Các triệu chứng có thể khó để phát hiện nếu bạn mắc bệnh tuyến giáp vì chúng thường giống triệu chứng của nhiều bệnh lý sức khỏe khác. Bác sĩ có thể bắt đầu thăm khám để chẩn đoán bệnh bằng cách hỏi về bệnh sử của bạn và nếu có thành viên trong gia đình bạn bị bệnh tuyến giáp thì đây sẽ là yếu tố để bác sĩ nghi ngờ và kiểm tra chức năng tuyến giáp của bạn. 

Tùy thuộc vào các triệu chứng mà bạn đang gặp phải, bác sĩ cũng có thể làm các xét nghiệm khác nhau dưới đây.

5 xét nghiệm tuyến giáp cần làm

+ Xét nghiệm máu: đây là biện pháp giúp xác định mức hormon kích thích tuyến giáp (TSH) trong máu, chỉ số này có thể giúp bác sĩ kiểm tra xem tuyến giáp của bạn có hoạt động quá mức hay không. TSH có vai trò kích thích cho tuyến giáp sản xuất và bài tiết hormon tuyến là T3, T4. Tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm các chỉ số hormon mà bác sĩ sẽ căn cứ để có chẩn đoán bệnh nhân bị cường giáp, suy giáp hay bình giáp, từ đó có chỉ định điều trị cho thích hợp như việc có dùng thuốc hay không, liều lượng như thế nào.

+ Kiểm tra độ tập trung iốt: đối với bài kiểm tra này, người bệnh sẽ sử dụng một lượng dung dịch iốt, để đánh giá độ tập trung iốt của tuyến giáp, từ đó giúp kiểm tra hoạt động chức năng của tuyến. Nếu tuyến giáp tập trung một mức độ cao của iốt thì có nghĩa là tuyến giáp đang sản xuất quá nhiều hormon tuyến (cường giáp). Còn nếu tuyến giáp có độ tập trung iốt thấp thì có nghĩa là tuyến giáp không sản xuất đủ hormon tuyến, đây là dấu hiệu của bệnh lý suy giáp.  

+ Kiểm tra xạ hình tuyến giáp: đây là biện pháp xét nghiệm tuyến giáp sử dụng một liều lượng nhỏ I131 (iốt phóng xạ) để kiểm tra sự hấp thu của tế bào tuyến giáp. Iốt phóng xạ khi vào cơ thể sẽ được bắt giữ bởi các tế bào tuyến giáp, sau đó, chất này phóng xạ và được ghi lại bằng hình ảnh. Từ hình ảnh thu được sẽ đánh giá được mô hình bắt giữ iốt trong tuyến giáp, cũng như đánh giá được các cấu trúc bất thường trong tuyến giáp, tính chất các khối nhân giáp.  

Ba loại nốt (nhân) tuyến giáp có thể xuất hiện trong tuyến giáp:

-      Nốt "nóng": những nốt tuyến giáp này xuất hiện trên sự quét sáng hơn so với các nang tuyến giáp bình thường. Chúng tập trung nhiều chất phóng xạ hơn các mô tuyến giáp xung quanh. Chúng thường tạo ra nhiều hormon tuyến giáp hơn bình thường, thường gây tình trạng cường giáp. Có khoảng 1% các nốt này là ung thư.

-      Nốt "ấm": những nốt này lấy cùng một lượng phóng xạ như các mô tuyến giáp thông thường và tạo ra một lượng hormone tuyến bình thường. Đây là bướu giáp nhân bình giáp. Nhưng có 5% đến 8% các nốt này là ung thư.

-      Nốt "lạnh": những nốt này xuất hiện như những vùng tối trên hình ảnh xạ hình. Các nốt này có độ bắt giữ phóng xạ rất thấp. Và lên đến 15% các nốt này là ung thư.

 ich giáp vương

Bệnh nhân được xạ hình tuyến giáp

Như vậy, xạ hình tuyến giáp là biện pháp không chỉ giúp người bệnh xác định vị trí, cấu trúc của nhân giáp mà còn giúp đánh giá tính chất khối nhân, từ đó có hướng làm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác khác.

