Tuyến giáp trạng là một cơ quan nhỏ hình bướm, là bộ phận chủ yếu điều khiển nội tiết trong cơ thể con người, một khi cơ quan này xuất hiện vấn đề, sẽ gây ảnh hưởng lớn đối với cơ thể.
Những năm gần đây, bệnh tuyến giáp trạng đã tăng lên rõ rệt trên thế giới. Kết quả điều tra cho thấy, hơn 300 triệu người trên toàn cầu mắc bệnh tuyến giáp trạng, trong đó phần lớn là phụ nữ, gấp 9 lần so với nam giới. Vậy bệnh tuyến giáp trạng có những phương hại gì đối với cơ thể, nên đề phòng như thế nào. Bác sĩ Hạ Trọng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Khoa Ngoại Bệnh viện Hữu nghị Trung-Nhật sẽ hướng dẫn một số biện pháp tự chăm sóc bệnh tuyến giáp trạng.
Ảnh minh họa.
Tuyến giáp trạng là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể con người, nằm ngay dưới yết hầu trước cổ và trước khí quản. Trong tình hình bình thường, chúng ta không thể nhìn thấy và sờ đến tuyến giáp trạng. Nếu cổ bị sưng phần lớn là do sưng tuyến giáp trạng hoặc mọc nang u gây nên.
Tuyến giáp trạng là nơi hình thành và tiết ra kích thích tố tuyến giáp trạng, kích thích tố tuyến giáp trạng sẽ được đưa đến các bộ phận trong cơ thể qua dòng máu, đóng vai trò giữ gìn và điều tiết thân nhiệt bình thường, thúc đẩy cơ thể sinh trưởng và phát triển trí óc, trao đổi chất trong cơ thể, giữ gìn chức năng của các phủ tạng quan trọng. Do vậy, một khi tuyến giáp trạng xuất hiện vấn đề, không những ảnh hưởng tới cơ quan nào đó, mà còn dẫn đến triệu chứng toàn thân. Bác sĩ Hạ Trọng Nguyên cho biết:
"Kích thích tố giáp trạng có thể ảnh hưởng tới các phủ tạng thậm chí mỗi một tế bào của con người, ví dụ chức năng gan bị tổn thương, hệ thống vận động trở nên đuối sức, bị liệt, dẫn đến vấn đề đường ruột, hoạt động của đường ruột chậm lại, trướng bụng, táo bón, đau mỏi, cao huyết áp v.v ".
Chứng tuyến giáp trạng gây ảnh hưởng rất rộng, điều này nói lên chứng bệnh này là do nhiều nguyên nhân gây nên, cho dù hiện nay vẫn chưa tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây bệnh đó, song trạng thái tinh thần là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh tuyến giáp trạng, đây là điều đã được công nhận hiện nay, tinh thần cũng là nhân tố quan trọng khiến bệnh tuyến giáp trạng trở nên nghiêm trọng. Trong trường hợp tức giận, nhiều bệnh nhân đều cảm thấy khí huyết chảy lên phía trên, cổ to, mắt lồi.
Trong rất nhiều người mắc bệnh tuyến giáp trạng đều có bệnh án gia tộc, trong đó xác suất truyền cho nữ giới nhiều hơn nam giới, nhưng nó lại không phải bệnh di truyền, cho nên những người không có bệnh án gia tộc cũng có khả năng mắc bệnh này. Nói chung thể chất có quan hệ nhất định với bệnh tuyến giáp trạng. Kết quả điều tra cho thấy, có người bệnh sợ lạnh, thuộc thể chất khí hư và dương hư theo quan niệm Trung Y; có người bệnh thuộc thể chất khí uất, âm hư.
Bên cạnh đó, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi chất phóng xạ, phế thải công nghiệp, chụp X quang ở cổ v.v còn có thể dẫn đến ung thư tuyến giáp trạng. Ngoài ra, rối loạn chức năng miễn dịch, rối loạn tế bào miễn dịch, tự tấn công phá hoại mô tuyến giáp trạng cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh này.
I-ốt là nguyên liệu chế tạo tố tuyến giáp trạng. Muối I-ốt và hải sản liên quan chặt chẽ tới đời sống hàng ngày của chúng ta. Kết quả nghiên cứu I-ốt được công nhận trên quốc tế cho thấy, lượng hấp thụ I-ốt quá thấp hoặc quá cao đều khiến tỷ lệ phát bệnh tuyến giáp trạng tăng cao.
Chứng tuyến giáp trạng dường như đề cập tới các mặt của cơ thể con người, tác nhân gây bệnh hết sức phức tạp, vậy, chúng ta có phương pháp gì để xác nhận bệnh tuyến giáp trạng một cách đơn giản khả thi hay không? Bác sĩ Hạ Trọng Nguyên cho biết:
"Một là sờ cổ liệu có phình to hay không. Hai là nhịp đập tim mạch có thay đổi hay không? Trường hợp cường giáp trạng nhịp đập của tim mạch cũng nhanh, trái lại suy giáp trạng thì nhịp đập tim mạch sẽ chậm lại. Ngoài ra rất sợ nóng, người gầy đi".
