biểu hiện và triệu chứng của bướu cổ là gì
Trả lời:

Tuyến giáp là cơ quan có chức năng nội tiết đặc biệt và lớn nhất cơ thể, nằm ngay phía trước cổ. Bệnh lý tuyến giáp là các rối loạn chức năng tuyến giáp. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng bệnh lý này là sự phình to của tuyến giáp nên còn gọi là bệnh bướu cổ.

Cấu tạo chức năng của tuyến giáp

Vai trò của iod đối với tuyến giáp

Các rối loạn tuyến giáp thường gặp

Chẩn đoán rối loạn tuyến giáp

Hướng điều trị các rối loạn tuyến giáp

Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ  điều trị các rối loạn tuyến giáp

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân rối loạn tuyến giáp

Cấu tạo chức năng của tuyến giáp

Ở người trưởng thành, mỗi thùy tuyến giáp dài 2,5- 4 cm, rộng 1,5- 2 cm, dày 1- 1,5 cm, trọng lượn khoảng 10-20g.  Tuyến giáp có liên quan chặt chẽ với tổ chức vùng cổ: Khí quản, thực quản, động mạch cảnh, tĩnh mạch cảnh gốc. Tổ chức tuyến giáp được chia thành nhiều tiểu thùy mà đơn vị chức năng gọi là nang giáp. Các nang giáp có vai trò sản sinh hormon tuyến giáp (T3: triiodothyronin; T4: tetra iodothyronin hay thyroxyl) và được điều hòa bởi TSH của tuyến yên. Ngoài ra còn có các tế bào cận nang là các tế bào lớn tiết ra calcitonin – hormon duy nhất của cơ thể có vai trò giảm calci huyết.

giai phau tuyen giap 

(Giải phẫu tuyến giáp)

 Vai trò của iod đối với tuyến giáp

Iod là một nguyên liệu cần thiết cho sự tổng hợp hormon tuyến giáp. Iod có nhiều trong các loại thực phẩm và nước uống như: rong biển (hải tảo), muối ăn chứa iod, nước mắm, bột canh iod, …Lượng cung cấp iod hàng ngày chung cho một người trưởng thành cần 150- 200 µcg. Cơ thể không tự tổng hợp iod mà chủ yếu được cung cấp bằng thực phẩm, nước uống hàng ngày. Iod tập trung chủ yếu ở tuyến giáp dưới dạng iod hữu cơ và gắn với thyroglobulin giữ tại lòng tuyến ở dạng keo.

Các rối loạn tuyến giáp thường gặp

Bướu cổ đơn thuần

Bướu cổ đơn thuần là tình trạng tuyến giáp tăng về thể tích, lan tỏa hay khu trú không kèm theo dấu hiệu tăng hay giảm chức năng tuyến giáp, không viêm cấp, bán cấp, mạn tính hoặc ác tính. Nguyên nhân cơ bản gây bướu cổ là do thiếu iod. Hàng ngày, cơ thể cần 150-200 mcg iod nguồn gốc từ thức ăn, nước uống, không khí… Nếu sống ở vùng thiếu iod, nước uống, các loại động thực vật ở đó cũng thiếu iod, hậu quả là cơ thể không nhận đủ số lượng iod cần thiết.

Tùy theo bướu cổ to hay nhỏ mà triệu chứng lâm sàng khác nhau. Bướu cổ to nhiều sẽ nhìn thấy ngay ở trước cổ; nếu to vừa cổ hơi đầy. Bướu cổ nhỏ hơn khó nhìn thấy ở tư thế bình thường nhưng khi ngửa cổ có thể nhìn thấy. Khi nuốt sẽ thấy bướu cổ di động theo nhịp nuốt. Bướu cổ đơn thuần thường thể tích to vừa, đồng đều, mềm, nhẵn. Đôi khi độ to của bướu thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Một số trường hợp thấy các biểu hiện thần kinh nhạy cảm: hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh… dễ nhầm với cường giáp trạng. Trường hợp bướu cổ quá to có thể gây chèn ép vào thực quản, khí quản gây khó nuốt, khó thở.

Bướu do suy giáp (nhược năng tuyến giáp)

Suy giáp (là tình trạng bệnh lý do sự sai sót bẩm sinh trong tổng hợp hormon, thiếu sản hoặc bất sản bẩm sinh, viêm do nhiễm khuẩn hoặc do tự miễn, do can thiệp phẫu thuật, do dùng quá liều lượng các chế phẩm điều trị ức chế giáp, hoặc dùng iod phóng xạ liều cao. Nguyên nhân thường gặp nhất là dinh dưỡng thiếu iod và có thể là cả cobalt.

Biểu hiện đặc trưng của suy giáp gồm: Rối loạn hoạt động thần kinh cao cấp (năng lực suy nghĩ, học tập, phản xạ), dinh dưỡng (tầm vóc, sinh trưởng), chuyển hóa nước (giữ nước), chuyển hóa protid và lipid, rối loạn phát triển sinh dục, điều hòa nhiệt… Nặng nhất là thể bẩm sinh, hoặc suy giáp từ nhỏ, sẽ gây là chứng đần độn (cretinism), còn ở người lớn là chứng phù niêm (myxoedeme) – tức suy giáp kèm theo phù niêm mạc và da. Trong chứng phù niêm thì điển hình là giảm rõ rệt cường độ chuyển hóa, béo bệu, kém linh hoạt, ít muốn hoạt động, khuôn mặt trở lên sưng húp, nét mặt cằn cỗi, mũi và môi dày, móng chi dễ gãy, tóc dễ rụng…Suy giảm hoạt động tình dục và trí óc, giảm trí nhớ, lãnh đạm, mất ngủ, và giai đoạn cuối cùng là suy giảm trí tuệ.

Bướu giáp địa phương là tình trạng tuyến giáp to lên do thiếu iod, hay gặp ở các vùng mà nước uống, thức ăn thiếu chất này. Do đó, tuyến yên tăng sản xuất thyrotropin (điều hòa ngược) làm tuyến giáp quá sản mạnh, có trường hợp trọng lượng tuyến đạt mức vài kilogam.

Bướu do cường giáp (ưu năng tuyến giáp)

Hay chứng “ngộ độc tuyến giáp” do hàm lượng hormon tuyến tiết ra quá nhiều. Hay gặp nhất là bệnh Basedow, còn gọi là bướu độc lan tỏa. Bệnh nguyên của bệnh có liên quan đến rối loạn tự miễn với sự phát hiện trong máu yếu tố LATS (long acting thyroid stimulator) – chất kích thích tuyến giáp tác dụng dài – được coi là kháng thể tự miễn với khả năng gắn đặc hiệu vào thụ thể của TSH (kích thích tố trên bề mặt tế bào giáp) gây tác dụng tương tự TSH nhưng kéo dài hơn.

Biểu hiện của bệnh là một phức hợp triệu chứng đặc trưng: tuyến to, mắt lồi, tăng chuyển hóa cơ bản, tăng tạo nhiệt, tim nhanh, run ngón tay, tăng hưng phấn não, tăng phản xạ gân – đều là hậu quả của ngộ độc hormon tuyến giáp. Hormon tuyến giáp khi thừa còn gây rối loạn chuyển hóa ởcơ tim,gây nên những biến đổi như: loạn dưỡng, tăng dẫn truyền nhĩ – thất, quá tải thất trái gây phì đại tim.

Chẩn đoán rối loạn tuyến giáp

Lâm sàng: chủ yếu xảy ra ở nữ giới, chịu ảnh hưởng của các giai đoạn thay đổi sinh lý (dạy thì, thai kỳ, tuổi mạn kinh); tính chất gia đình; các triệu chứng cơ năng: nghẹt cổ, hồi hộp, rối loạn thần kinh thực vật; Khối u ở cổ.

