt, da khô, bủng (có thể chảy máu bất thường ở âm đạo). Sau vài tháng, mọi hoạt động tinh thần, thể lực trì trệ hẳn, ăn không ngon, tóc khô, rụng nhiều (có thể bị hôn mê đột ngột).
Nguyên nhân
Viêm tuyến giáp tự miễn (còn gọi là bệnh Hashimoto). Bệnh có thể có từ trước lúc mang thai nhưng do phát triển dần dần nên người bệnh không biết. Đây là nguyên nhân phổ biến.
Ở trong vùng thiếu iod, sản phụ trước đó vốn đã bị bệnh bướu cổ đơn thuần hoặc khi có thai mới bị bướu cổ. Trường hợp này thường gặp ở miền núi.
Trước đó bị cường giáp nên đã phẫu thuật cắt bỏ hay điều trị bằng iod phóng xạ, điều trị bằng thuốc kháng giáp tổng hợp (liều cao). Tất cả các cách điều trị này có thể dẫn tới suy giáp.
Lần có thai trước đã bị suy giáp. Khi có thai lần sau vẫn bị suy giáp hay suy giáp nặng thêm.
Nguy cơ cho mẹ và con
Với thai nhi: tuyến giáp thai nhi chỉ được hình thành, bắt đầu hoạt động ở tuần thứ 10 - 12 của thai kỳ. Có nghĩa là trong thời kỳ này, thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào hormone tuyến giáp của mẹ. Ngoài ra, thai nhi phụ thuộc vào lượng iod do người mẹ cung cấp để tổng hợp hormone tuyến giáp. Nếu mẹ bị suy giáp thì con cũng bị suy giáp theo. Hormone tuyến giáp có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phân chia, phát triển của các tế bào, các tổ chức, cơ quan… cũng như sự phát triển của não bộ. Những trẻ bị suy giáp bẩm sinh như vậy sẽ có những bất thường về thể lực, trí tuệ (chậm lớn, kém hoạt động, đần độn).
Với bà mẹ: nếu không được điều trị thì suy giáp có thể dẫn đến các biến chứng như: thiếu máu, đau yếu cơ, suy tim, chậm chạp, táo bón. Trường hợp nhẹ có thể sinh nở bình thường, nặng sẽ có các bất thường như: ra máu nhiều, trẻ sinh nhẹ cân hoặc có thể bị tiền sản giật, bất thường ở bánh nhau.
Cách dùng thuốc
Trước khi có thai, hoặc trong thai kỳ cần kiểm tra chức năng tuyến giáp, nếu có dấu hiệu suy giáp thì cần điều trị cho tuyến giáp trở về trạng thái bình thường (bình giáp). Bình giáp bằng cách bổ sung hormone tuyến giáp tổng hợp (như levothyroxin). Cứ mỗi 6 - 8 tuần phải kiểm tra chức năng tuyến giáp một lần (bằng cách xét nghiệm nồng độ chất FT4 và TSH). Nếu có thay đổi liều thuốc thì sau 4 tuần phải kiểm tra lại chức năng tuyến giáp. Sau khi kiểm tra cần điều chỉnh thuốc để nồng độ FT4 và TSH trở lại mức cân bằng. Ngay sau khi sinh, sản phụ nên quay lại liều dùng thuốc như trước khi có thai.
Nếu bà mẹ khi mang thai bị suy giáp mà không điều trị thì trẻ sinh ra có thể bị suy giáp. Cần điều trị sớm bằng cách bổ sung hormone tuyến giáp tổng hợp ngay sau khi sinh. Cách điều trị này thường cho hiệu quả khá: tuyến giáp hồi phục trở lại, trẻ lớn lên bình thường về thể chất và tinh thần.
Cường giáp
Bệnh cường giáp (Basedow) là do tuyến giáp trạng hoạt động mạnh, tiết ra nhiều hormone thyroxin. Lúc này tuyến giáp to lên nên cổ có bướu gọi là bướu cổ. Nhưng bướu cổ này khác bướu cổ đơn thuần do thiếu iod. Trong bướu cổ đơn thuần do thiếu iod, tuyến giáp to ra nhưng lại chứa toàn chất keo, rất ít hormone thyroxin.
Tránh mang thai lúc cường giáp
Khi bị cường giáp thì nồng độ hormone thyroxin trong máu mẹ rất cao. Thyroxin gây ra các triệu chứng điển hình như: tay run, nhịp tim nhanh, mạch nhanh, mắt lồi, nặng hơn nữa là suy tim. Thyroxin đi vào máu thai, tạo ra nồng độ cao trong máu thai, dẫn đến tăng nhịp tim thai, thai nhỏ hơn so với tuổi, có thể sảy thai, sinh non, thai chết lưu. Ngoài ra, cũng có thể gây dị tật, dị dạng thai.
