Suy giáp (hay nhược giáp) là hội chứng đặc trưng bởi tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, sản xuất hormon không đầy đủ so với nhu cầu của cơ thể, gây nên tổn thương ở các mô, cơ quan và rối loạn chuyển hóa trên lâm sàng và xét nghiệm.

Dịch tễ tình trạng bướu cổ do suy giáp

Suy giáp là một hội chứng phổ biến trong bệnh lý tuyến giáp nói chung, đứng thứ ba sau cường giáp và bướu cổ đơn thuần.

Suy giáp thường gặp ở nữ giới thuộc hai loại tuổi hết sức trái ngược nhau là: trẻ em và lứa tuổi thứ 2 từ 45-50 tuổi.

Nguyên nhân suy giáp

Suy giáp tiên phát (suy giáp tại tuyến giáp):

Viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto: Có thể có tuyến giáp to ở giai đoạn sớm, có thể sờ thấy tuyến giáp to, chắc, không đau hoặc ít đau. Ngoài ra còn xuất hiện ở giai đoạn muộn của viêm tuyến giáp tự miễn do lúc này tuyến giáp đã bị phá hủy hoàn toàn.

Tai biến do phẫu thuật tuyến giáp (bướu nhân, bướu đơn thuần hoặc phẫu thuật điều trị Basedow…).

Tai biến do điều trị Basedow bằng iod phóng xạ.

Tai biến do điều trị Basedow bằng kháng giáp trạng tổng hợp.

Rối loạn chuyển hóa iod (thiếu hoặc thừa iod đều có thể dẫn đến suy giáp)

Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác như: không có tuyến giáp bẩm sinh, thiếu men tổng hợp hormon tuyến giáp bẩm sinh, viêm tuyến giáp bán cấp, chất kháng giáp trong thực phẩm, điều trị bằng lithium.

Suy giáp thứ phát:

Khối u lành hoặc ác tính tuyến yên

Phẫu thuật khối u tuyến yên, chấn thương tuyến yên do chấn thương sọ não.

Hoại tử tuyến yên: thường gặp sau đẻ hoặc tự miễn.

Tai biến điều trị tia xạ tuyến yên.

Rối loạn chức năng đồi yên, đề kháng hormon giáp ở ngoại vi, bất thường receptor của T4 ở mô đích.

Triệu chứng của suy giáp

Các triệu chứng của bệnh xuất hiện từ từ, kín đáo dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của mãn kinh như: thờ ơ, vô cảm, chậm chạp… Biểu hiện của bệnh thể hiện tại nhiều hệ cơ quan trên cơ thể.

 Da – niêm mạc:

Da bị phù niêm là do xâm nhiễm bởi chất dạng nhầy chứa nhiều polysaccarid ưa nước dẫn tới da có biểu hiện phù cứng, khô, ấn không lõm, bong vẩy, lạnh, tím.

Niêm mạc lưỡi bị thâm nhiễm làm lưỡi to ra, thâm nhiễm dây thanh âm làm dây thanh âm to ra và dày lên gây khàn giọng, thâm nhiễm niêm mạc mũi gây ngủ ngáy.

Mặt tròn, ít biểu lộ tình cảm, mi mắt phù trông như mọng nước, trán nhiều nếp nhăn trông già trước tuổi. Kèm theo tình trạng gò má hơi tím, nhiều mao mạch bị giãn, môi dày tím tái, da mặt vàng sáp. Da thường phù, khô, lông tóc khô dễ rụng, lông mày rụng nhiều, lông thưa. Bàn tay, bàn chân dày, các ngón to khó gấp, chân tay lạnh tím hoặc vàng sáp.

Giảm chuyển hóa:

Đây là hậu quả của tình trạng giảm nồng độ hormon T3, T4, biểu hiện rõ nhất là tình trạng.

Rối loạn điều hòa thân nhiệt: sợ rét, chân tay lạnh, thân nhiệt giảm.

Rối loạn tâm – thần kinh: Vô cảm, thờ ơ, giảm trí nhớ, giảm tình dục, giảm tiết mồ hôi.

Táo bón kéo dài do giảm nhu động ruột.

Tăng cân mặc dù ăn kém.

Rối loạn điều tiết nước: uống ít, tiểu ít, bài tiết nước chậm sau uống.

Tim mạch:

Biểu hiện trên tim mạch là một trong số các biểu hiện cần được chú ý ở bệnh nhân bị bệnh tuyến giáp.

Nhịp tim thường chậm dưới 60 nhịp/phút. Huyết áp thấp chủ yếu là huyết áp tâm thu. Tim to xâm nhiễm cơ tim hoặc tràn dịch màng ngoài tim. Đau vùng trước tim, có thể có cơn đau thắt ngực thực sự, khó thở khi gắng sức. Tiếng tim chậm, mờ, có thể đều hoặc không đều.

Một số trường hợp có huyết áp cao do xơ vữa mạch máu.

Biểu hiện cơ:

Có teo cơ nhưng do cơ bị thâm nhiễm nên khó phát hiện. Đôi khi cơ có thể biểu giả phì đại, hay có biểu hiện yếu cơ, đau cơ, chuột rút.