Bác sĩ Hạ Trọng Nguyên cho biết, cổ phình to là biểu hiện thường thấy nhất và dễ phát hiện nhất của chứng tuyến giáp trạng, trong khi đó cân nặng thay đổi một cách trông thấy, tinh thần luôn luôn biến đổi dễ xúc động, hay cáu hoặc tinh thần sa sút, trầm cảm; đuối sức, buồn ngủ, tim đập nhanh hoặc chậm, sợ nóng, sợ lạnh, đầu óc không minh mẫn, trí nhớ giảm v.v. nhất là trường hợp có người nhà mắc bệnh tuyến giáp trạng, một khi xuất hiện các triệu chứng kể trên nên sớm đi khám ở bệnh viện.
Suy giáp trạng là gọi tắt của chứng chức năng tuyết giáp trạng suy thoái, không thể sản xuất đủ lượng kích thích tố giáp trạng để đáp ứng nhu cầu cần thiết cho cơ thể con người, là căn bệnh ảnh hưởng tới toàn thân do chức năng trao đổi chất và các phủ tạng trong cơ thể bị suy giảm. Nói chung 1/10 phụ nữ trên 40 tuổi có xu hướng suy giáp trạng.
Sở dĩ nhiều phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp trạng, chủ yếu là liên quan tới tâm lý, tính tình, đặc trưng sinh lý và di truyền của phụ nữ. Trạng thái tinh thần không tốt là tác nhân quan trọng dẫn đến bệnh tuyến giáp trạng, lâm sàng cho thấy, khoảng 70% người mắc bệnh tuyến giáp trạng có bệnh án tinh thần từng bị kích động. Không còn nghi ngờ gì nữa, nữ giới càng dễ bị ám ảnh của tinh thần, cho nên cũng dễ mắc bệnh tuyến giáp trạng.
Tuyến giáp trạng hơi sưng, sưng vừa hoặc không sưng của bệnh nhân suy tuyến giáp trạng chủ yếu có những biểu hiện như mệt mỏi, đuối sức, buồn ngủ, ham ngủ, táo bón, đầu óc không minh mẫn, tinh thần sa sút. Do nguyên nhân gây nên suy tuyến giáp trạng rất bí ẩn, phức tạp và đa dạng, vì vậy trường hợp tuyến giáp trạng không bị sưng rõ rệt rất dễ lẫn lộn với các chứng lão hoá, trầm cảm, hội chứng lao động quá sức. Để đề phòng chứng tuyến giáp trạng, bác sĩ đề nghị:
"Một là luôn giữ trạng thái tinh thần vui vẻ, không nên cáu giận và sốt ruột, hai là ít ăn hải sản, ba là phát hiện sớm điều trị sớm".
Về biện pháp bổ sung I-ốt, bác sĩ Hạ Trọng Nguyên nói, sử dụng lượng I-ốt quá nhiều hoặc không đủ đều không đúng. Để đề phòng bệnh thiếu I-ốt, Trung Quốc đã phổ biến tăng thêm lượng I-ốt trong muối, nhờ đó bệnh bướu cổ hiện nay rất ít thấy, người bình thường nói chung không thiếu I-ốt. Nhưng chứng cường giáp trạng bởi lượng I-ốt quá cao gây nên và bệnh tuyến giáp trạng do miễn dịch cơ thể gây nên đã xuất hiện xu hướng tăng.
Ngoài muối ra, hải sản cũng chứa lượng I-ốt cao. Vì vậy, bệnh nhân cường giáp trạng nên cấm các loại thực phẩm chứa lượng I-ốt cao như rong biển, cá biển, tảo tía, tôm biển, sứa biển v.v, có thể lựa chọn muối không I-ốt, làm thức ăn bỏ muối trước sẽ có thể phá hoại thành phần I-ốt trong quá trình chế biến.
Một số Trung Dược như: Tảo biển, Hải Phù Thạch, Côn Bố chứa lượng I-ốt cao, có thể dùng trong điều trị chứng tuyến giáp trạng ở các khu vực thiếu I-ốt, còn người mắc bệnh cường giáp trạng thì không thích hợp. Bệnh tuyến giáp trạng bình thường không cần kiêng hải sản. Trường hợp tuyến giáp trạng bị sưng và xuất hiện u nang nên ít ăn những thực phẩm như rau cải bắp, sắn, hạt óc chó v.v.
Trong quá trình điều trị cường giáp trạng, còn phải chú ý về đời sống, về ăn uống nên lựa chọn thực phẩm lượng clo cao, protein cao và lượng vitamin cao. Trong tình hình chức năng tuyến giáp trạng chưa khôi phục bình thường, người mắc bệnh cường giáp trạng phải chú ý nghỉ ngơi, không nên tham gia hoạt động thể thao mạnh.
Trung Y cho rằng, "Dược phẩm và thức ăn cùng nguồn", trị bệnh bằng thuốc chủ yếu là dùng thuốc tấn công tà khí, điều dưỡng bằng thực phẩm chủ yếu là nâng đỡ chính khí. Đối với trường hợp suy tuyến giáp trạng phải kiêng thực phẩm quá mặn, nhiều dầu và béo ngấy, nên ăn thực phẩm thanh đạm dễ tiêu, đồng thời có thể thử bài thuốc sau đây: Dùng Sa Sâm, Ngọc Trúc, Mạch Đông, hoa Cúc, hoa Hồng, Quyết Minh Tử lượng vừa phải đun nước uống thay bằng uống nước trà hoặc nấu canh ăn, sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị.