Suy giáp là khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Bệnh gây ra những ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe. Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị suy giáp hiệu quả, người bệnh có thể áp dụng tại nhà mà vẫn đảm bảo mang tới hiệu quả cao. Đó là những phương pháp nào?
Nguyên nhân gây suy giáp là gì?
Suy giáp hoặc tuyến giáp hoạt động kém là một bệnh tự miễn. Thống kê cho thấy, có tới 25 triệu người Mỹ gặp vấn đề về tuyến giáp và một nửa trong số họ không biết nên làm gì. Nhiều người bệnh có các triệu chứng suy giáp cận lâm sàng nhưng không được chẩn đoán. Phụ nữ tiềm ẩn nhiều khả năng mắc bệnh suy giáp hơn nam giới, đặc biệt nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp hoặc các vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường tuýp 1, viêm khớp dạng thấp, lupus,… Khi phát hiện bệnh suy giáp, có thể bạn sẽ được sử dụng thuốc, tuy nhiên, không phải lúc nào thuốc cũng mang đến hiệu quả.
Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh suy giáp là tình trạng Hashimoto. Hashimoto (viêm tuyến giáp Hashimoto) là một bệnh tự miễn gây viêm mạn tính và cuối cùng là suy tuyến giáp. Vì hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp, nên thường dẫn đến suy giáp.
Chính xác những gì gây ra Hashimoto vẫn đang được nghiên cứu, nhưng có một số yếu tố nguy cơ có thể kể tới như:
- Di truyền học: Nếu có thành viên trong gia đình mắc bệnh tuyến giáp hoặc bệnh tự miễn thì bạn sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị suy giáp cao hơn so với những người bình thường khác.
- Do hormone: Phụ nữ có khả năng mắc Hashimoto cao gấp 7 lần, điều này cho thấy, bệnh có thể liên quan đến hormone giới tính.
- Sức khỏe ruột kém: Bằng chứng mới nhất cho thấy, ruột đóng vai trò rất lớn đối với hệ miễn dịch của cơ thể. Sức khỏe đường ruột kém có thể gây ra tình trạng viêm và các bệnh tự miễn dịch như Hashimoto. Điều trị các vấn đề về ruột và nhiễm trùng như H. pylori (Helicobacter pylori) hoặc SIBO (sự phát triển quá mức của ruột non) có thể làm giảm các kháng thể tuyến giáp và gây ra tình trạng tự miễn dịch. Cải thiện sức khỏe đường ruột cũng có thể giúp giảm lượng thuốc tuyến giáp cần thiết, rất có thể là do các chất dinh dưỡng được hấp thụ tốt hơn.
- Căng thẳng mạn tính: Căng thẳng mạn tính làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể, tăng nồng độ cortisol và có thể can thiệp vào chức năng tuyến giáp.
>>>Xem thêm: Triệu chứng suy tuyến giáp mà bạn không nên bỏ qua
6 biện pháp tự nhiên giúp điều trị bệnh suy giáp tại nhà
Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh suy giáp một cách hiệu quả. Nếu đang bị bệnh suy giáp, bạn có thể tham khảo những thảo dược dưới đây.
1. Nhân sâm
Thảo dược này có lợi ích tích cực trong việc sản xuất hormone tuyến giáp cho những người bị suy giáp. Trong nhân sâm có chứa chất chống oxy hóa mạnh, góp phần hỗ trợ sức khỏe cho người bị bệnh suy giáp. Nhân sâm cũng giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột, từ đó làm tăng cường chức năng tuyến giáp.
2. Gừng
Gừng là một nguồn cung cấp magie, kẽm và kali dồi dào, tất cả đều quan trọng cho chức năng tuyến giáp. Gừng chứa một hợp chất được gọi là gingerol giúp giảm các tình trạng tuyến giáp liên quan đến tình trạng viêm.