Khi có thai mà bị cường giáp nặng phải dùng các loại kháng giáp tổng hợp. Các loại kháng giáp tổng hợp này đều đi vào thai, gây hại thai. Một trong các tác hại này là gây suy giáp cho thai. Hầu hết các thuốc kháng giáp tổng hợp như: methylthiouracil (MTU), methimazol, carbimazol, thyrozol, propylthiouracil (PTU) đều có tính độc nguy hiểm này. Riêng PTU ít qua nhau thai hơn nên mức độ độc thấp hơn.
Khi có thai mà bệnh tiến triển nặng thì có nguy cơ bị các cơn cường giáp cấp (gọi là bão giáp), gây tử vong mẹ với tỷ lệ khá cao. Trong 3 tháng cuối thai kỳ cơn cường giáp có thể giảm xuống nhưng sau khi sinh lại tăng lên, gây trở ngại cho việc nuôi con.
Do vậy, thầy thuốc khuyên phụ nữ bị bệnh cường giáp (Basedow) không nên có thai, nhất là khi bệnh đang tiến triển, hãy chữa khỏi bệnh rồi mới có thai.
Dùng thuốc trị cường giáp khi mang thai
Khi bị cường giáp mà lỡ có thai thì không nhất thiết phải bỏ thai. Lúc này việc dùng thuốc ở người có thai cần tuân theo chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên khoa.
Nếu chỉ bị cường giáp nhẹ (các triệu chứng không rõ, chính người bệnh cũng khó nhận thấy, xét nghiệm thấy nồng độ thyroxin máu không quá cao) thì chỉ cần theo dõi chặt chẽ mà không cần dùng thuốc.
Trường hợp bị bệnh nặng hơn thì phải điều trị, nếu dùng thuốc không đúng loại, không đúng liều thì thuốc thấm qua máu thai, làm cho thai bị suy giáp. Thuốc dùng đúng là PTU (ít qua nhau thai) và chỉ dùng với liều thấp nhất có hiệu lực. Việc điều trị này nhất thiết phải có thầy thuốc chuyên khoa theo dõi. Nếu điều trị nội khoa không được, thì có thể mổ bướu giáp. Cách này ít được áp dụng vì việc mổ liên quan đến gây mê, không có lợi cho thai. Cũng không chữa bằng iod phóng xạ, vì iod phóng xạ có thể vào thai, phá hủy tuyến giáp của thai gây suy giáp cho trẻ vĩnh viễn.
Trường hợp bất đắc dĩ cần phải bỏ thai thì cũng phải điều trị cường giáp cho đến khi bệnh tạm ổn mới bỏ thai. Nếu bỏ thai đột ngột, có thể bị cơn cường giáp cấp (bão giáp), dễ nguy hiểm tính mạng.
Khi cường giáp có thể dùng thuốc chẹn beta làm giảm hội chứng run tay, đánh trống ngực. Tuy nhiên, chỉ dùng thuốc phụ trợ này khi thật cần thiết và ở mức hạn chế, vì thuốc này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai (trẻ sinh ra bị nhẹ cân).
Người bị bướu giáp mà lỡ có thai, nếu biết điều trị tốt thì đa phần con sinh ra vẫn bình thường. Sau khi sinh, bệnh cường giáp thường trở nặng. Lúc đó điều trị cường giáp như với người không có thai (bằng thuốc kháng giáp thông thường).
Ngoài bệnh cường giáp (Basedow) nói trên, cũng có khi có các nguyên nhân gây cường giáp khác khi có thai (như với người có bướu nhân độc tuyến giáp, người có nồng độ hCG cao). Những trường hợp này hiếm gặp hơn, chỉ thoáng qua không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng cho bà mẹ, thai nhi.
Để được tư vấn về các bệnh lý tuyến giáp, vui lòng liên hệ tổng đài: 0902207582 (ZALO/VIBER)
Chúc chị sức khỏe!
Cho cháu hỏi là cháu đtri cường giáp dc hai năm và đang uống giảm liều 1/4 thyrozol dc 6 tháng r ạ . Cháu phát hiện có thai cách đây mấy ngày và cháu vẫn tiếp tục uống thuốc có ảnh hưởng gì k ạ
Mong phản hồi của bs
Để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ tư vấn trực tiếp, bạn có thể liên hệ hotline 18006103 (miễn cước cuộc gọi) hoặc kết bạn Zalo số 0902207582 để được cung cấp thêm các thông tin hữu ích nhất! Chúc bạn nhiều sức khỏe.
Chúc bạn sức khỏe!
Trong trường hợp này, vợ bạn đang điều trị và phát hiện có thai, vì vậy cần đi tái khám để bác sỹ hiệu chỉnh lại liều hấp nhất dành cho phụ nữ có thai nhé. Vợ bạn hoàn toàn nên kết hợp Ích Giáp Vương, một sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược với thành phần chính là hải tảo kết hợp với khổ sâm, bán biên liên, ba chạc, cao neem có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch, điều hòa chức năng tuyến giáp, từ đó đảm bảo hoạt động bình thường của tuyến giáp. Ngoài ra, Ích Giáp Vương còn hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh tuyến giáp như làm mềm và thu nhỏ kích thước bướu cổ, ổn định tim mạch, điều hòa khí huyết, huyết áp, cholesterol máu, tăng cường sức khỏe, chống mệt mỏi...
