Viêm tuyến giáp Hashimoto còn gọi là viêm tuyến giáp tự miễn dịch hay viêm tuyến giáp mạn tính, là một bệnh viêm tuyến giáp thường gặp nhất ở Mỹ (khoảng 14 triệu người), trong đó nữ mắc bệnh cao gấp 7 lần so với nam.

Do rối loạn hệ thống miễn dịch, tạo ra nhiều tế bào miễn dịch và các tự khang thể  làm phá hủy các tế bào tuyến giáp dẫn tới giảm khả năng tạo hormone. Suy giáp xuất hiện khi tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cho nhu cầu của cơ thể, tuyến giáp có thể phì đại hình thành bướu giáp.

ích giáp vương - suy giáp hashimoto (ảnh minh họa)

Ảnh minh họa.

Nhiều bệnh nhân viêm tuyến giáp Hashimoto không có triệu chứng trong nhiều năm. Chẩn đoán tình cờ khi thấy tuyến giáp to hoặc kết quả máu định kỳ có bất thường. Khi có triệu chứng thì bướu giáp đã ảnh hưởng đến vùng cổ hoặc lượng hormone tuyến giáp đã giảm sút. Triệu chứng đầu tiên, thường gặp là to ở vùng cổ, biểu hiện này dễ phát hiện, nếu không điều trị bệnh nhân có thể nuốt khó thậm chí khó thở.

Bệnh nhân viêm tuyến giáp Hashimoto có biểu hiện suy giáp như: mệt mỏi, buồn ngủ, thờ thẫn, chóng quên, khó nhớ, móng tay và tóc khô, dễ gãy, da khô và ngứa, phù mặt, táo bón, đau nhức cơ, tăng cân, rối loạn kinh nguyệt, dễ bị xảy thai, tăng nhạy cảm với các thuốc… Ở một số bệnh nhân, phì đại tuyến giáp và suy giáp tiến triển làm các triệu chứng biểu hiện rầm rộ hơn. Những bệnh nhân này cần được phát hiện sớm và bù hormone đầy đủ. Điều trị hormone đầy đủ còn làm giảm sự phì đại của tuyến và trong một số trường hợp bướu giáp có thể co nhỏ.

Nguyên nhân gây viêm tuyến giáp Hashimoto là do rối loạn hệ thống miễn dịch, hệ thống này đã không nhận ra tế bào tuyến giáp bình thường mà coi các tế bào tuyến giáp như là tế bào lạ gây đáp ứng miễn dịch tạo ra các kháng thể phá hủy tế bào. Một số nghiên cứu đưa ra các yếu tố môi trường khác nhau có ảnh hưởng tới bệnh nhưng chưa được chứng minh rõ ràng.

Chẩn đoán bệnh dựa  vào các daaus hiệu lâm sàng: bướu giáp, triệu chứng suy giáp, ngoài ra còn phải dựa vào xét nghiệm máu: kháng thể kháng tuyến giáp (kháng thể này rất đặc hiệu trong viêm tuyến giáp Hashimoto nhưng không phải gặp ở tất cả các bệnh nhân); TSH tăng, FT4 giảm. Chọc tế bào tuyến giáp làm xét nghiệm tế bào học không phải là xét nghiệm thường quy ở  tất cả các bệnh nhân nhưng đây là xét nghiệm để phân biệt viêm tuyến giáp Hashimoto với các bệnh tuyến giáp khác.

Do rối loạn hoạt động của hệ thống miễn dịch, bệnh nhân viêm tuyến giáp Hashimoto có nguy cơ mắc một số bệnh như đái tháo đường typ 1, Bệnh Basedow, viêm đa khớp dạng thấp, thiếu máu ác tính, bệnh Addison, suy chức năng buồng trứng sớm, bệnh lupus ban đỏ hệ thống…

Điều trị hormone thay thê levothyroxi hàng ngày, liều phụ thuộc vào từng bệnh nhân. Bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh tim mạch  nêm dùng liều nhỏ tăng dần, trong khi đó người trẻ có thể dùng liều cao ngay từ đầu. Sau một vài tháng điều trị, các triệu chứng dần được cải thiện, bướu giáp có thể co nhỏ lại.

PGS. TS. Đỗ Trung Quân