3. Đông trùng hạ thảo
Đây là một loại thảo dược tuyệt vời cho những người có tuyến giáp hoạt động quá mức như bệnh Graves hoặc tuyến giáp hoạt động kém. Có rất nhiều chất bổ sung không cần kê đơn có sẵn nhưng đảm bảo một sản phẩm chất lượng cao là quan trọng nhất. Gừng cung cấp các lợi ích chống viêm rất hữu ích trong việc kiểm soát những triệu chứng của bệnh suy giáp.
4. Cây tầm ma
Cây tầm ma đôi khi được gọi là thuốc bổ tuyến giáp, vì nó có thể giúp cân bằng cả trong trường hợp tuyến giáp hoạt động quá mức và tuyến giáp hoạt động kém. Cây tầm ma đặc biệt hữu ích cho người bị suy giáp vì nó giúp đảo ngược tình trạng thiếu iốt do chứa hàm lượng iốt cao.
5. Củ nghệ
Đây là một trong những loại thảo dược giúp mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật và nguy cơ ung thư. Do đặc tính chống viêm mạnh nên nó cực kỳ có lợi cho người mắc bệnh tự miễn dịch như bệnh Hashimoto - một yếu tố phổ biến gây suy giáp.
6. Iốt
Iốt rất quan trọng nếu tuyến giáp của bạn hoạt động kém. Các loại thực phẩm giàu iốt tốt bao gồm hải sản, rong biển, tảo bẹ,... Trung bình bạn chỉ cần khoảng 150 mcg iốt mỗi ngày là có thể bổ sung đủ nhu cầu mà cơ thể cần. Tuy nhiên, trước khi bổ sung iốt, bạn nên kiểm tra xem có thiếu khoáng chất này hay không vì có thể cho tác dụng ngược lại với tuyến giáp.
>>>Xem thêm: Bệnh suy giáp có nguy hiểm không?
Cải thiện triệu chứng bệnh tuyến giáp nhờ sản phẩm thảo dược
Khi phát hiện mắc bệnh suy giáp, bạn cần đi khám chuyên khoa sớm để xác định đúng tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị càng sớm càng tốt. Bạn có thể sử dụng thuốc điều trị của bác sĩ cùng các liệu pháp tự nhiên như đã nêu ở trên để tình trạng bệnh sớm được cải thiện.
Song song với đó, giới chuyên gia khuyên người bị suy giáp nên kết hợp sử dụng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương. Đây là sản phẩm có chứa thành phần chính là hải tảo, kết hợp với khổ sâm, bán biên liên, ba chạc, neem, KI và MgCl2. Hải tảo có chứa lượng iod dồi dào, giúp bổ sung iod thiếu hụt cho người bị suy giáp, đồng thời còn có tác dụng làm mềm khối bướu cổ, rất có ích trong trường hợp suy giáp.
Cùng với các thành phần khác như khổ sâm, neem, ba chạc,… giúp giảm viêm, giảm sưng, đau ở tuyến giáp. Không chỉ vậy, các thành phần trong Ích Giáp Vương còn giúp cải thiện các triệu chứng của suy giáp như giảm mệt mỏi, điều hòa thân nhiệt, giảm cholesterol máu, chống mệt mỏi, ổn định tim mạch, huyết áp.
Cảm nhận của khách hàng
Ông Vũ Ngọc (SĐT: 0377811787) đã cải thiện các triệu chứng của bệnh tuyến giáp hiệu quả nhờ sản phẩm Ích Giáp Vương. Mời các bạn cùng xem chi tiết chia sẻ của ông trong video sau đây:
>>>Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia về việc dùng Ích Giáp Vương lâu dài có tác dụng phụ không?
Qua thông tin mà bài viết chia sẻ, các bạn đã biết được thêm cách điều trị bệnh suy giáp hiệu quả. Nếu bạn là nữ và đang bị suy giáp, hãy sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương ngay hôm nay, bạn nhé!
Để được tư vấn về bệnh suy giáp và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 0902.207.582 (ZALO/VIBER).