Biểu hiện nội tiết:

Thường là không có bướu giáp. Rong kinh, chảy sữa, đôi khi mắt kinh gặp ở phụ nữ. giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ. Có thể suy nhẹ thượng thận và hồi phục sau khi điều trị suy giáp.

Biến chứng của suy giáp

Suy giáp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm.

Biến chứng tim mạch

Suy vành: Thường suy vành tiềm tàng và dễ bộc lộ khi điều trị bằng hormon tuyến giáp. Có thể suy vành xuất hiện trước khi chẩn đoán suy giáp. Do đó, trước khi điều trị bệnh nhân suy giáp cần được đánh giá chức năng tim.

Bên cạnh đó bệnh nhân suy giáp có thể gặp các biến chứng trên tim bao gồm: cao huyết áp, suy tim, tràn dịch màng tim.

Hôn mê do phù niêm

Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng gây nhiều nguy hiểm cho bệnh nhân. Hôn mê thường tiến triển từ từ, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi trên 50 có suy giáp không được điều trị.

Biểu hiện của tình trạng này bao gồm: sững sờ, mất tri giác, hôn mê sâu. Kèm theo thân nhiệt giảm mạnh, nhiệt độ giảm dưới 350C, thở chậm, khò khè, rối loạn hô hấp do thâm nhiễm niêm mạc đường hô hấp, cơ hô hấp. Đặc biệt là tình trạng trụy tim mạch, trầm cảm, lẫn lộn, hoang tưởng.

Điều trị suy  giáp bằng hormon tuyến

Đại đa số các trường hợp suy giáp phải điều trị bằng hormon tuyến giáp suốt đời.

Một số trường hợp suy giáp do điều trị Basedow bằng kháng giáp tổng hợp thì chỉ cần giảm liều kháng giáp thì suy giáp có thể ổn định.

Dinh dưỡng cho người suy giáp

Người suy giáp nên ăn:

Các thực phẩm bổ sung các vi khoáng như i-ốt (tảo bẹ, rong biển, hải tảo…), selen (nấm, lúa mì, lúa mạch, tôm, cá, thịt gà…), kẽm (gan bê, thịt bò, hạt vừng…) và vitamin A (cà rốt, cà chua, gan cá…) và các thực phẩm giàu protein.

Người suy giáp cần hạn chế:

Ăn quá nhiều các thực phẩm có chứa cyanates như bắp cải, su hào, củ cải… là chất khiến tuyến giáp trạng sưng đau. Ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo như mỡ lợn, dầu cá, bơ…

Thảo dược hỗ trợ điều trị suy giáp

Theo y học cổ truyền, các thảo dược có vai trò bổ sung iod, điều hòa miễn dịch, nhuyễn kiên, giảm viêm, sưng, đau… được sử dụng giúp hỗ trợ điều trị các bướu tuyến giáp trong đó có bướu do suy giáp. Điển hình như hải tảo, khổ sâm, bán biên liên, neem… có trong sản phẩm Ích Giáp Vương. Trong đó hải tảo là một trong các loại thực vật biển đã được sử dụng lâu đời trong điều trị bướu cổ. Trong đông y, hải tảo có vị đắng, mặn, tính hàn, quy vào các kinh: phế, tỳ, thận, có tác dụng nhuyễn kiên, tiêu đờm, lợi thủy, tiết nhiệt. Vì vậy hải tảo giúp mềm khối u trong các trường hợp bướu cổ (Theo Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam của Gs.TS.Đỗ tất lợi, tr 633-635).

Theo y học hiện đại, hải tảo có tác dụng dược lý khá phong phú như: Tăng cường công năng miễn dịch của cơ thể; chống suy giảm bạch cầu; chống phóng xạ; giảm cholesterol máu; bổ sung lượng iod phong phú cho cơ thể, giúp phòng chống bướu cổ do thiếu iod; kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, chống độc tố; chống oxy hóa và thải trừ các gốc tự do; chống khối u và ung thư… (NC của Kumar TT, Senthilsl và cộng sự).

Một kết quả nghiên cứu về hải tảo được công bố trong hiệp ung thư Nhật Bản lần thứ 55 đã một lần nữa khẳng định tác dụng của loại dược liệu quý này đó là: Tăng cường sức khoẻ, nâng cao khả năng miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành khối u; hỗ trợ điều trị ung thư, tim mạch, huyết áp...

Khi nguyên nhân của suy giáp được giải quyết, các triệu chứng sẽ được cải thiện dần dần. 

Cơ chế tác động của sản phẩm Ích Giáp Vương.webp

Lợi ích của Ích Giáp Vương trên người bị rối loạn tuyến giáp

Để tăng cường hiệu quả điều trị, người bị suy giáp nên duy trì sử dụng Ích Giáp Vương với liều 2-4 viên/ lần, uống 2 lần một ngày và dùng theo đợt từ 3-6 tháng.

5 lý do bạn nên chọn Ích Giáp Vương cho người bị rối loạn tuyến giáp!

