Tuyến giáp là một tuyến hình như chiếc áo giáp mặc ngược phía trước cổ. Tuyến giáp là một tuyến quan trọng trong hệ nội tiết của cơ thể. Chịu tác động điều hòa bởi hormon TSH của tuyến yên. Tuyến giáp có nhiệm vụ chính là tổng hợp và bài xuất hormon tuyến giáp. Vậy, tuyến giáp cấu tạo như thế nào và thực hiện hoạt động ra sao?

Cấu tạo tuyến giáp

Như đã mô tả ở trên thì tuyến giáp nằm trước khí quản, dưới sụn giáp, nặng 20-25g, gồm 2 thùy, có eo ở giữa, cao 6cm, rộng 3cm, dày 2cm., gồm 2 thùy nang là thùy trái và thúy phải màu nâu đỏ. Cấu trúc gồm nhiều nang giáp, trong chứa đầy dịch keo có các chất để tổng hợp hormon giáp trạng và cũng là kho dự trữ hormon tuyến giáp sau khi sản xuất ra, xen lẫn hệ thống mạch máu rất phong phú..

Ngoài ra, cạnh các nang giáp, các tế bào cạnh nang bài tiết ra calcitonin là hormon duy nhất trong cơ thể có vai trò hạ canxi huyết.

Sự bắt giữ iod của tuyến giáp

Đây là hoạt động quan trọng của tuyến giáp để duy trì chức năng tổng hợp và bài xuất hormon tuyến. Iod là một phân tử không thể thiếu trong cấu tạo. Có đến 70% iod trong cơ thể được tuyến giáp bắt giữ và sử dụng. Lượng iod này phải cung cấp từ bên ngoài, cơ thể không tự tổng hợp nên nó. Trong tuyến giáp, sự bắt iod phải có mặt của TSH cua tuyến yên. Nó tăng khi tuyến bị kích thích bởi TSH hay khi dự trữ hormon trong tuyến giáp giảm, hoặc tăng ngay cả khi hormon tuyến giáp trong máu cao như trong các bệnh của hội chứng cường giáp. Tuy nhiên, sự bắt iod của tuyến giáp sẽ giảm nếu như nguồn cung cấp vượt quá 4mg/ngày. Do đó, ở người hoạt động tuyến giáp bình thường sẽ không có hiện tượng tăng nồng độ tuyến giáp ngay cả khi nồng độ iod cung cấp dư thừa. Thiếu iod là một nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp thường thấy nhất.

Như vậy có thể thấy tuyến giáp tuy cps kích thước nhỏ bé nhưng lại nắm giữ các chức năng quan trọng trong cơ thể. Để tuyến giáp hoạt động bình thường cần cung cấp đầy đủ iod cho cơ thể. Bên cạnh đó cần quan sát các thay đổi bất thường xủa tuyến giáp để sớm phát thăm khám và điều trị.