Để được tư vấn chi tiết hoặc muốn tìm hiểu thêm thông tin, bạn vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn MIỄN CƯỚC 18006103, kết bạn zalo số 0902207582 hoặc truy cập website ichgiapvuong.vn nhé! Thân ái!
Chúc bạn sức khỏe!
Điều trị bệnh Bướu cổ tùy thuộc vào kích thước của các bệnh, dấu hiệu và triệu chứng, nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh. Các phương pháp điều trị bệnh bao gồm:
Phẫu thuật
Nghi ngờ trong chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, tế bào học)
Nhân ác tính
Kích thước lớn hơn 40mm
Nội khoa: Theo dõi thông qua việc sử dụng thuốc liên tục 6 tháng đến 1 năm
Hiện tại vẫn có thuốc điều trị nội khoa cho bệnh nhân tuyến giáp đang mang thai. Tuy nhiên cần có sự theo dõi trực tiếp từ các bác sĩ điều trị. Nên hiện tại,bạn cũng mới phát hiện mình có bầu,vậy bạn nên tái khám để các bác sĩ có thể có phương án thay đổi kịp thời,an toàn dựa trên các kết quả khám cận lân sàng bạn nhé.
Để được tư vấn nhanh,bạn có thể liên hệ trực tiếp hotline 18006103 (Miễn Phí Cước Gọi) bạn nhé. Thân ái.
Các biểu hiện hay gặp của bệnh là bướu cổ kèm triệu chứng tăng chuyển hóa: ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhanh (trong một thời gian ngắn, người bệnh có thể sụt đến hơn 10kg), nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi nhiều, trong người luôn có cảm giác nóng nảy, bực tức, khó ngủ, rối loạn kinh nguyệt, giảm đam mê tình dục… Xét nghiệm máu có thể thấy các rối loạn về hormone tuyến giáp như giảm TSH, tăng T3, T4.
Phụ nữ có thai bị mắc bệnh tuyến giáp phải sử dụng thuốc điều trị bệnh, tuy nhiên các thuốc điều trị thường gây ảnh hưởng lên thai nhi, nên việc lựa chọn thuốc cho các sản phụ phải theo sự chỉ định và theo dõi khắt khe của bác sỹ điều trị. Cần được hỗ trợ tư vấn nhanh có thể liên hệ hotline/zalo 0917212364/ 0917211556. Chúc bạn sức khỏe!
Cơ địa của phụ nữ mang thai rất nhạy cảm. Vì vậy để đảm bảo tính nhân văn, an toàn trừ khi có sự chỉ định của bác sỹ sản phụ khoa đồng ý thì không nên sử dụng cho phụ nữ có thai. Bệnh của bạn đã ổn định, bạn có thể dừng thuốc trong lúc mang thai để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Cần được tư vấn nhanh bạn có thể liên hệ hotline/zalo 0917212364/ 0917211556. Chúc bạn sức khỏe!
Cháu cảm ơn!
E mới mang thai 6 tuần, trước khi mang thai e đi siêu âm và xét nghiệm tuyến giáp. Bác sỹ kết luận e bị u nhân xơ tuyến giáp và là u lành tính. Bác sỹ bảo k phải uống thuốc gì, chờ u to thì mổ. Vậy e xin bác sỹ tư vấn giúp e việc e mang thai có ảnh hưởng gì tới sự phát triển của thai nhi không? E xin cảm ơn bác sỹ.
Bac si cho e loi khuyen neu e uong ptu thi con e sinh ra co anh huong ko .co bi buou giong e ko.va neu em uong thuoc thi e dung lieu thap 1 vien co dc ko .that su co doi luc e thay tho met nhung uong mot ngay 2 vien e cung ngai so anh huong tii con .bac si giup em voi
Cháu mới phát hiện có thai được 1 tuần.
Vậy nếu bây giờ cháu dừng thuốc hẳn, liệu bệnh tình có nặng như trước không ạ, vì mới 2 tháng ngừng thuốc mà cháu đã thấy tác hại rõ :(
Hoặc có loại thuốc nào điều trị mà không ảnh hưởng đến thai không ạ ?
Cháu cảm ơn ạ !
cháu đang điều trị cường giáp hơn 2 năm rồi, jo thấy ổn hơn thì cháu có thai, nhưng bác sĩ bảo vẫn phải uống thuốc thì liệu thuốc có ảnh hưởng nạng đến thai nhi không ạ? mỗi ngày cháu uống 1 viên
con đã ngừng thuốc nhưng chưa đi khám bác sĩ lại.liệu con của con sau này có sao không bác. nhờ bác tư vấn giúp con