Theo thống kê tại bệnh viện Nội tiết trung ương, bệnh bướu cổ chiếm 40% trên tổng số người đến khám, 95% bệnh nhân là nữ.
Gần 1 năm trước, chị Lệ (ở Thanh Hóa) thấy ở cổ trước có dấu hiệu sưng, vướng, bướu càng ngày càng to ra, người xanh xao, mắt lồi… Đi khám ở viện Nội tiết, bác sĩ cho biết chị bị bướu cổ basedow và kê đơn thuốc về điều trị.
Tuy nhiên, vì chủ quan nghĩ rằng đó là bệnh thông thường nên uống hết thuốc chị Lệ không đi khám lại. Cách đây ba tháng chị phải cấp cứu trong tình trạng suy tim cấp, hôn mê… Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ kết luận chị bị ung thư tuyến giáp.
Khi thấy có những biểu hiện tương tự chị Lệ, chị Thanh (ở Cầu Giấy, Hà Nội) liền đi khám, kết quả chị bị bướu cổ basedow nặng và phải nằm lại viện theo dõi. Bác sĩ cho biết thêm, may mà chị đi khám sớm và được điều trị kịp thời chứ nếu không, để lâu mắt sẽ bị viêm loét, nhiễm trùng và có thể dẫn đến bị mù.
Ảnh minh họa.
Biến chứng nguy hiểm của basedow
Các chuyên gia y tế đã khẳng định, basedow (nhiễm độc giáp) có nhiều biến chứng rất nguy hiểm như lồi mắt ác tính (mù mắt), biến chứng tim, cơn cường giáp cấp.
Bướu cổ basedow là một bệnh lý của tuyến giáp. Bệnh xuất hiện do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone. Hàm lượng hormone ở tuyến giáp cao gây ra những tổn hại về mô và chuyển hoá.
Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, song phần lớn là ở độ tuổi lao động, nữ giới hay mắc hơn nam giới. Trong bệnh bướu cổ basedow, ngoài triệu chứng điển hình như bướu cổ, rối loạn tim mạch thì lồi mắt cũng là dấu hiệu đặc trưng.
Bệnh diễn biến thành từng đợt cấp nối tiếp nhau, kết cục là người bệnh bị suy kiệt, có nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh còn tác dụng lên chức năng sinh dục cả nam và nữ giới, phụ nữ dễ lãnh cảm, rối loạn kinh nguyệt, vô kinh; ở nam giới là tình trạng liệt dương, vú to.
Như trường hợp của chị Lệ, khi bệnh ở giai đoạn nặng, sức khỏe suy kiệt phải đi cấp cứu. Lúc này bác sĩ phát hiện chị bị ung thư tuyến giáp và bệnh tiểu đường. May mắn hơn chị Lệ, chị Thanh đã kịp thời đi khám và kịp thời chữa trị. Nhiều bệnh nhân hoặc đi khám muộn hoặc điều trị không hiệu quả dẫn đến mắt bị lồi quá mức, khó nhắm kín, mi hở dẫn đến viêm loét giác mạc, tổn thương cơ quan mắt, thậm chí mù mắt.
Cho đến nay, nguyên nhân của bệnh bướu cổ vẫn chưa được làm rõ. Theo một số chuyên gia thì đây là một bệnh tự miễn (cơ thể người bệnh tự sinh ra các yếu tố chống lại chính mình và gây nên bệnh).
Các chuyên gia khác lại cho rằng yếu tố khiến bệnh khởi phát thường là stress, chấn thương thần kinh, nhiễm khuẩn, uống nhiều loại thuốc có chứa chất iốt như Cordarone (chống loạn nhịp tim) và nhất là yếu tố gia đình.
Theo Thẩm vấn tâm lý
Điều trị bệnh lý tuyến giáp bằng sản phẩm thiên nhiên: Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, an toàn và hỗ trợ tăng cường chức năng tuyến giáp. Nổi bật trong số đó là thực phẩm chức năng Ích Giáp Vương. Sản phẩm Ích Giáp Vương có thành phần chính là hải tảo, một loại rong biển có chứa nhiều i-ốt và chất dinh dưỡng tự nhiên, được kết hợp với các thành phần thảo dược như khổ sâm, bán biên liên, ba chạc, cao neem,… Ích Giáp Vương là công thức toàn diện giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý do rối loạn ở tuyến giáp như nhược, cường, bướu tuyến giáp và ung thư tuyến giáp, giảm đau, làm mềm khối u tuyến giáp; giúp điều hòa hormon tuyến giáp. Ích Giáp Vương là sản phẩm đầu tiên dẫn đầu trong dòng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng tuyến giáp lâu dài, không gây tác dụng phụ và được nhiều bác sĩ cũng như bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Để tăng cường hiệu quả điều trị, bệnh nhân bị rối loạn chức năng tuyến giáp nên duy trì sử dụng Ích Giáp Vương với liều 2-4 viên/ lần x 2 lần/ngày. Để nâng cao sức khỏe tuyến giáp và bảo đảm hoạt động ổn định của tuyến giáp thì dùng liều 1-3 viên/lần x 2 lần/ngày. Nên uống trước bữa ăn 30 phút và dùng 1 đợt liên tục từ 3-6 tháng để có kết quả tốt nhất. |
Điện thoại tư vấn: 04.37757066 / 08.39770707
Để cập nhật những thông tin về bệnh của tuyến giáp trạng, xin mời truy cập trang web: benhbuouco.info