- Cận lâm sàng:

Xquang: Chụp vùng cổ, ngực thẳng, nghiêng

Khám tai mũi họng: Chú ý phát hiện liệt dây thanh đới khi có chèn ép do bướu lớn.

Chức năng giáp: Xét nghiệm máu để xác định nồng độ các hormon tuyến giáp

Đo độ tập trung iod bằng iod phóng xạ 131

Xạ hình và siêu âm tuyến giáp: Cho biết về kích thước, hình thể và vị trí của bướu giáp., tính đồng  nhất hay không đồng nhất của tuyến giáp.

Hướng điều trị các rối loạn tuyến giáp

Điều trị bướu cổ đơn thuần

Điều trị bướu cổ đơn thuần có 3 hướng: Điều trị nguyên nhân, điều trị bổ sung bằng hormon và điều trị ngoại khoa. Điều trị nguyên nhân nếu tìm được yếu tố ngoại sinh gây bướu cổ như: đang điều trị bằng iodua, chế độ ăn chứa những thực phẩm (một số loại rau đậu, củ cải…) gây bướu cổ, sống trong vùng thiếu iod, thì cần phải bổ sung iod bằng thực phẩm  hàng ngày … Điều trị bổ sung bằng các loại hormon tuyến giáp với liều bổ sung nhỏ hơn liều điều trị suy tuyến giáp là biện pháp rất tốt để kìm hãm được tuyến yên tiết TSH. Điều trị ngoại khoa nếu bướu lan tỏa to, xấu, chèn ép, đã điều trị nội khoa không có kết quả, nếu bệnh nhân yêu cầu giải quyết thẩm mỹ, mới đặt vấn đề xem xét mổ.

Điều trị bướu do suy giáp

Đại đa số suy giáp phải điều trị bằng hormon tuyến giáp suốt đời. Một số trường hợp suy giáp do điều trị Basedow bằng kháng giáp tổng hợp, trong trường hợp này chỉ cần giảm liều kháng giáp trạng thì suy giáp có thể ổn định.

Điều trị bướu do cường giáp

Điều trị tăng năng tuyến giáp có hai biện pháp chính là nội khoa và ngoại khoa nhằm làm giảm lưu lượng hormon do tuyến giáp sản sinh ra. Biện pháp nội khoa chủ yếu dùng các thuốc kháng giáp tổng hợp như: Methylthio-uracil (MTU), propylthio-uracil, benzylthio-uracil.. Biện pháp ngoại khoa hoặc dùng iod phóng xạ nhẳm hủy mô tuyến giáp, hạn chế sự sản sinh hormon. Biện pháp này làm chủ được giai đoạn tiến triển của bệnh và có khả năng phòng ngừa được tái phát. Tuy nhiên do tính chất điều trị tận gốc của phẫu thuật và phóng xạ nên có thể gây suy giáp sớm hoặc muộn.

Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ  điều trị các rối loạn tuyến giáp

Từ xa xưa cha ông ta đã sử dụng hải tảo trong điều trị các loại bướu cổ cho hiệu quả cao. Trong đông y, hải tảo có vị đắng, mặn, tính hàn, quy vào các kinh: phế, tỳ, thận, có tác dụng nhuyễn kiên, tiêu đờm, lợi thủy, tiết nhiệt. Vì vậy hải tảo giúp mềm khối u trong các trường hợp bướu cổ (Theo Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam của Gs.TS.Đỗ tất lợi, tr 633-635). 

Ngày nay, y học hiện đại đã chứng minh hải tảo có tác dụng dược lý khá phong phú như: Tăng cường công năng miễn dịch của cơ thể; chống suy giảm bạch cầu; chống phóng xạ; giảm cholesterol máu; bổ sung lượng i-ốt phong phú cho cơ thể, giúp phòng chống bướu cổ do thiếu i-ốt; kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, chống độc tố; chống oxy hóa và thải trừ các gốc tự do; chống khối u và ung thư… (NC của Kumar TT, Senthilsl và cộng sự).

Hiện nay, trên thị trường đã có sản phẩm chiết xuất từ hải tảo kết hợp với các các thành phần dược liệu khác mang tên Ích Giáp Vương. Ích Giáp Vương là sản phẩm nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh tuyến giáp. Trong Ích Giáp Vương, sự kết hợp độc đáo của hải tảo (rong biển) và các thành phần khác như neem, ba chạc, bán biên liên, mg,… giúp tăng cường hệ miễn dịch, ổn định hoạt động tuyến, cải thiện các triệu chứng của bệnh bướu cổ gây ra. Ích Giáp Vương an toàn cho người sử dụng, đã và đang được nhiều bệnh nhân lựa chọn trong điều trị các bệnh lý tuyến giáp. 

Đánh giá của người bệnh sau khi sử dụng sản phẩm Ích Giáp Vương

Anh Nguyễn Quý Tuyển (sinh 1972) ở Nhà Bè - TP Hồ Chí Minh đã thành công trong điều trị bướu giáp của mình với Ích Giáp Vương. Cách đây khoảng 1 năm, anh Tuyển có triệu chứng chân tay nhức mỏi, người mệt và hay vã mồ hôi. Anh vội vàng đi khám thì được chẩn đoán mắc bướu nhân tuyến giáp (còn gọi là bướu cổ). Lo lắng, anh lên mạng tìm hiểu thông tin và may mắn tìm thấy sản phẩm Ích Giáp Vương, anh rất mừng. Quả thực, sau khi sử dụng Ích Giáp Vương được 3 tháng sức khỏe của anh đã cải thiện đáng kể, các triệu chứng dẫn hết, kích thước khối bướu giảm được 40%... Anh cũng chia sẻ thông tin sản phẩm cho bạn bè và người thân vì bản thân anh biết răng rằng Ích Giáp Vương rất an toàn, không có tác dụng phụ. 

Tùy vào cơ địa mỗi người mà sản phẩm có công dụng khác nhau*

Anh Tuyển chia sẻ trong buổi phỏng vấn

ich giap vuong 

Sản phẩm Ích Giáp Vương – hỗ trợ điều trị các bệnh lý tuyến giáp

Năm 2015, Ích Giáp Vương vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng năm 2015” do hội Khoa học và công nghệ lương thực, thực phẩm Việt Nam trao tặng.

cup giai thưởng Ích Giáp Vươngbằng khen giải thưởng Ích Giáp Vương

 Cúp và bằng khen cho sản phẩm Ích Giáp Vương 

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân rối loạn tuyến giáp

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân cường giáp

Ưu tiên: Nên ăn các thực phẩm giàu goitrogenic để bổ sung calo như cải bắp, súp lơ, củ cải… Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, E như cam, táo, cà rốt, đu đủ, xoài…Bổ sung nhiều vi khoáng calci, kẽm, từ thịt nạc, rau dền, cải chíp, chuối, kiwi…

Hạn chế: Muối iodine (i-ốt) và thức ăn giàu I ốt như hải sản, trứng, sữa, các loại rong biển… Uống đồ uống lợi tiểu như nước ngọt có ga, trà, cà phê, nước mát từ thực vật. Các loại hải sản như hàu, cua…rất giàu calci và kẽm nhưng lại chứa nhiều iod.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy giáp và bướu lành tuyến giáp

Ưu tiên: Bổ sung các vi khoáng như i-ốt (tảo bẹ, rong biển, hải tảo…), selen (nấm, lúa mì, lúa mạch, tôm, cá, thịt gà…), kẽm (gan bê, thịt bò, hạt vừng…) và vitamin A (cà rốt, cà chua, gan cá…) và các thực phẩm giàu protein.

Hạn chế: Ăn quá nhiều các thực phẩm có chứa cyanates như bắp cải, su hào, củ cải… là chất khiến tuyến giáp trạng sưng đau. Ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo như mỡ lợn, dầu cá, bơ…

Nếu cần được tư vấn nhanh hoặc muốn tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ 18006103 (MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI)/ 0902207582 (ZALO/VIBER) để được hỗ trợ nhanh nhất!