1. Là sản phẩm đầu tiên trên thị trường có tác dụng điều hòa miễn dịch của cơ thể, tác động vào nguyên nhân sâu xa gây ra các vấn đề về tuyến giáp thay vì chỉ cải thiện triệu chứng thông thường.

2. Là sản phẩm chứa thành phần chính hải tảo giúp bổ sung lượng iod hữu cơ cần thiết cho cơ thể, giúp ổn định hoạt động tuyến giáp.

3. Sản phẩm có sự kết hợp với nhiều thành phần khác như khổ sâm, ba chạc, bán biên liên, neem, KI, MgCl2 nên rất an toàn cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.

4. Sản phẩm có tác dụng dự phòng và giải quyết các rối loạn tuyến giáp bao gồm cả cường giáp và nhược giáp.

5. Ích Giáp Vương giúp hỗ trợ trị các rối loạn tuyến giáp theo 2 cách vừa tác động vào nguyên nhân, vừa cải thiện triệu chứng các rối loạn tuyến giáp như: Mệt mỏi, đau nhức xương khớp, rối loạn nhịp tim, da khô, tóc khô, khó thở,… 


Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những kiến thức bổ ích cho độc giả về căn bệnh bướu cổ do suy giáp. Để được tư vấn về bệnh và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 0902207582 (ZALO/VIBER).

Chuyên gia nội tiết

THÔNG TIN BỔ ÍCH CHO BẠN

Rất nhiều người bị suy giáp đã sử dụng Ích Giáp Vương thu được hiệu quả tốt. Dưới đây là một vài trường hợp điển hình:

Điển hình là trường hợp của bà Dương Thị Hiệu (SĐT: 0915522412) đã kiểm soát hiệu quả bướu cổ bằng sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương. Hãy cùng xem chi tiết chia sẻ của bà Hiệu TẠI ĐÂY.

Chị Phạm Thị Thanh Huyền, 42 tuổi (trú tại TP Thái Nguyên, SĐT: 0975 226 585), cũng là một trường hợp điển hình đã kiểm soát hiệu quả suy giáp bằng thảo dược Ích Giáp Vương. Chị Huyền chia sẻ: “Rối loạn tuyến giáp khiến tôi thở không ra hơi. Lúc nào tôi cũng cảm thấy như có người đang bóp cổ hoặc có sợi dây vô hình thít chặt vào cổ mình, vùng cổ cứng đờ, mệt đến nỗi không muốn thở, chỉ muốn ngất. Thật may mắn, sau khi biết đến Ích Giáp Vương, tôi mạnh dạn mua về sử dụng với liều 4 viên/ngày. Uống 8 hộp đầu, tôi thấy tình trạng của mình được cải thiện rất nhanh: Dễ thở, chân tay linh hoạt hơn, tiếp xúc, trò chuyện với mọi người dễ dàng. Tôi nói không hụt hơi, ngủ dậy đỡ mệt”. Cùng xem thêm chia sẻ của chị Huyền TẠI ĐÂY.

Chị Nguyễn Thị Mai Trang (sinh năm 1974, ở số 5 đường 4, khu phố 4, Linh Trung, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ bí quyết đánh bay rối loạn tuyến giáp chỉ sau 2 tháng!

Từ khi 19 tuổi, chị cảm thấy trong người luôn mệt mỏi, chân tay run, thở yếu, mắt lồi và hay hồi hộp. Đi khám thì được bác sỹ kết luận bị basedow (cường giáp). Phẫu thuật cường giáp xong chị lại bị suy giáp và thật may mắn chị đã biết đến sản phẩm Ích Giáp Vương. Sau 2 tháng uống Ích Giáp Vương, chị đã thấy chuyển biến rõ rệt, tóc không rụng nữa, da sáng hơn, miệng cảm giác sạch sẽ, tự tin, thấy cơ thể khỏe mạnh hẳn ra… Các triệu chứng cứ đỡ dần. Chị thấy mình khỏe mạnh, nhanh nhẹn, làm được nhiều việc, ăn ngủ ngon hơn,... Cùng xem thêm chia sẻ của chị Mai Trang TẠI ĐÂY.

Không chỉ cải thiện tình trạng suy giáp hiệu quả, Ích Giáp Vương còn đem lại nhiều tin vui cho những người bị các rối loạn tuyến giáp khác như cường giáp, bướu nhân tuyến giáp. Cùng lắng nghe hành trình vượt qua bướu nhân của anh Quý Tuyển (sinh 1972) ở Nhà Bè - TP Hồ Chí Minh về kinh nghiệm kiểm soát bướu nhân tuyến giáp trong video dưới đây:

 

*Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

Ích Giáp Vương nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía các chuyên gia

Dưới đây là phân tích hai hiệu quả của Ích Giáp Vương đối với các bệnh lý tuyến giáp của Ths. Nguyễn Huy Cường: 

ThS. Doãn Thị Hương phân tích thành phần và tác dụng của sản phẩm Ích Giáp Vương:

Quý độc giả còn thắc mắc về bệnh suy giáp và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 0902207582 (Zalo, Viber) để được chuyên gia tư vấn. 

 *Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh