Bướu cổ là một bệnh thường do thiếu i-ốt, hay gặp ở một số vùng nhất định (thường ở miền núi) nên còn gọi là bướu cổ địa phương...
Nguyên nhân
Ở phương diện y học cổ truyền, bệnh bướu cổ phát sinh là do liên quan với đất, nước, nơi (vùng, miền) ăn ở và tinh chí (trạng thái tinh thần) thay đổi. Bệnh lý chủ yếu là đàm thấp và khí trệ: Người bệnh có tỳ khí kém, thêm ảnh hưởng của thức ăn càng tăng thêm khí trệ mà sinh bệnh. Hoặc do tức giận, thương can, can khí không thông đạt, uất nên sinh đờm, đờm khí kết ở cổ mà sinh bệnh. Đàm thấp và khí trệ là hỗ tương nhân quả cho nên khối u ngày càng to thêm. Cũng do can chủ sơ tiết mà 2 mạch xung nhâm thuộc kinh can nên phụ nữ có kinh, thai nghén, cho con bú đều liên quan đến khí huyết của can, những lúc đó dễ mắc bệnh.
Ảnh minh họa.
Việc điều trị, cần có sự hỗ tương của chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Dưới đây là những món ăn dùng cho người bướu cổ.
Một số món dùng
* Hẹ xào thịt ngao sò: Hẹ 150g, thịt ngao sò 100g, rửa sạch thái vụn, xào chín. Dùng cho người bướu cổ rõ rệt.
* Hồng xanh: Hồng xanh 1 kg, rửa sạch giã nát, nước hồng cho vào nồi đun tới chín đặc, thêm mật ong bằng số lượng nước hồng vào, sắc tới đặc, đợi nguội dùng ăn, ngày 1 lần, mỗi lần 1 thìa canh, liệu trình 1 tháng. Dùng cho người sưng tuyến giáp trạng rõ rệt.
* Hải đới: Dùng chữa sưng tuyến giáp trạng dạng địa phương. Hải đới 100g, rửa sạch nấu chín, ăn mỗi ngày 1 lần.
* Sứa, thịt mẫu lệ: Dùng chữa sưng tuyến giáp trạng dạng địa phương. Sứa 50g, rửa sạch, thịt mẫu lệ 50g, thêm gia vị, có thể ăn thường xuyên.
* Đậu tương 150g, thịt mẫu lệ: Dùng chữa bướu cổ đơn thuần. Đậu tương 150g, thịt mẫu lệ 50g, thêm gia vị nấu ăn thường xuyên.