+ Siêu âm tuyến giáp: Siêu âm tuyến giáp là biện pháp đơn giản có thể thực hiện tại các cơ sở tai mũi họng, và hầu hết các bệnh viện. Đây gần như là xét nghiệm ban đầu để kiểm tra tuyến giáp. Siêu âm tuyến giáp là sử dụng sóng âm để tạo nên hình ảnh tuyến giáp trên màn hình máy tính. Thử nghiệm này có thể giúp bác sĩ nhìn rõ vị trí và kích thước của các nhân tuyến giáp. Siêu âm tuyến giáp định kì là cần thiết để đánh giá sự phát triển của nhân giáp và các phát triển bất thường xung quanh nhân. 

Siêu âm cũng có thể hữu ích trong việc bước đầu tìm ra ung thư tuyến giáp, mặc dù đây không phải là biện pháp sử dụng để chẩn đoán ung thư tuyến giáp.

+ Sinh thiết bằng phương pháp chọc hút tế bào kim nhỏ tuyến giáp: thử nghiệm này cho biết nhân tuyến giáp có các tế bào bình thường hay tế bào ác tính, nói cách khác là để xác định tính chất của khối nhân. Bác sĩ thường gây tê vùng trên cổ, sau đó dùng một cây kim rất nhỏ để chọc vào tuyến giáp lấy ra một số tế bào và dịch trong nhân. Sau đó tiến hành xem xét các tế bào dưới kính hiển vi để xem chúng có bình thường hay không. Các tế bào không bình thường có thể là ung thư tuyến giáp. Đây là biện pháp dùng để chấn đoán xác định ung thư tuyến giáp, cho kết quả tương đối chính xác. Biện pháp này thường được chỉ định đối với các nhân giáp kích thước trên 1cm, hoặc các nhân bất thường trên hình ảnh xạ hình hoặc siêu âm tuyến giáp.

Một bệnh nhân có thể được chỉ định làm 1 hay tất cả các xét nghiệm trên để có chẩn đoán chính xác bệnh tuyến giáp của mình. Dựa vào kết quả cuối cùng để chẩn đoán và đưa ra chỉ định điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân.

Người bị rối loạn tuyến giáp có thể điều trị theo chỉ định tây y kết hợp với sản phẩm hỗ trợ nguồn gốc thảo dược như Ích Giáp Vương để tăng hiệu quả điều trị. Sản phẩm là sự phối hợp của 5 dược liệu: hải tảo, khổ Sâm, bán biên liên, ba chạc, neem và 2 thành phần muối khoáng quan trọng là: magie và kaliiodua. Trong đó, hải tảo là thành phần chính, với hàm lượng 120mg/viên. Hải tảo theo kinh nghiệm dân gian là 1 vị thuốc rất có ích cho rối loạn tuyến giáp. Có lẽ vì vậy mà sản phẩm mang tên “Ích Giáp Vương”. Ích Giáp Vương giúp điều hòa hormon tuyến giáp, tăng cường sức khỏe tuyến giáp dùng cho cả trường hợp cường giáp và nhược giáp, bướu cổ đơn thuần hay người sau phẫu thuật tuyến giáp. Ngoài ra, Ích Giáp Vương  còn có các thành phần thảo dược thiên nhiên, có tác dụng: hỗ trợ giảm các triệu chứng của các bệnh tuyến giáp như giúp điều hòa thân nhiệt, ổn định tim mạch, huyết áp, cholesterol máu, tăng cường sức khỏe, chống mệt mỏi… Đồng thời giúp làm mềm các khối u tuyến giáp, giảm viêm, giảm sưng, đau ở các khối u tuyến giáp; ngăn chặn các chất độc có thể gây ra tình trạng nhiễm độc giáp. Vì vậy, Ích Giáp Vương là công thức toàn diện, giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp trạng, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các các rối loạn ở tuyến giáp như nhược giáp (bao gồm cả viêm tuyến  giáp Hashimoto), cường giáp (Graves-Basedow), bướu tuyến giáp và ung thư tuyến giáp.

Tác dụng của Ích Giáp Vương được nhiều chuyên gia nội tiết và người mắc các rối loạn tuyến giáp đánh giá cao:

Ông Vũ Ngọc (SĐT: 0377811787) đã cải thiện bướu cổ chỉ sau 2 tháng sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương. Cùng xem chi tiết chia sẻ của ông trong video dưới đây:

PGS. TS. Trần Đình Ngạn phân tích tác dụng của Ích Giáp Vương đối với các bệnh lý tuyến giáp.

Bảo Uyên